Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản văn

6198. Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng

Hình ảnh
Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng Tác giả: Nguyễn Quang Thiều Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Vanvn- Trong những ngày này, tôi đã thay đổi một vài thói quen. Một trong những thay đổi đó là bây giờ tôi thường ngồi im lặng trong đêm không viết, không vẽ. Và trong những đêm như thế, có những câu thơ của tôi viết từ mấy chục năm trước vô tình trở về và vang lên: Quanh các con tôi thế giới đang tự sát Hai đứa bé không hay vẫn nhặt lá vườn Còn sót lại sau mùa cây sưng phổi Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Đấy là những câu thơ trong bài thơ  Con bống đen đẻ trứng , viết năm 1993, vừa được in lại trong tập thơ  Dưới trăng và một bậc cửa , Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2020. Bài thơ nói về sự sụp đổ hay là sự kết thúc của của một thế giới đắm chìm trong tham vọng điên rồ vật chất, trong sự ích kỷ, trong vô cảm, trong bất công, trong tranh giành lợi ích và quyền lực, trong độc ác… Tôi đã cõng các con tôi chạy trốn khỏi thế giới ấy trở về nơi thanh sạch cuối cù

6190. Mưa Xuân

Hình ảnh
MƯA XUÂN Tuỳ bút của Nguyễn Xuân Diện Xuân đã đem mưa về giăng khắp Hà thành. Một năm bốn mùa luân chuyển, mỗi một mùa dường như có một cái gì đó nổi trội lên, mà qua đó người ta cảm nhận được bước đi của thời gian.Với hạ là nắng, thu là gió heo may, đông là sương giá, riêng với xuân, đó là mưa. Mưa xuân. Không biết mùa xuân nào trong thuở hồng hoang xa xăm, là mùa xuân đầu tiên trời gieo mưa xuống, để rồi thành thông lệ có lẽ đến muôn đời. Cũng không ai biết ai là người đầu tiên nhìn ra được, cảm nhận được cái ý vị của mưa xuân. Và ai mà biết được là có bao nhiêu bài thơ viết về mưa xuân. Mưa xuân không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu, cũng không ồn ào, náo động như mưa rào tháng hạ. Mưa xuân êm êm giăng mắc bất ngờ. Mưa xuân như không rơi mà bay, bay lay phay như là bụi vậy. Thường thì mưa xuân vào lúc hạ tuần tháng chạp. Cứ ấy trời còn rét. Mưa vào đúng cái lúc người ta rộn ràng sắm tết. Mưa xuân đã đi vào trong tiềm thức của người ta và để lại dấu ấn đậm nét. Bạn cứ tư

6079. Trong chợ trời của kỷ nguyên ngã giá

Hình ảnh
TRONG CHỢ TRỜI  CỦA KỶ NGUYÊN NGÃ GIÁ Tản văn Nguyễn Ngọc Tư   Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Bạn kể nhỏ tới giờ bạn bị đòn hai lần. Nhớ đời. Không hẳn vì ít đòn mà nhớ như khắc như khảm. Lần đầu là năm bạn mười bảy tuổi, quãng đó là mùa đầu của làn sóng lấy chồng ngoại quốc. Cô bạn bên xóm được gả tới Busan, năm sau về thăm nhà, đem theo ông chú chồng muốn tìm vợ. Bạn được rủ qua cho người ta coi mắt, cùng với mấy đứa con gái bên xóm. Hôm đó cả đám cũng không cần ưỡn ẹo tới lui, chỉ ngồi đó thôi, cắn hột bí, phát vào vai nhau cười. Chiều lại thì má bạn hay, bà bắt nằm dài trên ván ngựa, quất ba roi, thẳng tay. ‘Má đẻ con chớ không đẻ món hàng, sao tuỳ tiện cho người ta săm soi’, bạn nhớ lúc quăng cây thước thợ may gãy đôi đi, má khóc tức tưởi một hồi, khóc lớn hơn cả bạn, khi đó choáng váng vì trận đòn đầu đời, vì nhận ra mình hạnh phúc cỡ nào bởi được nuôi dạy tử tế mà không cần kinh qua những trận mưa roi.

