Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội

6300. Chuyện cán bộ “Kê khai tài sản”

Hình ảnh
Chuyện cán bộ “Kê khai tài sản” PNTB Vụ kỷ luật bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, nhiều người thấy hả hê vì cho rằng, đảng rất nghiêm minh. Nhưng qua câu chuyện này thì nhiều người cũng cho rằng, “chúng ta để lọt cán bộ không đủ đức, đủ tài vào BCH Trung ương khóa 13”, mặc dù sau ĐH đã có nhiều ý kiến cho rằng, công tác chuẩn bị nhân sự khóa 13 chúng ta làm rất “bài bản, chặt chẽ…” Nhưng thực tế, chưa được nửa nhiệm kỳ đã có đến 7 UVTƯ bị cách chức, thôi chức, khai trừ ra khỏi đảng, khởi tố:  PGS-TS Vũ Văn Phúc nhận định: “Thực tiễn vừa qua đã chứng minh là QUY TRÌNH RẤT ĐÚNG NHƯNG CHỌN CÁN BỘ SAI !... Theo ô ng Phúc thì “ ngoài quy trình chặt chẽ, phải huy động được trí tuệ của toàn dân, của đội ngũ hơn 5,3 triệu đảng viên tham gia vào công tác cán bộ”. Thực ra việc này nhân dân đã nói lâu rồi... Trở lại trường hợp Lê Đức Thọ bị xử lý, nghe đâu anh ta phân bua là mình bị “xử lý oan”. Anh ta bị “đánh hội đồng”, vì trong đảng còn có rất nhiều người giàu hơn anh ta rất nhiều.  Thọ

6298. Sự phá hoại kinh tởm!

Hình ảnh
Sự phá hoại kinh tởm! PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Có thể nói, một trong những NIỀM VUI nhất cho cả hai bên trong việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, là việc khai thác Đất hiếm ở Việt Nam, nơi có trữ lượng đứng thứ nhì thế giới (chỉ sau TQ).   Ai cũng biết, Đất hiếm là thứ tài nguyên đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghệ cao với đời sống con người, đặc biệt là trong chế tạo vũ khí, khí tài quân sự … Nhiều người nói nó còn quý hơn cả vàng, kim cương… Hy vọng rằng, Đất hiếm sẽ góp phần cho đất nước ta “thay da đổi thịt” trong tương lai, khi quan hệ với Hoa Kỳ, một quốc gia có kỹ nghệ hàng đầu về lĩnh vực chế biến, sử dụng “tinh chất” của Đất hiếm! Ngay từ tháng 6/2023, các cơ quan chức năng đã nhận thấy tín hiệu: Đất hiếm ở Việt Nam đang bị xâm hại: “Bộ Tài nguyên đề nghị loạt địa phương điều tra việc buôn bán đất hiếm trái phép” https://tienphong.vn/bo-tai-nguyen-de-nghi-loat-dia... Đến 11/10 thì có tin: Ở Yên Bái, khoảng 100 công an, cảnh sát của

6278. Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về việc xây cầu Long Biên

Hình ảnh
Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer  về việc xây cầu Long Biên   Cầu Long Biên, một cây cầu bằng thép bắc qua sông Hồng năm 1898 là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó không chỉ thể hiện sức mạnh về kinh tế mà nó còn là niềm kiêu hãnh về khoa học kỹ thuật hiện đại của người Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Dưới thời Pháp thuộc cầu Long Biên còn có tên gọi là cầu Doumer, tên của Toàn quyền Đông Dương (Paul Doumer) có nhiệm kỳ tại Đông Dương đúng bằng thời gian xây dựng cầu (1897-1902). Để góp phần tìm hiểu lịch sử cây cầu này, xin giới thiệu những dòng hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết về việc xây cầu Long Biên và một vài cây cầu khác trên đất nước Việt Nam, do Nguyễn Văn Trường, công tác tại Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trích dịch từ cuốn hồi ký Đông Dương thuộc Pháp của Paul Doumer, in tại Paris, nhà xuất bản Vuibert & Nony, năm 1930. ***** “Có một việc cần thiết phải làm ngay đối với tôi. Đó là xây một cây cầu lớn bắ

6273. Đúng, Sai (?)

