Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phiếm

6269. Thông Cào chửi Phây

Hình ảnh
Thông Cào chửi Phây Ảnh minh họa Bài này của Thông Cào chửi phây búc còn hay hơn bà chửi mất gà ngày xưa. Dưng mà hay nhất là Thông Cào chửi cả hộ mình và chửi hộ cả làng phây nữa luôn. "Đả phây búc Sau gần chục ngày bị bọn phây búc khóa nhà bằng ổ khóa T.àu và vứt chìa xuống ao, giờ (sáng 23.12) nhà cháu mới về lại được cái tổ con con của mình. Sự vắng mặt vô duyên lúc thế sự bỏng rẫy, quả thật chả ai muốn tí nào. Nhời đầu tiên nhẽ ra phải tỏ sự mừng vui, nhưng nhà cháu muốn sòng phẳng với thằng phây, mong các cụ thông cảm. Sự bức bội dồn nén đã lâu, phải tính sổ nó trước đã. Này phây, mày đừng tưởng mày đẻ ra cái mạng ni thì mày muốn làm gì thì làm, mày cua cậy càng, cá cậy vây. Mày đừng tưởng nhiều người xây nhà trên đất mày phát hoang thì mày muốn khóa hay mở thế nào cũng được, đừng thấy đỏ mà tưởng chín. Dù đất đai của mày không phải kiểu sở hữu toàn dân vớ vẩn như người ta, nhưng có phát canh thu tô cũng phải một vừa hai phải, biết điều, chứ cứ kiểu khố xanh khố đỏ hoạnh họe

6220. Danh xưng và…sự cố xưng danh

Hình ảnh
Danh xưng và…sự cố xưng danh Có ông lãnh đạo đến dự một hội nghị cấp dưới, khi giới thiệu, mấy anh trong Ban tổ chức hội nghị cứ phải kèm theo cái “danh xưng khoa học” của cấp trên, đại loại như: “Xin trân trọng giới thiệu đồng chí Tiến sĩ – Ủy viên Trung ương đảng – Bí thư tỉnh ủy… thay mặt Ban thường vụ… đến dự và động viên hội nghị”. Người được giới thiệu, trong lòng hân hoan như hoa nở, nhưng đa số cử tọa thì… đỏ mặt. Thông thường những người có danh xưng vốn đã nổi tiếng, họ chỉ ghi mỗi cái tên cha sinh mẹ đẻ. Ai gọi là “Nhà văn”, “Nhà báo”, “Nghệ sĩ” gì gì nữa … thì họ bảo, thôi cứ gọi tớ là Trần Văn Trật, thế là đủ. Tất nhiên, đôi khi người ta muốn “làm đẹp mặt” nhau lại bảo, ấy, nhưng anh “không – xưng – danh – thì -   ai -   biết – là - ai”! Chuyện kể rằng, trong một trích đoạn “Tam Quốc”, nhân vật Trương Phi xuất hiện. Câu đầu tiên là: “Ta ra đây có phải xưng danh không nhỉ”? Tiếng đế: “Không xưng danh thì ai biết là ai?”. Trương Phi vừa nói vừa vuốt râu: “Ta là Trương…

6124. Oan cho con quá !

Hình ảnh
Oan cho con quá !  Truyện phiếm của PNTB Ngày xưa ở làng Tò có một thằng tên là Khựa chuyên sống bằng nghề ăn cắp có truyền thống nhiều đời. Hễ thấy bóng nó là ai cũng phải cảnh giác. Những nhà khá giả phải nuôi cả một đàn chó để coi. Nhưng vì ăn cắp có nghề truyền thống nên đêm nào thằng Khựa cũng vẫn 'đánh quả' trót lọt. Một hôm nửa đêm, thằng Khựa chui rào, mò vào chuồng gà nhà Phú ông bắt một con sống thiến, hai con mái mơ. Khi hắn đang kéo bao tải gà chui ra thì bị Phú ông chịt cổ, bắt quả tang. Phú ông trói nó vào cột nhà vừa đánh vừa chửi: Tổ cha nhà mày đồ ăn cắp! Ông sẽ đánh cho mày chết rục xương, cho tiệt nọc cái giống ăn cắp đi !... Thằng Khựa vừa khóc vừa van lạy như tế sao: “Ối giời ôi đau quá! Bẩm bẩm Phú ông, con xin thề, nhà con từ thượng cổ đến giờ không có giống ăn cắp đâu. Oan cho con quá…!” Chú thích ảnh: Hình ảnh minh họa mượn của Fb Chương Lê, không liên quan gì câu chuyện trên.  Đây là đường :  Chương Lê