6080. TẾT CỦA DÂN QUÊ.

Hình ảnh
TẾT CỦA DÂN QUÊ ( Nhà thơ Trần Đăng Khoa )   Tết xưa_ Ảnh trên mạng ( PNTB ) - Văn hóa Dân tộc là đây. Đạo đức con người là đây. Hóa ra, Văn hóa không hẳn phải học hành gì nhiều. Đôi khi người ta trưng diện ra rất lắm bằng cấp mà vẫn cứ ác độc, vẫn vô hóa… -------------------------- “Chúng mày phải dạy trẻ con yêu thiên nhiên, yêu cây cối và các con vật trong nhà. Một đứa trẻ bẻ ngọn cây non mới trồng, bắn chết con chim đang bay, hay phang gãy chân con gà, con chó thì rồi sau này lớn lên, chúng nó cũng sẽ làm điều ác đối với con người.”.   Năm nay, mẹ tôi đã 102 tuổi, như­ng bà cụ vẫn ở quê với cây cối, vư­ờn tư­ợc, lợn gà. Các con đều có nhà cao cửa rộng ở thành phố cả. Nh­ưng mẹ không ra ở phố. Bà cụ không chịu nổi sự ồn ào, phồn tạp của phố phư­ờng. Cụ bảo: "Dân thành phố nó chẳng có tình cảm gì cả. Gặp nhau chẳng chào. Nhà bên này có người chết. Nhà dãy đằng kia vẫn mở nhạc xập xình. Thế thì sống sao nổi hả giời?". Cụ lại còn bảo: "Tao sinh r

6066. Một thoáng Si Ma Cai.

Hình ảnh
Một thoáng Si Ma Cai Nguyễn Ngọc Dương (PNTB) Tác giả đang tác nghiệp tại chợ Cán Câu Hôm qua Thứ Bảy (14/12/2019), chú em Quốc Hồng, Trưởng đại diện báo Nhân dân tại Lào Cai đưa mấy lão già lên Si Ma Cai ‘cưỡi ngựa xem hoa’ một ngày. Đoạn đường khoảng một trăm cây số, leo hai cung đèo, mỗi cung khoảng 30 cây, điểm cuối là thị trấn Si Ma Cai, ở độ cao hơn 1000m so với mặt biển. Trong đoàn có Văn Cự, Văn Tông, Tuấn Lợi, Xuân Mẫn và gã lớn tuổi nhất: Ngọc Dương. Tất cả đều được gọi là các “nhà” khác nhau, nhưng có cái chung là “nhà hưu”, mà chưa ai chịu “hiu hiu”. Duy nhất chỉ có “khổ chủ” kiêm lái xe Quốc Hồng là đương kim Nhà báo.

5943. Có một loài hoa

Hình ảnh
CÓ MỘT LOÀI HOA PNTB   Lần ấy, cùng anh bạn lên vùng cao săn ảnh. Đi xa, hai thằng táp xe máy vào bên đường ngồi nghỉ, uống chai nước lọc mang theo. Giữa đồng không mông quạnh, nom xuống thung lũng, thấy ruộng bậc thang san sát, nhưng bầu trời u ám, thiếu sáng, khó chụp ra ảnh. Bất giác quay mặt vào ta – luy dương sau lưng. Đó là dãy núi đá trọc lừng lững dựng ngược như đâm thẳng lên trời. Bước sát vào chân núi, mình bỗng phát hiện những cây dây leo mảnh mai, hoang dại, rễ chùm bấu chặt vào vách đá và đua nhau nở hoa.

5920. Chém gió về chó nuôi

Hình ảnh
Chém gió về chó nuôi PNTB Xung quanh con chó mà cũng lắm chuyện phết. Ngày xưa ở làng quê người ta nuôi chó chủ yếu có hai mục đích. Một là những nhà khá giả thì nuôi để chống trộm, giữ của. Những nhà nghèo chả có của nả gì thì cũng nuôi chó, nhưng để nó dọn cứt cho mấy đứa trẻ, vì ngày ấy chưa có “toa let” hay bô, vịt cho trẻ con…  Bây giờ “thời buổi văn minh”, nhất là ở thành phố đa số nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường nên con chó ít phải làm nhiệm vụ coi nhà. Nhà giầu thì cửa đóng then cài chắc chắn, lại có thêm camera, các phương tiện an ninh điện tử. Bạn bè đến chơi không gọi trước, “lập trình” đàng hoàng thì không thể vào. Nhà nghèo cũng có cái bô cho trẻ, không bậy lung tung phải gọi chó dọn. Ở nông thôn đa số nuôi chó để bán cho những nhà hàng “cầy tơ bẩy món” phục vụ khách nhậu…

