Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2019

6013. Xử lý không tiệt nọc là không công bằng.

Hình ảnh
Xử lý không tiệt nọc là không công bằng PNTB Hôm qua báo Giáo dục Việt Nam đã có bài “nhắc nhở” các nhà chức trách (từ Trung ương đến địa phương) về vụ gian lận thi cử năm 2018. Đọc bài báo đó mình rút ra mấy vấn đề cần quan tâm như sau: Ba địa phương (Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình) đều cùng một sai phạm như nhau, nhưng mới có nhõn Sơn La là thấy ‘động cựa’, nhiều nhà giáo, nhà quản lý và cán bộ an ninh trong tỉnh đã bị khởi tố, nghĩa là sắp tới sẽ mang ra xét xử, nhưng còn Hà Giang và Hòa Bình thì vẫn thấy im re.

6012. KHI DOANH NGHIỆP LÀM ĐƯỜNG TỬ TẾ BỊ LOẠI THÌ ĐỪNG NÓI ĐẾN LÀM ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM NỮA:

Hình ảnh
KHI DOANH NGHIỆP LÀM ĐƯỜNG TỬ TẾ BỊ LOẠI THÌ ĐỪNG NÓI ĐẾN LÀM ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM NỮA. PNTB: Chuyện có thật như thế này a? Một Tập đoàn làm ăn nghiêm chỉnh hiếm có của VN - Tập đoàn Sơn Hải của Quảng Bình trúng thầu hai đoạn đường, tổng cộng 77km. Họ thi công đúng thiết kế, đúng khối lượng, không gian dối, hoàn thành sớm, gọn gàng, cắm biển bảo hành 5 năm - một điều chưa từng có tại Việt Nam. Đến giờ đã hết 5 năm, đường của họ vẫn đẹp, không hề bong tróc chứ đừng nói ổ gà ổ chuột. Những tưởng với kết quả tố t như vậy thì đơn vị này sẽ được Bộ GTVT đưa vào danh sách ưu tiên trúng thầu thay cho các nhà thầu VN kém chất lượng và nhà thầu TQ đang tàn phá hạ tầng, kinh tế VN bằng các công trình có chất lượng tồi tệ và đội vốn gấp đôi, gấp ba. Nhưng không, Tập đoàn Sơn Hải sau đó hình như vắng bóng trong các gói thầu làm đường tiếp theo, bởi những người có quyền quyết định họ không thích Tập đoàn Sơn Hải, không thích chất lượng, tiến độ mà chỉ thích ăn hối lộ, đút lót

6011. ĐIỀU ĐÁNG SỢ

Hình ảnh
ĐIỀU ĐÁNG SỢ PNTB: Đây có lẽ là bài học cho nhân loại, cho dân tộc ta, thậm chí cho mỗi người chúng ta. Hóa ra, sức mạnh của một dân tộc không hẳn là kinh tế, quân sự, là máy bay tàu bò… Nó là VĂN HÓA. Văn hóa, chính là nhân tố quyết định sự tồn vong của Dân tộc Việt nam ta, nhất là giai đoạn hiện nay. Tôi rất ghét cái bộ máy lãnh đạo của TQ, nhưng tôi khâm phục suy nghĩ của vị đại tướng này. SỰ ĐÁNG SỢ CỦA NƯỚC MỸ Tác giả: Đại tướng Lưu Á Châu (Lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, đương kim Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh). Hai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vì lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng TẤM LÒNG ĐẠO ĐỨC để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế th

6010. Mình đi thi lấy bằng lái xe máy hạng A1

Hình ảnh
Mình đi thi lấy bằng lái xe máy hạng A1 Nguyễn Ngọc Dương/PNTB   Tác giả trong một chuyến đi sáng tác ở Y Tý, cách nhà hơn 100 km Nhiều người bảo, lão già rồi đi xe máy không có bằng ai phạt mà phải thi với cử... Mình bảo, xem trong luật không thấy có điều khoản nào miễn trừ, kể cả loại 71 tuổi như mình. Lại hỏi, thế mấy chục năm nay thấy lão vẫn đi xe máy vù vù, đi chụp ảnh, viết báo…khắp nơi trong tỉnh, rồi nghe đâu có những lần đi cả Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng…dễ thường không có bằng? Mình bảo, có chứ. Nhưng mới đây, tôi để túi quần, bà xã vô ý bỏ máy giặt, nát bét. Cái Giấy phép lái xe ấy được cấp gần 30 năm trước, đợt đổi bằng lại lười không làm, nên giờ mất gốc. Mất gốc thì ai biết đâu mà cấp lại cho mình, phải thi lại thôi.

6009. Chiến lược nào cho Việt Nam giữ yên biển?

Hình ảnh
CHIẾN LƯỢC NÀO CHO VIỆT NAM GIỮ YÊN BIỂN? Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Chu Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo? Bài viết của TS Nguyễn Ngọc Chu đã nêu những vấn đề mấu chốt nhất từ việc phân tích âm mưu và chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. PNTB trân trọng giới thiệu. Muốn hòa bình trên biển nhất thiết phải có lực lương quốc tế. I. Các kế sách của Trung Quốc độc chiếm biển Đông Nam Á. 1. Phải nhận thức cho đúng rằng Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự trên Biển Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng chiếm Đông Hoàng Sa năm 1956. Đó là cuộc chiến tranh súng đạn chiếm Tây Hoàng Sa năm 1974 và bảy đảo chìm nổi ở Trường Sa năm 1988. Sau Gạc Ma 1988, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh không cần tiếng súng mà có thể chiếm trọn Biển Đông Nam Á. Không nhận thức đúng sẽ không có chiến lược đối phó đúng.