6086. Lan man về ‘nghịch lý’ cuộc sống

Hình ảnh
Lan man về ‘nghịch lý’ cuộc sống PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Hình minh họa - Internet Để có được nhiều tiền, người Việt thường làm ăn bằng mọi giá. Ví dụ như, lúc trẻ đổ hết sức khỏe đi để kiếm tiền, đến khi già yếu, bệnh tật đầy mình thì có nhiều tiền cũng không mua lại được sức khỏe. Lĩnh vực quốc gia cũng vậy, để phát triển kinh tế với mục tiêu tốt đẹp “làm giàu cho đất nước”, nhưng nhiều doanh nghiệp đã khai thác vô tội vạ tài nguyên, khoáng sản, “tận diệt” thiên nhiên…vốn nó được hình thành hàng trăm, hàng triệu năm, nay chỉ vài chục năm là cạn kiệt. Đúng là “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”, “ăn bữa nay chẳng màng đến bữa mai”. Marx nói: “Thiên nhiên là cơ thể thứ hai của con người”, như vậy, khi hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với hủy hoại chính mình, biết vậy nhưng cứ làm!.

6039. Cái học

Hình ảnh
Cái học (PNTB) Tiếng ta có “cái làm”, “cái ăn’, “cái nói”, “cái chơi”, “cái học”…. Có lẽ đó là những “cái” để làm người. Có rất nhiều ý kiến về nền Giáo dục Việt Nam hiện nay xoay quanh việc học LÀM NGƯỜI, trước khi trở thành một bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, nhà lãnh đạo xã hội… Hôm nay các cháu nội, cháu ngoại của tôi từ mầm non trở lên kéo nhau đến trường, thấy nói để tập dượt những hình thức đón năm học mới sao cho hoành tráng, mặc dù còn 10 ngày nữa mới khai giảng. Xin đăng một câu chuyện phiếm sưu tầm để chúng ta suy ngẫm về “cái học” bây giờ ở xứ ta. ----------------------      CHUYỆN PHIẾM VỚI MỘT ANH XE ÔM CÔNG NGHỆ ĐÃ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC  (Sưu tầm. Ghi lại câu chuyện của một bác lớn tuổi và một cậu xe ôm công nghệ tốt nghiệp đại học) Bác lớn tuổi bực mình với một cậu Grab Biker: - Sao tao đợi mày ở đây đến 20 phút mà mày cứ nói đến rồi là sao? - Dạ, cháu tưởng số 2 Đồng Khởi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nên cháu đứng đó đợi... - Khổ quá... Mày không bi

5963. Hội đàm Bá - Chí (phần 4.)

Hình ảnh
CHUYỆN NAM CAO CHƯA KỂ: ĐÔI LỨA XỨNG ĐÔI (4) Chu Mộng Long Chí Phèo cùng đám lâu la vừa chạy ngang qua nhà đội Tảo thì đã được đội Tảo ra đón. Chí đưa trả con dao: - Cảm ơn thanh bảo kiếm. Thằng Kiến mới nhìn thấy con dao đã hoảng hốt. Bây giờ thì đã xong nhiệm vụ, trả lại cho ông. Đội Tảo hóng hớt từ xa và biết cuộc gặp giữa Bá Kiến và Chí Phèo đã thất bại. Hậu quả khôn lường. Chuyện đám lâu la của Chí tiếp tục bị cấm vận và sẽ bị đói không thành vấn đề, nhưng cuộc mua bán giữa đội Tảo với lão già Bá Kiến kia sẽ ngày càng căng thẳng. Vì Chí tỏ ra anh hùng nhất khoảnh mà hỏng việc. Nhưng bây giờ mà mắng hắn thì không chừng con dao Ỷ Thiên còn đang trong tay hắn lại đâm ót vào mình. Thấy Chí Phèo cầm con dao, nói là trả cho mình nhưng xem chừng hắn rất thích, đội Tảo cố dịu giọng dỗ dành Chí Phèo: - Thua keo này bày keo khác. Anh cứ cầm con dao về mà dùng. Cất kỹ đừng để lão Kiến biết. Nếu lão già ấy siết chặt cấm vận thì cứ phóng thẳng con dao sang nhà nó.