5847. Những người chết bâng quơ

Hình ảnh
NHỮNG NGƯỜI CHẾT BÂNG QUƠ Nguyễn Ngọc Tư  PNTB: Lần đầu tiên “trộm” văn của Nguyễn Ngọc Tư về đăng tường nhà nên có vài nhời. Dù đã nổi tiếng, nhất là “vụ án văn Cánh đồng bất tận”, nhưng dân Bắc kỳ còn có người chưa biết đến Nguyễn Ngọc Tư, nữ nhà văn 7X, tuổi Bính Thìn, được sinh ra tận mũi Cà Mau… Riêng tôi chưa có dịp được đọc nhiều Nguyễn Ngọc Tư, nhưng hễ đọc cái nào là thích cái ấy. Chị viết cứ như chơi, cứ như đứa trẻ cầm ‘cây viết’ cào bừa lên giấy, chứ không ‘ra vẻ làm văn’, nắn nót, gọt dũa, đánh vec li con chữ… Thế mà, đọc xong cứ thấy ám ảnh, thâm thúy… NHỮNG NGƯỜI CHẾT BÂNG QUƠ (Tản văn: Nguyễn Ngọc Tư) Bữa đó trời chiều mát mẻ, trên đường đón vợ về, có đứa nhỏ chạy băng ra níu đầu xe và thảng thốt kêu ba ơi ba, con nhớ ba. Tất nhiên bạn đổ quạu xô nó ra, nạt ê mầy tính móc túi hả mậy. Tất nhiên đứa nhỏ tiu ngỉu tẽn tò bỏ đi. Chỉ là vụ nhầm lẫn mười mươi, đời này thiếu gì người giống người. Nhưng vợ bạn giàu tưởng tượng và mơ mộng, bắt đầu vẽ nên một

5830. Bạn tôi

Hình ảnh
CHUYỆN CỦA BẠN TÔI Tản văn: Nguyễn Ngọc Dương /PNTB Bạn tôi, người khá giả thì ít, nhưng người nghèo khó thì nhiều. Trịnh thuộc loại này. Tiếng là rất thân nhau, nhưng gần một năm nay mới thấy lão đến chơi. Cũng vì nhà ở xa, cách nhau hơn 40 cây số. Lão ở thị trấn huyện lỵ, còn tôi ở thành phố. Gặp nhau, chuyện thì rôm, chỉ xin kể lại vài chi tiết trong những câu chuyện của lão hôm nay.

5813. Kể thêm về khoai lang

Hình ảnh
Kể thêm về khoai lang Tác giả: Nguyễn Thông Trong bài trước, thấy tôi viết “thời của khoai lang”, mấy ông bạn cùng độ tuổi từng sống những năm tháng ấy gật gù, ừ nhỉ, chúng mình không có khoai lang chắc đói rã họng. Một ông còn bảo tao có ý kiến, hôm nào bọn ta về quê, ra ủy ban xã thưa với chính quyền rằng xã ta chưa có tượng đài gì, vậy kiếm hòn đá hoa cương sắc đỏ to, mời nhà điêu khắc nổi tiếng về tạc một tượng củ khoai lang thật to, đặt ngay giữa sân đình làng đang xây dựng, sẽ ý nghĩa bao nhiêu.  Biết là bác ấy nói đùa nhưng thấy cũng có lý. Thời bé, chả từng nghe mãi người nhớn răn dạy nhắc nhở “được mùa chớ phụ ngô khoai/đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”. Nay cũng có khi từng đi nhà hàng khách sạn, được nếm mùi sơn hào hải vị, vậy mà mùi khoai nướng hoặc hình ảnh rổ khoai lang luộc bốc khói lúc bụng đói cồn cào vẫn không thể nào quên. Mà nói chi xa xôi, những năm thập niên 1980 - 1990, người ta đói vàng mắt nhưng vẫn tự trào, đùa nhau, tự nhận mình thuộc tần

5810.Anh Hờ Hờ

Hình ảnh
Anh Hờ Hờ Tản văn của Nguyễn Quang Lập (PNTB): Đọc Nguyễn Quang Lập tỉnh cả người -------------------- Sáng nay hết tiền, lò dò ra cột rút tiền, vừa đẩy cửa cabin ATM thì gặp ngay một người đàn bà chừng năm mươi tuổi. Chị nhìn mình cười cười, nói, chào nhà văn rồi cúi mặt bỏ đi. Nhìn mặt hơi quen quen nhưng không nhớ ra là ai, nghĩ bụng chắc là một blogger nào đó. Đỗ Trung Quân vẫn hay trêu mình, bác Lập có cả một trung đoàn fans hâm mộ tiền mãn kinh, đi đâu cũng gặp, ngồi đâu cũng gặp. Hi hi, nghĩ bụng chắc chị này cũng vậy. Về tới nhà mới nhớ ra đó là vợ anh Hờ Hờ. Ủa, vợ chồng anh Hờ Hờ vào Sài Gòn khi nào nhỉ?

