Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài trang chủ

5334. PHÉP THỬ LÒNG DÂN ?

Hình ảnh
PHÉP THỬ LÒNG DÂN ? PNTB Mọi điều khoản pháp luật do ta đề ra chung quy là phục vụ sự yên ổn của xã hội mà trước hết là cuộc sống bình yên của người dân. Tôi chỉ là 'dân đen' nhưng tôi hiểu, pháp luật không bao giờ là công cụ để nhà nước trả thù nhân dân. Tôi đồng ý với ông Nhưỡng (QH) là " Khởi tố vụ án bắt giữ người tại Đồng Tam (HN) là việc làm bình thường và cần thiết  ". Tuy nhiên, cả nước biết rõ nguyên cớ của nó. Người dân Đồng Tâm, hiền lành và chất phác không tự dưng "vi phạm pháp luật", nếu trước đó chính quyền HN không vi phạm trước. Giả dụ, theo điều luật a, b, c... nào đó mà một vài người dân vướng vào lao lý thì kẻ GÂY RA NGUYÊN NHÂN đó phải chịu tội nặng hơn mới là công bằng. Đồng ý với ông Nhưỡng nói câu này với báo Pháp luật: "Cũng cần xem xét nguồn cơn phản ứng của người dân. Người dân Đồng Tâm không tự mình gây ra sự xáo trộn này. Họ cũng mong muốn được yên ổn làm ăn như những vùng quê khác...".

5330. HOA MUA - HOA MƯỚP

Hình ảnh
HOA MUA - HOA MƯỚP PNTB Trong thời kỳ bao cấp, ‘ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” được đề cao, những anh chị có máu 'hoa lá cành' bị phát hiện thì cơ quan, chi bộ kỷ luật rất nặng. Không thiếu gì những chị công nhân nông, lâm trường sống trong cảnh thiếu đàn ông (vì thời chiến), chẳng may “đạo đức yếu kém” nên đã “vượt rào” bởi nghĩ trước sau rồi cũng không lấy được ai, kiếm đứa con để về già có chỗ dựa. Nhưng có người bị cảnh cáo, “lưu đảng” là nhẹ, có trường hợp bị khai trừ ra khỏi đảng  và thậm chí bị đuổi việc. (Na ná cái thời Phong kiến gọt đầu bôi vôi…). Thế là để giành giật lấy hạnh phúc thì được cái nọ mất cái kia.

5315. TRẺ CON THÌ BIẾT CÁI GÌ!

Hình ảnh
TRẺ CON THÌ BIẾT CÁI GÌ!   Ảnh PNTB (đã được bảo lãnh hình ảnh) Đấy là câu cửa miệng của người nhớn. Mình cũng từng nghĩ và nói thế. Nhưng từ ngày làm ‘bảo mẫu’, trông thằng cu cháu nội từ 4 tháng tuổi đến nay đã gần một năm tuổi mới nhận thấy, mình già rồi mà vẫn ngu. Trẻ con chúng biết nhiều hơn mình tưởng. Cháu chưa biết nói, vì từ lúc lọt lòng nó mới tiếp xúc với ngôn ngữ được mấy tháng giời. Đến người nhớn cho sang nước khác, xung quanh toàn một thứ ngôn ngữ lạ, thì hàng năm mới vọ vẹ được vài câu, chắc gì bằng đứa trẻ 16 tháng tuổi nói tiếng mẹ đẻ?

5280. Đôi lời về Phát triển (tăng trưởng) bền vững

Hình ảnh
ĐÔI LỜI VỀ PHÁT TRIỂN (TĂNG TRƯỞNG) BỀN VỮNG PNTB Khói bốc lên từ một nhà máy của Formosa, một trong  10 doanh nghiệp ô nhiễm nhất trên đảo Đài Loan.  Ảnh: Getty (báo Nghệ An) Nếu tôi nhớ không nhầm thì khái niệm này mới xuất hiện ở nước ta độ hơn chục năm qua, khi mà đảng, nhà nước ngộ ra rằng, sự phát triển kinh tế đất nước vừa qua đã đồng thời xuất hiện nhiều hệ lụy. Có nhiều ý kiến, kể cả đại biểu Quốc hội cho rằng, nền kinh tế đất nước nào chả muốn phát triển, nhưng nếu phát triển vô tội vạ, bằng mọi giá sẽ gây ra nhiều hậu họa khôn lường. Và điều đó không còn là dự báo, nó đã hiện hữu mà bất kỳ người dân thường nào cũng nhận ra.