5962. Hội đàm Bá – Chí

Hình ảnh
Hội đàm Bá – Chí Chu Mộng Long   PNTB: Chỉ sau cuộc Hội đàm giữa Bá Kiến và Chí Phèo, Chu Mộng Long đã có tác phẩm truyện phiếm “Chuyện Nam Cao chưa viết: Đôi lứa xứng đôi”. Xin trân trọng giới thiệu. 1. Trước khi gặp Bá Kiến, Chí Phèo bí mật cho người sang hỏi đội Tảo mượn xe kéo. Đội Tảo cười: - Xe kéo của tao để đầy ngoài các sân bãi. Nhưng nếu cho mày mượn thì Bá Kiến nó biết, còn lâu nó mới cho mày tiền. Vậy là anh Chí buộc phải chạy bộ xuyên suốt mấy ngàn cây số. Khi đi qua nhà đội Tảo, đội Tảo bí mật cho người gặp Chí Phèo, dặn dò Chí Phèo: - Đừng nhân nhượng với thằng Kiến. Cứ đưa dao ra trước mặt nó và hỏi tiền. Thằng Kiến sẽ bảo mày cất dao trước đã. Còn mày thì bảo thằng Kiến đưa tiền trước. Cứ thế rồi tính sau, nhé, nhé… Nói xong cho Chí Phèo mượn con dao.

5940. Chứng chỉ hành nghề buôn phấn

Hình ảnh
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BUÔN PHẤN  (Trích Kim Vân Kiều tân truyện của Chu Mộng Long) Chứng chỉ hành nghề sẽ trở thành một “giấy phép con” trong ngành giáo dục.  (Ảnh giáo viên, học sinh trường tiểu học tại Hà Nội).  Ảnh: I.T (Ảnh Dân Việt) Nhà chứa ngày một đông gái làng chơi nên Tú Bà ngày một chảnh chó. Không cần phải cho người đi mua gái như ngày xưa, mỗi ngày có hàng ngàn gái đến cửa nhà chứa xin việc. Mụ Tú không phải mất tiền mua mà còn được lót tay bạc vạn. Gái đẹp lót ít, gái xấu lót nhiều. Mụ Tú đếm tiền không xuể. Với một lực lượng gái hùng hậu như vậy, Tú Bà bắt đầu nghĩ cách vặt lông nhím ngay trong đội ngũ đang làm việc cho nhà chứa. Khách nước ngoài ngày một đông nên tiêu chuẩn trước tiên phải biết ngoại ngữ. Tú Bà mở ngay một trung tâm ngoại ngữ. Các gái phải nộp học phí để chuẩn hóa ngoại ngữ. Xong một khóa, nhà chứa lại hốt bạc vạn. Gái học xong chỉ cần nói được câu: I dit you.

5925. Noel, Kể chuyện Thạch Sanh và Lý Thông

Hình ảnh
NOEL, KỂ CHUYỆN THẠCH SANH VÀ LÝ THÔNG Chu Mộng Long 24/12/2018   Vào thế kỷ 21, bà mẹ Việt Nam đã sinh ra 15 chàng trai khỏe mạnh với khát khao chinh phục thế giới. Nhưng 15 đứa con ấy cần được bồi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện thành tài. Nhà nghèo nên mẹ buộc phải cho những chàng trai ấy đi ở đợ cho Lý Thông. Lý Thông vốn tham ăn nên bóc lột kiệt cùng công sức lao động của các chàng trai. Các chàng trai chinh phục miếng cơm manh áo chưa nổi, huống hồ chinh phục thế giới. Thảm hại hơn, Lý Thông còn dạ y chúng cờ bạc, gái gú. Có đứa phải lao vào cờ bạc gây bao nhiêu tai tiếng. Nhưng Lý Thông thì không bị ảnh hưởng gì. Một hôm Thạch Sanh đặt vấn đề nuôi dưỡng và tài trợ cho các chàng trai. Lại còn thuê thầy giỏi dạy các chàng trai học tập, phấn đấu thành tài. Số tiền chi phí rất lớn do Thạch Sanh chi trả hết.