5773. BÉ HOÀNG SA VÀ ĐÔI DÉP MÀU HỒNG

Hình ảnh
BÉ HOÀNG SA   và  ĐÔI DÉP MÀU HỒNG Nguyễn Thị Kim Thoa : Nhân vụ Bác sĩ Hoàng Công Lương ở tỉnh Hòa Bình bị xử oan, tôi công bố bài này để chia sẻ cùng ông. ------------ Từ sau 1975 có nhiều ngày trở nên ồn ào, náo nhiệt. Ngày cách mạng tháng Tám, ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, ngày giải phóng miền Nam, ngày thương binh liệt sĩ, ngày phụ nữ, ngày nhà báo, ngày người cao tuổi, ngày thầy thuốc, ngày HIV, ngày bệnh lao, ngày thành lập Đảng… Ngày nào cũng là ngày kỷ niệm, cũng rất quan trọng và đáng nhớ. Hội hè, kỵ chạp, cúng giỗ ăn uống ngồm ngoàm, rước xách đều như nhau cả. Ngày 20 tháng 11, ngày nhà giáo Việt nam Xã hội chủ nghĩa có lẽ là một ngày rộn ràng, náo nhiệt nhất trong năm. Trên các nẻo đường từ thành phố đến thôn xóm làng quê, học sinh, sinh viên các cấp kể cả phụ huynh, từng người, từng nhóm, từng đoàn lũ lượt đi bộ, đèo xe cặp đôi, cặp ba, hàng dọc hàng ngang tìm đến nhà thầy cô để tặng hoa tặng quà.

5761. Điều Còn Lại

Hình ảnh
ĐIỀU CÒN LẠI Tản văn: Nguyễn Ngọc Dương Khi tỉnh Lào Cai tái lập - 1991, tôi được biết đến Nguyễn Văn Công (Văn Công), một trong những “ngôi sao” của làng báo ở tỉnh. Hơn bốn chục tuổi, thân hình vạm vỡ, da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng, lông mày rậm và luôn thường trực nụ cười trên môi như thể không có lúc nào để buồn. Thời kỳ Tỉnh mới tái lập, vạn sự còn “trứng nước”, thị xã tỉnh lỵ chưa hình thành, trụ sở Báo Lào Cai chưa có, đang còn ở nhờ mấy gian nhà tranh tre nứa lá, những nhà báo thực sự tác nghiệp như Văn Công chỉ đếm trên đầu ngón tay… Trong bối cảnh đó, anh là một trong những cây bút xông xáo khắp các hang cùng ngõ hẻm, góp phần làm cho diện mạo tờ báo của Tỉnh ngay từ khi mới tái lập đã xứng đáng là tờ báo số một ở địa phương. Lúc đó tôi công tác ở một cơ quan của Tỉnh ủy, nhưng thỉnh thoảng có bài viết với tư cách cộng tác viên của Báo, nên quen biết Văn Công. Dần dần quý mến anh, đơn giản bởi tính cách trung thực và khiêm nhường. Công không biết nịnh, không biết “

5756. MỘT LẦN NGƯỢC NÚI…

Hình ảnh
MỘT LẦN NGƯỢC NÚI… Nguyễn Ngọc Dương  /PNTB LCĐT - Một lần, tôi và người bạn đồng hành lên một xã vùng cao trên tuyến đường nông thôn mới. Vừa đi vừa chụp ảnh hai bên đường. Khoảng 30 phút sau thì đặt chân tới một thôn nằm chót vót trên đỉnh núi. Không biết ở độ cao nào nhưng thấy trời mát dịu, không khí trong lành. Gặp một chàng trai dân tộc Dao đỏ. “Hai ông đi đâu đấy?”- chàng trai hỏi. “Chúng tớ muốn lên cao nữa để nhìn thấy cái “mâm xôi” ruộng bậc thang kia”. “Ồ, thế thì đi theo cháu lên trên ấy”. Thấy hai người ngần ngại, chàng trai biết ý, bảo: “Có đường bê tông, xe máy lên được mà”. Nghĩ bụng, bây giờ được leo núi bằng xe máy, ngày xưa ai mà dám mơ. Thế rồi chàng trai kia chạy trước, hai chúng tôi bám theo.