5242. Chớ nên “cá nhảy lên bờ”

Hình ảnh
Chớ nên “cá nhảy lên bờ” PNTB Ảnh minh họa: internet Chiều hôm 4/5/2017, trong cuộc họp báo Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trả lời: “ Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.” , khiến mạng xã hội lại được một ‘bữa tiệc’ đàm tiếu no nê. Nhà báo Nguyễn Thông viết trên trang blog của mình: “Ngứa nghề, tôi phải biên tập lại lời ‘đồng chí’ Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng…Ông Dũng à, ông nói vậy khó nghe quá, chả có tí DŨNG nào, phí cái tên các cụ đặt cho. Các bố làm sai mà chỉ nhận lỗi thì hài hước quá. Kiểu này thì nhận lỗi cả ngày được. Thế các bố đứng ngoài, đứng trên pháp luật à, pháp luật không có tị ti giá trị gì à. Pháp luật chỉ dành cho dân à...”.

5236. Dư âm Hoàng Cầm

Hình ảnh
Dư âm Hoàng Cầm Thơ Vũ Đình Mai Nhà thơ Hoàng Cầm. Ảnh: Nguyễn Đình Toán. PNTB: Hoàng Cầm , Nhà thơ – Vị “thuốc đắng dã tật” đã ra đi từ năm 2010. Hôm nay, ngày giỗ lần thứ 7 của ông, với sự trân trọng một nhân cách lớn, tác giả Vũ Đình Mai gửi trang PNTB bài thơ Dư âm Hoàng Cầm. Bài thơ như nén tâm nhang của tác giả cũng như trang chủ blog PNTB dâng lên hương hồn Nhà thơ. Ông đã đi xa nhưng Thơ cũng như nhân cách của Ông sống mãi trong lòng Dân tộc Việt Nam . “Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, nhưng lại có đóng góp rất quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam . Thơ ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thi sĩ Việt Nam”.  Nguyễn Trọng Tạo.

5226. Nhức nhối Đất đai

Hình ảnh
Nhức nhối Đất đai PNTB Tranh minh họa - Tuổi trẻ Cười Con người ta sống nhờ đất, chết cũng lại về với đất, hay nói cách khác: Đất là yếu tố SỐNG CHẾT của con người đúng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Có lẽ biết rõ điều này nên Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo trong đó có khẳng định mục tiêu chiến lược là: “ …Đánh đổ Phong kiến, giành ruộng đất về cho dân cày”. Có như vậy mới tập hợp được lực lượng cách mạng của 90% nông dân, để lấy Dân làm… “Nước” cho “Cá” (Đảng) có môi trường sống. Vì thế, khi thực hiện mục tiêu đem ruộng đất về cho dân cày Đảng đã tiến hành cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Cho dù CCRĐ có sai lầm không nhỏ, làm đảo lộn văn hóa nông thôn, giết oan mất nhiều người… nhưng sau khi nhận ra sai lầm, Đảng sửa sai thì Dân lại 'vui như tết', sẵn sàng “đại xá” cho Đảng.

5218. Ông Chung được 6 điểm

Hình ảnh
Ông Chung được 6 điểm Mạc Văn Trang Ông Chung  vào trong nhà văn hóa thôn. Cùng đi là  thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cục Cảnh sát  hình sự Bộ Công an), PNTB:  Mạc Văn Trang bảo: “Ông Chung được 6 điểm”. Mình nghĩ, chức tước lớn mấy cũng vẫn là con người, không phải Thánh, do đó không tránh khỏi thiếu sót. “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Nhưng nếu chỉ dựa vào cái ‘bộ hạ chính thống’ thì nhiều khi “lợn lành chữa thành lợn què”. Bởi nó dưới quyền ông, nó sợ, không dám nói thật vì “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” đã trở thành tục ngữ rồi đó, đời nào cái thằng dưới quyền nó dám cho ông ‘uống thuốc đắng’?.

5205. Pháp luật đất đai của Việt Nam có 3 lỗ hổng lớn

Hình ảnh
GS Đặng Hùng Võ: Pháp luật đất đai của Việt Nam có 3 lỗ hổng lớn GS Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật đất đai Việt Nam  hiện tại còn nhiều lỗ hổng lớn PNTB:  Đất nước đang có những bi kịch lớn trong "cuộc chiến đất đai" kéo dài nhiều năm qua: 70% các vụ khiếu kiện, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đòi đất, hàng đoàn dân oan kéo lên Thủ đô và biết bao vùng quê ‘nổi sóng’ kiểu Đồng Tâm..., có phải ngẫu nhiên? cũng có phải dân Việt bướng bỉnh, ‘khó dạy’ hay vô pháp?  Hãy tìm nguyên nhân đích thực.