5923. Phỏng vấn Chu Mộng Long về ngành dục.

Hình ảnh
PHỎNG VẤN CHU MỘNG LONG VỀ NGÀNH DỤC Bài của Chu Mộng Long Ông hàng xóm vừa sang nhà phỏng vấn nhà giáo Chu Mộng Long. Ông hỏi: - Ông có thấy nhục khi làm nhà giáo không? Tôi hiểu ngay vì sao có câu hỏi sốc đến tận óc ấy. Những sự vụ từ cô giáo quỳ, cô giáo giẻ lau, cô giáo đéo, cô giáo tát... diễn ra trong một thời gian ngắn làm xáo động cả xã hội ngang bằng với trận chung kết bóng đá. Tôi trả lời: - Nhục. Nhục lắm. Chỉ có những thằng chỉ biết vác mặt lên trời tự hào về thành tích giáo dục chưa bao giờ được như bây giờ mới không thấy nhục.

5913. Phát minh khoa học của "Tiến sĩ".

Hình ảnh
PHÁT MINH KHOA HỌC CỦA “TIẾN SỸ” Truyện ngắn: Trần Kỳ Trung Ông có bằng “Tiến sỹ”, làm Chủ tịch tỉnh... nhưng hình như thiên hạ không phục, bởi nhiều lẽ. Bằng “Tiến sỹ” của ông có nhiều nét “ngờ” lắm!!! Thường muốn có bằng Tiến sỹ, thời gian “thọ giáo” ít nhất cũng phải bốn năm, đó chưa kể, ngoài chuyện phải tốt nghiệp phổ thông rồi học đại học, rồi phải qua Thạc sỹ mới đến “Tiến sỹ”. Đằng này, ngay bằng tốt nghiệp phổ thông của ông, người ta nghi ngờ rằng “...Chưa tốt nghiệp”. Vì truy trong danh sách học sinh tốt nghiệp phổ thông của trường ấy, năm ấy không có tên ông. Đến bằng “tốt nghiệp đại học” lại lòi tói ra ông học “Đại học tại chức” cùng năm ông học trường “chính trị cao cấp”. Người ta đặt câu hỏi: Ông vừa lãnh đạo, cùng một lúc học hai trường “Đại học” thời gian đâu? Ông gân cổ phản bác:   - Tôi là người thông minh, làm việc rất khoa học, có thể cùng một thời gian, vừa làm việc, vừa hoàn thành hai bằng “đại học” !!!   Ông nói thế thì đến “

5910. Ở nhà chủ nhật: Dỗ vợ, dỗ con

Hình ảnh
Ở NHÀ CHỦ NHẬT: DỖ VỢ DỖ CON Tác giả: Chu Mộng Long Hè rồi vợ đi tập huấn phòng chống tham nhũng. Đi mấy ngày liền trông rất mệt mỏi. Tôi hỏi: - Học phòng chống tham nhũng thì phải hăng hái lên chứ trông thảm hại thế này em? - Hăng cái lồw - Vợ nói cụt lủn. Tôi định vả 321 cái tát cho nàng biết tội văng tục, nhưng ngẫm cũng hay. Tôi cũng chỉ mong nàng hăng cái lồw cho tôi nhờ chứ cứ tình trạng mỗi ngày học xong trông như xác ướp Ai Cập thì có lẽ tôi phải đi lấy vợ khác. Tôi chém gió đúng tinh thần môn học mà tôi đã từng học: - Đưa phòng chống tham nhũng vào nhà trường là chính sách đúng, sáng suốt. Khi toàn dân ta đều nhất loạt hiểu biết về tham nhũng để chống tham nhũng thì bọn tham nhũng sẽ hết đường sống. Hiện nay giáo viên tập huấn xong sẽ dạy lại cho trẻ em. Đang cập nhật vào chương trình học chính khóa. Tương lai mỗi trẻ em chúng ta sẽ trở thành một dũng sĩ chống tham nhũng.