Hình ảnh
Đúng, Sai (?) PNTB   Nhiều khi Đúng hay Sai là những cuộc cãi vã vô tiền khoáng hậu và bất phân thắng bại (hình 1). TS Nguyễn Ngọc Chu trong bài viết gần đây đã nêu một luận điểm: “Đừng tốn công vô ích chứng minh đúng cho điều đã được thực tiễn chứng minh là sai”. Điều đó rất đúng với phương pháp luận biện chứng duy vật của Karl Marx, khi ông khẳng định: Thực tiễn là thước đo, là tiêu chuẩn của chân lý. Tuy nhiên, trước thực tiễn của đất nước, của thế giới nhân loại hay trước một hiện tượng thực tế của địa phương, đã có những nhãn quan khác nhau. Nhãn quan khác nhau đi đến những kết luận khác nhau, trong khi Thực tiễn/ thực tế chỉ có Một. Ông bí thư đảng ủy xã mỗi lần đứng trước người dân đều hết lời: “chưa bao giờ xã ta được như bây giờ”! Trong khi đó, những người phải bỏ quê lên thành phố làm thuê, những bà chạy chợ buôn bán vặt, những ông thợ cày suốt ngày bám đít trâu… thì lại kêu oai oái, “ở ta thời buổi này sao mà nhiễu nhương thế…! ”…. Hồi giữa tháng 10 vừa qua, có một

6270. Ngôi biệt thự bỏ hoang

Hình ảnh
Ngôi biệt thự bỏ hoang PNTB/NND   Thoạt nhìn như một công trình kiến trúc cổ phương Tây, mà ấn tượng nhất là những cửa sổ hình vòm dáng dấp của kiến trúc Vatican? …     Cao 3 tầng lầu, nghe đâu còn một tầng hầm đang xây dở? Nếu so sánh với cả dãy biệt thự, thì có vẻ nó là “đàn anh” cả về độ cao, cả về phong cách kiến trúc, dù chưa được hoàn thiện đã phải bỏ. Đây là khu đất “vàng” dành cho các biệt thự ở trung tâm. Mặt tiền qua hành lang thênh thang hàng chục mét, trồng cây to, cạnh đại lộ lớn nhất thành phố. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang nhiều năm như một cái bào thai chết lưu hóa đá… Cây dại, cỏ lau đã mọc lút nhiều tầng, mọc cả trên gác thượng. Không ai biết chính xác nguyên nhân của sự hoang hóa. Cũng không ai biết chủ nhân của nó. Xung quanh hiện tượng này, người ta đồn thổi, thêu dệt nhiều câu chuyện huyền bí, khó tin. Nhưng ngôi biệt thự bỏ hoang là có thật. Mình chỉ chụp lại vài hình ảnh bề ngoài để minh chứng sự hiện hiện của nó.   Ngôi biệt thự giống một công tử sa cơ

6255. Vài nhời về thầy thuốc

Hình ảnh
Vài nhời về thầy thuốc PNTB: Nguyễn Ngọc Dương Thủ tướng Phạm Minh Chính:  Yêu cầu khắc phục tình trạng cán bộ Y tế nghỉ việc   Đất nước này có mấy lĩnh vực được xã hội gọi là “Thầy” ? Tất nhiên những “thầy chùa” – sư, thầy bói, thầy cúng, thầy lang, thầy địa lý… ngoài biên chế thì không nói, nhưng còn hai người thầy là THẦY GIÁO & THẦY THUỐC (rộng ra là Giáo dục, Y tế), là những đối tượng thuộc tổ chức của nhà nước thì còn quá nhiều chuyện phải bàn. Có thể nói, những người làm nhiệm vụ ở hai lĩnh vực này, không phải ngẫu nhiên mà xã hội tôn vinh họ là “Thầy”. Vì con người ta có hai phần: phần THỂ XÁC và TÂM HỒN, đều chủ yếu giao hai người thầy này chăm sóc.   Nhưng chuyện Giáo dục, ngành chăm sóc tâm hồn con người từ nhỏ, nói mãi rồi, chưa có hồi kết. Hôm nay nhân việc “Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng cán bộ Y tế nghỉ việc”, ( https://cafef.vn/thu-tuong-yeu-cau-khac-phuc-tinh-trang-can-bo-y-te-nghi-viec-20211211131819663.chn?fbclid=IwAR2EXd2SCvDwpqcPHMXNyej873wnFPeanY