5194. Tháp tùng bạn lên đỉnh lần 2

Hình ảnh
Tháp tùng bạn lên đỉnh lần 2   PNTB Nhờ có cáp treo mà ước nguyện lên đỉnh 3143m, nóc nhà Đông Dương đã đáp ứng ước nguyện của nhiều người. Nếu không có cáp treo, những thằng lớn tuổi như mình chỉ dám “kính nhi viễn chi”. Mùng 4 tết năm ngoái, khi vừa khánh thành công trình này, mình đã được lên đỉnh lần 1, hơi mệt, nhưng thích. Chuyện lên đỉnh Phansipan bằng cáp treo thì hàng vạn người biết rồi. Ở đây chỉ muốn nói đến một trường hợp đặc biệt.

5189. Quyết định bất ngờ của Chú Cuội

Hình ảnh
Quyết định bất ngờ của Chú Cuội PNTB Hình minh họa. Mình là Cuội đây. Vừa rồi đi giã ngoại xuống một phường của thành phố tỉnh lẻ. Ghé vào mấy Tiểu khu đô thị mới… Chả là cách nay gần 20 năm, khi thành phố mở rộng, các tiểu khu đô thị được mọc lên dưới hình thức “đổi đất lấy công trình”. Nghĩa là chính quyền giao cho nhà đầu tư san bằng một vùng khoảng trên dưới chục hec ta đồi núi, rừng rú, nhà dân… làm thành mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng, rồi xây nhà thô hoặc chia lô bán đất cho người dân có nhu cầu định cư. Nhà đầu tư kinh doanh hưởng lợi và nộp thuế cho nhà nước theo quy định.

5184. Tập tễnh trên Cao nguyên đá

Hình ảnh
Tập tễnh trên Cao nguyên đá PNTB/ Thơ họa ảnh Một góc trời nơi Cao nguyên đá Đá dựng thành những tấm bình phong Đá cứ sắc nhọn, cứ vươn lên ngạo nghễ Cỏ dại cứ xanh trong nắng thu vàng.

5180. Cái “nọc” của đạo Nho

Hình ảnh
Cái “nọc” của đạo Nho PNTB Đạo Nho (đạo Khổng tử), tất nhiên có ưu thế, có giá trị nhất định trong lịch sử, có những yếu tố đến nay vẫn còn giá trị… nên nó mới tồn tại ở đất nước Trung Hoa, một trung tâm văn hóa lớn ở châu Á, thậm chí còn ảnh hưởng sâu nặng đối với nhiều nước xung quanh, trong đó có Việt Nam suốt hơn 2000 năm qua. Trong suốt thời kỳ Phong kiến ở nước ta, đạo Nho được coi là 'chữ Thánh hiền'. Nó là nền tảng Hệ tư tưởng của xã hội này (Có lẽ còn quan trọng hơn cả chủ nghĩa Mác Lê nin hiện nay). Tuy nhiên, sau khi cách mạng thành công, đánh đổ chế độ Phong kiến, đảng cộng sản nêu cao khẩu hiệu phải “bài trừ văn hóa, tư tưởng Phong kiến”, tất nhiên cốt lõi là đạo Nho, để xây dựng hệ tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

5164. Chuyện về những lá cờ nướ

Hình ảnh
Chuyện về những lá cờ nước PNTB  Cờ Triều Tây Sơn (Quang Trung và Cảnh Thịnh) Tên nước Đại Việt (1778 - 1802) Cờ thì có nhiều, nhưng ở đây chỉ nói riêng về những lá cờ nước (cờ quốc gia), là biểu tượng của một chế độ, một triều đại của đất nước mà theo từ Hán – Việt gọi là Quốc kỳ. Ở Việt   Nam , cái gì được trân trọng thì người ta thường dùng từ Hán – Việt. Ví dụ, vợ những ông nguyên thủ quốc gia được gọi là Phu nhân; bố, mẹ những người trong gia đình danh gia vọng tộc được gọi là Thân phụ, Thân mẫu… Và, một lá Cờ nước được gọi là Quốc kỳ cũng với sự trân trọng như vậy. Chắc có lẽ vì thế, nhiều người đã nhầm, gọi QUỐC KỲ là CỜ TỔ QUỐC. Những năm gần đây, tôi thấy ông tổ trưởng dân phố cứ gần đến ngày lễ, ngày tết là đi đến từng nhà nhắc nhở: “Mọi người nhớ treo cờ Tổ quốc đấy nhá!”.