5833. Chuyện thằng ăn cướp

Hình ảnh
CHUYỆN THẰNG ĂN CƯỚP Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo Hình minh họa sưu tầm, không liên quan đến truyện này. PNTB: Truyện hay. Đọc tỉnh cả người. Vú của vợ thằng bạn tôi đột nhiên xuất hiện rất nhiều những nốt đỏ li ti. Tuy không đau và không mưng mủ, nhưng những vết đỏ ấy cứ ngày một lan rộng ra nhiều hơn khiến tôi và vợ thằng bạn tôi rất hoang mang. Khi được tôi thông tin về bệnh tình của vợ mình thì thằng bạn tôi cũng tỏ ra lo lắng không kém, và nó quyết định đưa vợ đi khám. Khám cho vợ nó là một cậu bác sĩ, nghe  nói học rất giỏi và đã từng giành được học bổng toàn phân, à xin lỗi, toàn phần của trường đại học y - người có công nghiên cứu và phát triển phương pháp mổ đẻ nội soi đang được các bà bầu cũng như các chị em trong độ tuổi sinh nở khắp nơi rất quan tâm. Sau khi soi mói, vày vò kỹ lưỡng và đầy trách nhiệm bộ phận phát bệnh của bệnh nhân, thì cậu bác sĩ mới lắc đầu, bảo rằng vợ thằng bạn tôi bị rối loạn nội tiết tố vú, phải cắt vú càng sớm càng tốt. Nế

5825. Cái lý của thằng Mèo (phần 2)

Hình ảnh
Cái lý của thằng Mèo (phần 2) Phiếm & Biếm Tác giả: FB Chu Mộng Long   Thằng Dục chưng hửng, đứng như trời trồng, miệng ngọng líu ngọng lo: – Ơ, chẳng phải nà vua Mèo chỉ đạo ló nàm à? Một nhà báo hỏi: – Vua Mèo nghĩ gì khi chính con cháu vua Mèo được nâng điểm một cách gian dối? Vua Mèo nói như cái máy: – Chẳng nghĩ gì. Tao thấy buồn khi con cháu tao bị sửa điểm thi. Vua Mèo điềm tĩnh đến mức rút chiếc khăn trên vai lau chỗ nước đái đàn bà luênh loang trên phản hồi nãy rồi đưa lên lau mặt. Gương mặt vua Mèo buồn đến hoang hoải: – Con cháu tao nó học giỏi từ trong bụng mẹ. Sửa điểm thi cho nó khác nào đái vào mặt tao, rằng tao đẻ con ngu? Bình luận của KD: Thằng Dục hỏi thế, có khác lào không tin tưởng tuyệt đối vào sự nãnh đạo xáng xuốt của vua Mèo? 

5769. VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT: TẮT ĐÈN

Hình ảnh
VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT: TẮT ĐÈN (Nguyên tác Ngô Tất Tố. Chỉnh biên Chu Mộng Long ) Xa xa nẻo tam quan sừng sững, dân làng Đông Xá tục gọi là ba đình, một hồi mõ cá thật dài, tiếp luôn đến trống ngũ liên nện đủ ba hồi chín tiếng. Như có vẻ kinh ngạc về những thứ hiệu lệnh dữ dội, mấy con trâu bò đang nằm còng queo trên đường, đồng thời lóp ngóp đứng dậy. Thân chúng ướt đẫm trong vũng nước mới mưa chiều qua. Một con rùng mình văng thẳng nước mưa lẫn nước đái và cứt vào mặt lý trưởng và anh thủ quỹ đang tháp tùng.

5765. CHUYỆN LÀNG VÃI ĐỤ

Hình ảnh
CHUYỆN LÀNG VÃI ĐỤ  Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi hội thánh đức chúa giời. Có hề gì? Mấy thằng đi theo cái hội đó đến cả bát hương tổ tiên chúng nó còn đập thì mấy câu chửi của hắn chúng nó có coi ra gì? Rồi hắn chửi cán bộ. Thế cũng chẳng sao: cán bộ cũng có cán bộ tốt và cán bộ đểu. Và cán bộ nào cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai l ên tiếng cả. Tức thật! ĐKM! Thế này thì tức thật! Đã thế, hắn chửi cái công trình đường sắt trên cao, khởi công từ cái thuở hắn chửa dậy thì, lún phún lông tơ. Giờ, hắn đã sang giai đoạn tiền mãn tinh, chim hai thứ tóc rồi mà cái công trình vẫn chưa đi vào hoạt động. Rồi hắn lại chửi tiên sư đứa nào làm mất cái bản đồ quy hoạch làng Vãi Đụ. Nhưng mà biết đứa nào đã làm mất? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả cái làng Vãi Đụ này cũng không ai biết…