5747. MINH ƠI!

Hình ảnh
MINH ƠI!   Tản văn của Trần Kỳ Trung PNTB: Tôi đã đọc bài này ngay sau khi nhận được quà tặng tập Tản văn Nhớ, Thương…và Hội An của Nhà văn Trần Kỳ Trung. Vẫn chỉ là một con người khi ai cũng gọi anh ta là “Thằng Minh Khùng”, thì trong con mắt tác giả là “Thằng Minh Tử tế” (một góc nhìn khác người: Nhân văn). Chữ “khùng” của người Hội An có vẻ gần giống với những chữ “hâm”, “gàn”… gì đó ở ngoài Bắc. Cái tốt, cái tử tế đã trở thành hiện tượng cá biệt, thậm chí “dị biệt” thì xã hội sẽ như thế nào nhỉ?... Con không phải là người lãnh đạo, chuyên lên truyền hình khoe giọng, càng không phải là đại gia thích phô phang giàu có, cũng không phải nhà văn, nhà thơ… lúc nào cũng tự hào viết thiên kinh, vạn quyển… mà đơn giản con, người Hội An, vẫn gọi: “Thằng Minh khùng”. Hỏi bất cứ người Hội An nào trong phố cổ, họ đều biết con. Riêng chú, chú không gọi con là “Thằng Minh khùng” mà chú gọi con “Thằng Minh tử tế”.

5741. BÙI VĂN BỒNG - ÁNG CỎ BỒNG LẺ LOI ĐI MUÔN DẶM XA RỒI TIỄN BÙI VĂN BỒNG VIỄN DU

Hình ảnh
BÙI VĂN BỒNG - ÁNG CỎ BỒNG LẺ LOI ĐI MUÔN DẶM XA RỒI TIỄN BÙI VĂN BỒNG VIỄN DU Lâm Khang Đại tá, Nhà văn, nhà báo Bùi Văn Bồng Sáng nay, 5/4/2018, một nhóm thân hữu Hà Nội khởi hành từ sớm về Xứ Thanh để tiễn biệt Đại tá, Nhà văn, Nhà báo, Thi sĩ Bùi Văn Bồng đi vào cuộc viễn du mới, và là cuộc viễn du cuối cùng của ông. Nhà văn Phạm Thành, người đồng châu quận, đồng môn với Đại tá Bồng rời khỏi nhà, khi mà có đến nửa tá nhân viên canh cửa suốt đêm qua và xông ra ngăn bước anh. Anh phải nói với đám lính này rằng: Báo cáo ngay với sếp của mày, hôm nay Phạm Thành về quê. Lập tức, thông tin này được báo cáo sếp an ninh. Chỉ vài phút sau, sếp phó của họ đã đi xe máy đến nhà Phạm Thành và đưa ra điểm đón xe đi Thanh Hóa. Không được may mắn như Phạm Thành, nhà văn Nguyên Bình, con gái Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng bị canh cửa cả đêm trước. Sáng sớm, chị bước ra khỏi nhà đã bị chặn lại. Chị cho biết: Bảo nó là đi đám tang, nếu tốt thì đưa đến chỗ có xe đón. Lúc đầu nó đ

5710. VỀ CÁI SỰ ĂN

Hình ảnh
VỀ CÁI SỰ ĂN Tản văn của Nguyễn Ngọc Dương   Có lẽ không có từ nào trong tiếng Việt lại có nghĩa phong phú như từ ĂN. Thực ra, ăn với nghĩa chung nhất chỉ là động tác nhai và nuốt. Nhưng từ ăn được ghép với nhiều từ khác để phản ánh những nét nghĩa khác nhau thì mất gần hết một mục nguyên âm “Ă” trong cuốn Từ điển tiếng Việt. Nào là ăn giỗ, ăn tết, ăn bám, ăn chặn, ăn báo cô, ăn bẩn, ăn của đút; nào là ăn chẹt, ăn chay, ăn độn, ăn đất, ăn cướp; nào là ăn hại, ăn kiêng, ăn dè..., nhiều lắm. Tuy nhiên trong bài này, người viết chỉ nói về cái sự ăn với nghĩa gốc của nó.