6008. Tất cả cán bộ đoàn thanh tra Bộ Xây dựng đang bị Công an Vĩnh Phúc tạm giữ

Hình ảnh
Tất cả cán bộ đoàn thanh tra Bộ Xây dựng đang bị Công an Vĩnh Phúc tạm giữ Sẽ xử nghiêm cán bộ Thanh tra xây dựng vòi tiền tỉ tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc - Ảnh: T.L.   TTO - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đang tạm giữ tất cả cán bộ đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc để làm rõ các sai phạm trong vụ đòi chung chi hàng chục tỉ đồng tại huyện Vĩnh Tường. Nguồn tin tại  Vĩnh Phúc  cũng khẳng định các cán bộ của đoàn thanh tra đã nhiều lần mặc cả số tiền với các bên liên quan trong khi tiến hành thanh tra tại tỉnh này.

6007. BÀI HỌC XƯƠNG MÁU VỀ “TINH THẦN QUỐC TẾ VÔ SẢN”.

Hình ảnh
BÀI HỌC XƯƠNG MÁU VỀ “TINH THẦN QUỐC TẾ VÔ SẢN”. Chu Mộng Long Thời tôi đi học cấp ba và cầm súng ra chiến trường trong chiến tranh biên giới Tây – Nam, tôi được dạy về “tinh thần quốc tế vô sản”. Đó là tinh thần vô tư vì đồng giai cấp, đồng chí hướng, đồng lý tưởng. Các thầy giáo chứng minh sự giúp đỡ của các nước cộng sản anh em mà tiêu biểu là Liên Xô và Cu Ba dành cho chúng ta trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Một lần tôi hỏi, còn Trung Quốc thì sao? Chính trị viên của tôi nói, sự thật Trung Quốc không là cộng sản, đúng hơn, nhà cầm quyền Bắc kinh đã phản bội lý tưởng cộng sản và trở thành cái quái thai chủ nghĩa cộng sản. Sự thật là toàn bộ vũ khí do Liên Xô giúp ta khi đi qua đường Trung Quốc đều bị Trung Quốc dán nhãn là của Trung Quốc. Đến vũ khí phổ biến là súng trường AK tưởng là của Trung Quốc nhưng cũng là do Liên Xô chế tạo. Khi chúng ta đứng về phía Liên Xô vạch trần thủ đoạn của Trung Quốc thì Trung Quốc căm thù mà xúi giục Khmer đỏ đánh phá sự nghiệp c

6006. “Nhóm lợi ích” đang đưa đất nước đứng trước những nguy cơ khó lường

Hình ảnh
“NHÓM LỢI ÍCH” HAY “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU” THAO TÚNG NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC? “Nhóm lợi ích” đang đưa đất nước đứng trước những nguy cơ khó lường Đã có vô số bài viết, bài phát biểu đăng trên báo chí phê phán, đả phá các rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với khối doanh nghiệp tư nhân. Những rào cản đó là sự bất cập về chủ trương, chính sách; là các nạn giấy phép con; thanh tra, kiểm tra; tệ hành chính, quan liêu… của công chức, viên chức đối với doanh nghiệp. Ngoài các rào cản trên đây còn có một rào cản rất lớn, đó là “nhóm lợi ích”. Đây là thế lực mạnh nhất, đang lũng đoạn nền kinh tế đất nước, và tất nhiên là rào cản lớn nhất trong việc đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho doanh nghiệp.

6005. Giá và Phí

Hình ảnh
GIÁ VÀ PHÍ  Trần Đăng Tuấn Bây giờ chuyện giá hay phí không chỉ ở đường xá, mà đã và đang, sẽ là chuyện của trường học và bệnh viện nữa. Không nói chuyện chữ nghĩa nữa, mà nói thực chất GIÁ hay PHÍ. Quan điểm của tôi là thế này: 1- Thưa anh Thể Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chẳng hạn. Nó là đường mới. Đường cũ vẫn có. Đi đường cũ không phải mua vé để bù cho đường mới. Đi đường mới phải trả khá tiền. Đắt sẽ ít người đi. Hợp lý sẽ nhiều người đi. Theo tôi nếu làm BOT hay không BOT nhưng thu phí đường theo cách như thế không ai thắc mắc.

6004. TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM

Hình ảnh
TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM Nguyễn Quang Thiều Tôi là người biết cái thị xã Hà Đông này khi còn rất nhỏ. Tôi sống ở làng Chùa, cách thị xã Hà Đông 30km. Thi thoảng vào dịp nghỉ hè, cha tôi lại cho mấy anh chị em tôi ra Hà Đông chơi đặc biệt vào những dịp mồng 2 tháng 09 có bắn pháo hoa. Một trong những thứ mà tôi nhớ nhất của thị xã Hà Đông là đường tàu điệ n từ Hà Đông ra bờ hồ. Với mấy xu vé là chúng tôi lên chiếc tàu điện chạy ra tận trung tâm thủ đô để ăn một vài que kem sữa hay uống một cốc si-rô màu đo đỏ rất ngọt bằng những cái cốc thủy tinh sủi đầy tăm do công nghệ thổi thủy tinh gia công rồi lại trở về Hà Đông. Thế rồi tàu điện biến mất. Cho dù lúc đó đã lớn và đã đi làm nhưng mỗi khi đạp xe dọc đường nguyễn trãi tôi lại nhớ những chuyến tàu điện thuở nhỏ. Và đến một ngày, người ta xây dựng tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Thú thực lúc đầu tôi cũng hồi hộp xem cái đường sắt trên cao ấy như thế nào. Nhưng khi n