6250. KHOA HỌC KHÔNG THỂ CHUNG CHUNG VÀ PHỨC TẠP HÓA!

Hình ảnh
KHOA HỌC KHÔNG THỂ CHUNG CHUNG VÀ PHỨC TẠP HÓA! “Vì sao tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng lên nhưng tỉ lệ tử vong vẫn cao? Đó là CÂU HỎI XÁC ĐÁNG trên báo LĐO, ngày 9/12/2021. Tuy nhiên, người đọc thấy “hẫng hụt”, bởi cả bài báo gần 1000 từ nhưng chưa trả lời trúng câu hỏi đặt ra. Bài báo chỉ nêu được những con số, theo số liệu nêu của ông Bộ trưởng Y tế chứng tỏ “TỶ LỆ BAO PHỦ VẮC XIN TĂNG LÊN TỪNG NGÀY” Và bài báo cũng cho hay, SỐ NGƯỜI CHẾT DO COVID-19: “Theo công bố mới nhất từ Bộ Y tế, từ 17h30 ngày 8.12 đến 17h30 ngày 9.12 ghi nhận 256 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do  COVID-19  tại Việt Nam tính đến nay là 27.186 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm”  Nhưng “đánh giá NGUYÊN NHÂN thì ông Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cơ quan này ĐANG ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN số ca COVID-19 tử vong thời gian qua. “Chúng tôi đã giao Cục Quản lý khám chữa bệnh và các sở y tế đánh giá nguyên nhân cụ thể các trường hợp tử vong”. Ông Thứ trưởng nói thêm: “Bước đầu,

6242 . Ở VÂN HỒ

Hình ảnh
Ở VÂN HỒ (fb Đinh Đức Hoàng)   PNTB:  Bài viết thực sự là tác phẩm Văn học (bút ký, tùy bút?). Nó chân thực, sâu sắc, thâm thúy, không một lời hoa mỹ, một câu sáo mòn… Thông qua hình tượng rất nhỏ nhoi nhưng tác giả muốn gửi gắm những ước mong, trăn trở rất lớn từ trái tim mình. (ND) *** Giàng A Là 10 tuổi, mặc một chiếc áo sơ mi trắng đã chuyển thành nâu, trên cổ có cái ná thun và chiếc khăn quàng đỏ. Lưng nó địu đứa em chưa đầy tuổi. Mặt mũi quần áo đầy đất cát. Đi qua những con đường mòn cong dưới tán mận trổ hoa, những hàng rào đá phủ rêu và những vạt rong giềng xanh biếc ở bản Lũng Xá, sẽ thấy Giàng A Là đứng trước cửa nhà. Cái nhà gỗ đã nghiêng hẳn sang một bên. “Bị tử hình rồi”, nó trả lời khi ai hỏi về bố. Ma túy, khắp những vườn rong giềng, tán mận trắng và cánh đồng hoa tím không tên của thung lũng này là các câu chuyện về ma túy. Mẹ nó đi đâu mất, thỉnh thoảng mới về nhìn mặt con. Hai anh em Là sống với ông bà. Ông cũng nghiện. Bà đã yếu. Chỉ có hai đứa trẻ tự lo cho

6242. Tưởng niệm về Phan Khôi

Hình ảnh
Tưởng niệm về Phan Khôi Trần Duy [*] (Tư liệu do học giả Lại Nguyên Ân công bố) Phan Khôi (1887 - 1959) Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc. Năm 1949 tôi lại được ăn ở cùng lán với nhà văn Phan Khôi tại cây số 7 đường Tuyên Quang, là cơ quan của Hội Văn nghệ. Năm 1956-1957, một số anh em văn nghệ đề nghị nhà văn Phan Khôi giúp họ ra tờ báo Nhân văn mà ông làm Chủ nhiệm, còn tôi làm Thư ký tòa soạn. Đầu năm 1959 anh Phan Thao là con cả của ông báo tin cho tôi: Bác Phan mất! Tôi đến hôm liệm bác, anh Phan Thao nhấc tờ giấy đắp mặt và tôi được nhìn bác lần cuối cùng lúc 10 giờ sáng ngày 17 tháng 01 năm 1959. Năm thời điểm ấy của đời tôi cũng là năm dịp may tôi được tiếp xúc với một con người mà nhiều người đều biết, đều e ngại, đều cảm phục, và cũng là một tên tuổi mà trong chúng ta không