Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

6290. Chợ phiên vùng cao – đa dạng văn hóa truyền thống độc đáo

Hình ảnh
Chợ phiên vùng cao – đa dạng văn hóa truyền thống độc đáo                                                     Chợ Cán Cấu-Si Ma Cai, Lào Cai Ở vùng cao, thường vài xã mới có một cái chợ. Xuất phát từ địa hình đồi núi nên cư dân thưa thớt. Các bản làng không quần tụ trong những lũy tre khép kín như làng cổ truyền vùng đồng bằng Bắc bộ. Các hộ gia đình vùng cao thường ở cách xa nhau, hiếm thấy hai nhà chung nhau “cái dậu mùng tơi”… Do vậy, người vùng cao ít có điều kiện giao lưu trong phạm vi làng xã… Nhưng giao lưu vốn là bản tính con người. Từ thượng cổ, người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, mỗi làng đều có một ngôi đình để làm nơi hội tụ. Người Tây Nguyên có ngôi nhà Rông cũng là nơi gặp gỡ giao lưu của dân làng… Ngày nay, khắp nơi đều có “nhà văn hóa” của làng bản, khu dân cư… Nhưng xem ra có rất nhiều nơi “nhà văn hóa” chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Vì thế, chợ phiên vùng cao, ngoài việc mua bán trao đổi hàng hóa cho sinh hoạt thì nó còn mang chức năng quan tr

6289. Đôi điều về Ảnh nghệ thuật

Hình ảnh
Đôi điều về Ảnh nghệ thuật Bài và ảnh: Ngọc Dương/PNTB                           Làng Choản Thèn - Y Tý, Lào Cai Đ ể làm rõ khái niệm Ảnh Nghệ thuật , trước hết cần điểm lại thể loại ảnh . Thể loại ảnh được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn của Bộ môn Nhiếp ảnh. Còn ít có bài viết bàn chung về thể loại, nhưng sự khác nhau về thể loại “ ảnh nghệ thuật” và “ ảnh báo chí” thì đã có khá nhiều ý kiến đề cập.   Trong thực tế, chúng ta nghiễm nhiên công nhận một số thể loại ảnh như: ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí, ảnh dịch vụ, ảnh tư liệu khoa học … Rồi chia theo hình thức kỹ thuật như ảnh màu, đơn sắc... Hoặc chia theo chuyên đề như ảnh phong cảnh, chân dung, sinh hoạt đời thường, lao động sản xuất, ảnh “nuy”, thời trang... Ở nhiều cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật, chúng ta được chứng kiến những cuộc tranh luận, hoặc phàn nàn đôi khi rất bức xúc rằng, tại sao lại thiên về ảnh báo chí – thời sự, thiếu quan tâm đến ảnh nghệ thuật? Có ý kiến còn cho rằng việc thẩm định ả

6288. Ở quán cà phê

Hình ảnh
Ở quán cà phê Thơ Đỗ Trung Lai Anh bạn trẻ mặt buồn rười rượi kể tôi nghe chuyện chỗ anh làm - Học như thế mà giáo sư, tiến sĩ đời bây giờ sao lắm kẻ ăn gian!   - Ồ! - tôi hỏi - Sao anh không học họ để bây giờ ngồi than vãn cùng tôi? Anh bạn trẻ thở dài và bảo: - Dạ thưa anh! Tôi còn muốn làm người!   Mặt giời lặn trong cà phê đen nhánh chúng tôi ngồi, không nói gì thêm Một ngày nọ, làm người, không muốn nữa sẽ thế nào, anh bạn trẻ ngồi bên?  

6287. "Trứng khôn hơn vịt"

Hình ảnh
  “T r ứ n g  k h ô n  h ơ n  v ị t” Tranh minh họa: Ngọc Diệp, báo Dân trí Đó là khẩu ngữ ý nói, trứng (mà đòi) khôn hơn vịt hay trứng (mà đòi) khôn hơn rận. (Từ điển tiếng Việt). Nó thường được áp dụng vào tình huống những người sinh ra trước, mặc nhiên coi là phải khôn hơn người sinh ra sau. Và người có vị thế xã hội, nắm quyền trong tay thường tự coi mình là ( có quyền ) khôn hơn kẻ bề dưới. Quan niệm dù chỉ đúng một phần, nhưng người ta đã tuyệt đối hóa, khiến bề trên luôn tự phụ, quyết không bao giờ nghe bề dưới, vì “trứng không thể khôn hơn vịt”!      Nhà nghiên cứu văn hóa Sần Cháng mới đây nhắc lại một giai thoại từ mấy chục năm trước. Cuộc triển lãm hội họa Việt Bắc 1952, Sĩ tốt, họa sĩ quân đội có bức tranh thằng bé cưỡi con lợn đặt trên chiếu hoa… Ông Phó ban tuyên huấn (PBTH) Khu yêu cầu bỏ ra không cho treo, với lý do: người ta cưỡi ngựa, chứ ai lại cưỡi lợn bao giờ! Hs Sỹ Tốt giải thích đây là nghệ thuật… Nhưng ông PBTH dứt khoát: “Tôi không cho treo là không c