5688. VỀ THĂM CÂY MUỖM

Hình ảnh
Về thăm cây muỗm Tản văn của Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB Năm 1965, gia đình tôi đi khai hoang, lập quê mới ở xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Bốn năm đầu, có 3 lần làm nhà ở 3 vị trí khác nhau. Lần cuối là ngôi nhà 3 gian, cột chôn chống nóc, mái tranh, vách nứa được dựng ở một dệ đồi hình mui rùa. Tất cả 10 cái cột đều làm bằng cây lõi thọ, tuy xù xì nhưng độ bền cao, chôn xuống đất không bị mối mọt… Theo như quan sát bằng mắt thường của tôi thì đây là một vị trí “đắc địa”. Phía sau nhà cao dần lên là một đồi chè, hai bên và phía trước thấp dần xuống là một tràn ruộng nước mới khai hoang, không gian thoáng đãng, hướng Đông - Nam, nhìn về quê gốc Hải Phòng. Vị trí quả đồi nằm song song và cách con đường số 4 khoảng sáu bẩy mươi mét về phía bên phải. Con đường này năm 1968 - 1969 do quân đội Trung Quốc giúp nâng cấp, nên đổi tên là đường “hữu nghị 7”. Mười năm sau đó, khi cần “cho VN bài học,”, ông Đặng Tiểu Bình đã có sẵn đường cho bộ binh tiến sâu vào ba bốn chục km.  

5684. Đi Vân Đình chén thịt chó

Hình ảnh
  Đi Vân Đình chén thịt chó Nguyễn Xuân Diện (Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB): Họa sỹ Phan Kế An sinh năm 1923 vừa ra đi  hồi 10h13 ngày 21/1/2018 . Tôi có vinh dự được gặp, ăn cơm cùng Họa sỹ một lần ở số 8 Chu Văn An (HN) trong một dịp Hội nghị Văn nghệ toàn quốc mười mấy năm trước. Ăn xong Họa sỹ định đi xe ôm về, nhưng tôi đã xin được đưa ông về bằng xe cơ quan đi công tác. Ông có nhắc đến thời kháng chiến 9 năm có sáng tác ở Lào Cai và hẹn có dịp sẽ quay lại thăm Lào Cai, nhưng nay thì ông đã đi xa...Vô cùng thương tiếc ông, một họa sỹ đầy tài năng. Cầu nguyện cho hương hồn ông mau siêu thoát miền cực lạc.  (NXD) - Thương tiếc vĩnh biệt Họa sĩ Phan Kế An, xin đăng lại bài viết về một chuyến du hý cùng ông về Vân Đình chén bữa thịt chó, 10 năm trước đây. Du hý - 2008: ĐI VÂN ĐÌNH, CHÉN THỊT CHÓ Nguyễn Xuân Diện Hôm nay, không hiểu tại thời tiết, hay tại làm sao mà nhà thơ Vân Đình Hùng nổi hứng mời tôi về quê ông chơi. 8 giờ 30 mới gọi, hẹn 10 giờ 30 xe đến đón tôi tận cổng

5489. SƠN ĐOÒNG

Hình ảnh
S Ơ N Đ O Ò N G Tùy bút CHU VĂN SƠN PNTB: Một Tùy bút cực hay ! 1. Báu vật và huyền thoại Là xứ sở đá vôi, nên nước Việt cũng là xứ sở hang động. Tỏ mờ trong mỗi lòng Việt hẳn đều có những bóng hình hang động được gieo cấy từ đời não đời nào. Không Từ Thức, Mắt Rồng (Thanh Hóa), thì cũng Tràng An, Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), Cắc Cớ, Hương Tích (Hà Tây). Chẳng Đầu Gỗ, Thiên Cung, Sửng Sốt (Quảng Ninh), thì cũng Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn). Chả Pác Bó, Ngườm Ngao (Cao Bằng), Cống Nước (Lai Châu), thì cũng Phong Nha (QuảngBình), Huyền Không (Đà Nẵng)… Lắm hang nhiều động đến thế rồi, thêm một cái nữa, liệu có làm nên khác biệt gì không ? Nghĩ cũng lạ, ở nước này, ba tỉnh được phú cho nhiều kỳ quan đá vôi nhất đều có chữ “Bình”, chữ “Ninh” : Quảng Ninh, Ninh Bình và Quảng Bình. Chả biết những đất ấy đã thật Bình thật Ninh chưa. Bởi, chỉ cần Bình thật, Ninh thật thôi, các kỳ quan đá vôi trời cho kia sẽ biến mỗi tỉnh thành một con rồng. Là tôi nghĩ thế. Cũng mong nó