5145. Nhặt tiếp câu ca dao bà ru cháu

Hình ảnh
Nhặt tiếp câu ca dao bà ru cháu   PNTB Đi chợ quê. Hình internet Lại một cái “chợ Cầu” nữa. Không phải “chợ Cầu Hôm” mà là “chợ Cầu… Canh” (!). Đọc lên đã thấy thơm lừng, bốc khói nghi ngút. Đi làm đồng về, vứt cái cày, cái cuốc, cái gầu giai, gầu sòng xuống đầu bếp là muốn sà vào mâm cơm, có bát canh cua đồng, đĩa rau muống luộc, mấy con cá bống kho với khế, đĩa tôm rảo rang thơm nhức mũi… 

5141. Nhặt câu ca dao bà ru cháu

Hình ảnh
Nhặt câu ca dao bà ru cháu   PNTB Thằng cháu nội mới 7 tháng tuổi, mẹ nó hết thời kỳ nghỉ chế độ, phải đi làm, bố nó cũng đi làm. Cả hai vợ chồng lương thấp, thuê người trông con thì… “có mà ăn cám”. Thế là hai ông bà dù đã bước vào tuổi thất thập, chả ai bảo cũng cứ tự nguyện làm ô sin trông con cho nó. Bà cho cháu ăn bột rồi lại chuyển cho ông để đi chợ, quét nhà, rửa rau… Cháu sắp ngủ, ông lại chuyển cho bà ru cháu, để tranh thủ viết blog hay lướt phây. Mắt thì dán vào máy tính mà thỉnh thoảng vẫn 'nhặt' được những câu ca dao bà đánh rơi đánh vãi:

5128. Đi tu cũng thích kỷ lục & đi tu cũng thích kiếm tiền.

Hình ảnh
Nguyễn Thông: Đi tu cũng thích kỷ lục Như một sự mặc nhiên, người ta thường ngại nói điều gì đó đụng chạm đến tôn giáo, nhất là Phật giáo. Kiểu: có thờ có thiêng, có kiêng có lành.  Tôi không theo đạo Phật nhưng tôn sùng giáo lý nhà Phật, mến cảnh chùa chiền, trọng người chân tu. Chính vì vậy thấy thứ gì, việc gì, người tu hành nào mượn màu sắc Phật để trái với giáo lý, phật pháp là tôi tởn.

5126. Đôi lời về Văn hóa thời đại

Hình ảnh
Đôi lời về Văn hóa thời đại PNTB Ba mươi lăm năm trước, khi làm luận văn tốt nghiệp lớp Triết học Marx – Lenine, do bức xúc trước thái độ của một số người có “nhiệt huyết cộng sản” nhưng lại chà đạp lên khoa học, nôn nóng muốn “nhẩy một phát” từ một nước lạc hậu lên Chủ nghĩa xã hội, nên mình đã chọn một đề tài nhằm 'kìm hãm' bớt sự bốc đồng của họ.

5124. Nhân đọc bài “Buồn hơn nỗi buồn”.

Hình ảnh
Nhân đọc bài “Buồn hơn nỗi buồn” PNTB Trên “Góc nhìn” của trang Vnexpress, nhà báo Đức Hoàng có bài “ Buồn hơn nỗi buồn ”.  Đọc bài này, mình nhớ đến tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” của Friedric Engels, người bạn chí cốt của Karl Marx. Tác phẩm là sự tố cáo đanh thép tội ác của CNTB giữa thế kỷ XIX. Nó được ra đời sau khi Engels làm công nhân ở Anh (1842) và ông đã trực tiếp quan sát những nơi công nhân sinh sống để rút ra kết luận: “Giai cấp công nhân không những là những con người cùng khổ nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh tự giải phóng giai cấp mình…”.

5117. Tặc, tặc, tặc…

Hình ảnh
Tặc, tặc, tặc…   PNTB Một trong những hình ảnh Cát tặc (hình trên mạng) Tặc ( 賊 ) có nghĩa là giặc hay kẻ trộm. Mấy chục năm về trước, mình thường nghe nói đại thể có mấy thứ tặc: Đạo tặc (kẻ ăn trộm), Hải tặc (bọn cướp biển), Không tặc (bọn trấn máy bay), Dâm tặc (bọn cưỡng đàn bà)…