5737. Tản mạn...chồng tản mạn

Hình ảnh
Tản mạn... chồng tản mạn Phạm Quang Long Hình minh họa (internet) “Tôi sẽ viết một bài về tâm thế lạc ông ạ. Nguyễn Huy Thiệp nói về lạc trong gia đình. Lạc loài cả cha và con. Ông Ma Văn Kháng cũng lạc. Cũng lạc trong gia đình. Sương Nguyệt Minh nói đến lạc ở chiến trường. Ông nói lạc ở chốn quan trường, xã hội. Sao lại có tâm thế lạc này nhỉ?”. Mình cười: “bác cho em đứng cạnh các đại nhân ấy làm em phổng mũi, nhưng ngượng. Hai bác không lạc nhau là được rồi”. Anh trầm ngâm: “lạc thật ông ạ. Còn lạc gì nữa không?”. Mình không trả lời nhưng nghĩ bụng: “Còn. Đang chềnh ềnh ra đấy”. Gặp một ông bạn, nghe ông phàn nàn: “chán quá ông ạ. Suốt ngày phải đối mặt với bao điều bất ổn: quan chức hôm trước còn xoen xoét rao giảng những điều cao siêu thì ngay sau đó bị truy tố vì tham nhũng, vi phạm pháp luật; trong giáo dục thì trò đánh thầy, thầy cũng chỉ coi trò như khách hàng nhả chữ, đếm tiền; nhìn ra xã hội thì tội ác ngày càng dã man hơn: cha con, vợ chồng, anh em giết nhau

5707. THI SĨ THẢO DÂN

Hình ảnh
THI SĨ THẢO DÂN   Phiếm luận của Thái Sinh Ảnh chỉ mang tính chất minh họa Sắp đến Ngày Thơ Việt Nam (Rằm tháng Giêng), các nhà thơ lại thả những câu thơ lên giời (Giời là kẻ mù chữ). Trong số những nhà thơ ấy có bác Thảo Dân, dân cày dưới chân núi Hài. Bác Thảo Dân trở thành nhà thơ như thế nào là sự bí ẩn khiến lão Cò vô cùng ngạc nhiên. Lão đúng là kẻ dở người, Việt Nam là "CƯỜNG QUỐC THƠ" thì bác Thảo Dân trở thành thi sĩ thì có gì lạ? Lão Cò chưa kịp bưng bát cơm vừa xới ra, bỗng lão trợn tròn mắt khi trên ti vi giới thiệu những thi sĩ của Câu lạc bộ thơ Núi Hài. Lão dán mắt vào màn hình mà không thể tin nổi bác Thảo Dân trong bộ comple mới coóng giọng sang sảng đọc thơ. 

5693. VỚI NGƯỜI HAY CẦM GIẤY ĐỌC

Hình ảnh
VỚI NGƯỜI HAY CẦM GIẤY ĐỌC (Phóng viên Vũ Thị Hân Hoan thực hiện)   - Phóng viên (PV): Sao tóc anh chải mượt thế? - Người hay cầm giấy đọc (NHCGĐ): Anh là lãnh đạo. - PV: Sao khi nói, mồm anh tròn thế? - NCGĐ: Cũng vì anh là lãnh đạo. - PV: Sao anh có bộ com lê oai thế? - NHCGĐ: Người lãnh đạo phải thế! - PV: Tại sao khi phát biểu anh hay cầm giấy đọc? - NCGĐ: Vì đây là tác phong người lãnh đạo. Ở nươc ta ai không cầm giấy đọc trước cử tọa, là không phải người lãnh đạo. - PV: Nhưng em nghĩ đã là Tiến sỹ mà lại cầm giấy đọc, chẳng lẽ trình độ của anh “ghê” như thế mà không thể nói “vo” một vấn đề mà người nghe đang quan tâm? - NHCGĐ: (cười) …

5691. Nhà Hóng và bóng đá

Hình ảnh
Nhà Hóng và bóng đá Phạm Quang Long Thấy hàng xóm rủ nhau đi đón đội U23 về nước, Hóng bảo vợ: - Chiều nay đội tuyển về, hay vợ chồng mình cũng khăn gói đi đón các cháu? Cũng là để chia vui với mọi người? Vợ Hóng nguýt: - Ông thì là cái thá gì mà đón với rước? Tôi chắc dịp này còn đẻ ra lắm loại ăn theo nữa chứ chả như mấy hôm nọ đâu. Rồi xem. Lắm trò lố lắm rồi. Thêm ông nữa thì thiên hạ họ sặc. - Tôi thì sao? Tôi không có quyền bày tỏ thái độ à? - Ai cấm ông? Nhưng nên ứng xử sao cho nó ra người có giáo dục.  - Thôi được. Tôi ở nhà.