Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

6202. KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN

Hình ảnh
KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN Tác giả: TS Nguyễn Thị Từ Huy – Phỏng vấn bởi Phan Văn Thắng (Văn hóa Nghệ An)  ( LỜI TÒA SOẠN : Làm gì để có thể thay đổi nền giáo dục đang quá trì trệ và lạc hậu của chúng ta hiện nay? Đó là câu hỏi phải trả lời, là nhiệm vụ phải thực hiện của mọi người Việt Nam. Thực ra đã có nhiều lời giải nhưng cơ bản vẫn là vô vọng vì hình như chưa có cái nhìn nào xuyên thấu và cách làm nào thật sự sáng suốt và đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Dẫu sao, mỗi một ý kiến có trách nhiệm đều là một viên gạch đáng quý để xây dựng lại nền giáo dục đã quá cũ kỹ và lạc hậu của nước nhà. Trên tinh thần đó, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi về chủ đề Giáo dục khai phóng giữa nhà báo Phan Văn Thắng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đến từ đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh). PHAN VĂN THẮNG:   Thưa Ts, trong mấy năm gần đây, đã có nhiều trí thức, nhà giáo dục ở VN kêu gọi nền giáo dục VN cần thực hiện theo triết lý giáo dục khai phóng. Gần đây

6201. Ý kiến Đại biểu

Hình ảnh
Ý kiến Đại biểu   (VTC News) -  Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh, không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực của đất nước. Sáng 26/3, đóng góp tại phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Quốc hội cần tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành nghị quyết về tăng cường năng lực, hiệu lực hiệu quả của công tác giám sát của Quốc hội và HĐND, chú trọng giám sát việc sử dụng quyền lực và nguồn lực của đất nước. "Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của Nhân dân. Đặc biệt, không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực của đất nước, cần cảnh giác tình trạng thâu tóm quyền lực bằng thể chế. Quốc hội cần phát huy quyền lực của Nhân dân để đào tạo cán bộ lãnh đạo cho đất n

6200. Phật tại tâm

Hình ảnh
Phật tại tâm Nguyễn Ngọc Dương/PNTB Mới đây có dịp vào làng, tình cờ gặp lại ông bạn đồng niên đã lâu lắm không thấy mặt. Lão nhìn thấy mình, mắt tròn mắt dẹt, mồm chữ o sang chữ a rồi hét toáng lên “Đúng rồi, Ngọc Dương!...”. Lão ta vồ lấy mình ôm chặt, như người nông dân sợ mất một thúng thóc… Lão mời bằng được đến thăm gia cảnh… Bước qua cái sân nhỏ mốc rêu là ngôi nhà gỗ cũ kĩ, ba gian hai chái, kiểu “tiền tàu hậu bẩy” của thời cách nay hơn nửa thế kỷ. Gian giữa là ban thờ gia tiên; bên phải là nơi trà nước, tiếp khách; bên trái là khu vực thờ Phật. Lão bảo, tuy đồng tuế, nhưng ông “có chữ”, tiện đây xem giúp tôi cái nơi thờ Phật… Mình lẳng lặng ra đứng trước ban thờ xem xét. Vừa xem vừa trộm nghĩ, “ây dà, gần như bài trí ở chùa!”. Chính điện là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng gỗ ngồi thiền trên tòa sen, các tượng Tam Thế, Tam Tôn, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Thích ca sơ sinh… Một lư hương to bằng đồng ngự ở ngoài cùng. Ngoài ra có cả tượng Di Lặc, Ca Diếp,

6199. Diệt “cỏ dại”

Hình ảnh
Diệt “cỏ dại” 1. “Luân chuyển”   Có lần đến xã vùng cao biên giới gặp một anh giáo viên. Hỏi hoàn cảnh gia đình, anh cho biết: “cháu mới phải luân chuyển từ huyện lên đây”. “Thế còn chị ấy?”, “Nhà cháu cũng là giáo viên, 6 năm trước luân chuyển lên. Được 2 năm, cháu ở thị trấn huyện lị phải “xung phong” lên để được gần vợ gần con. Nói thật, xin lên chỗ khó khăn hơn mà cũng phải “chạy” chú ạ, nhưng nhẹ nhàng thôi. “Lên đây chúng cháu làm được cái nhà gỗ, gọi là ổn định. Nhưng năm ngoái, họ lại điều nhà cháu về gần huyện, bảo là theo “quy trình luân chuyển”. Thế là vợ chồng lại “Ngưu Lang - Chức Nữ!”. “Từ huyện lên đây có xa không?”. “Ba bốn chục cây thôi, nhưng đường đi khó lắm, vừa dốc, vừa cua, có lúc bị sạt lở tắc đường hàng ngày mới thông. Mỗi tuần cháu về một lần, đôi khi 2 tuần, về rồi không muốn lên nữa”. “Thế sao không xin cho chị ấy ở lại vùng cao để đỡ đi lại?”. “Ôi chú, đã gọi là XIN thì CHO hay không là QUYỀN họ. Thời buổi này “xin” cái gì cũng phải “chạy” chứ khôn

6198. Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng

Hình ảnh
Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng Tác giả: Nguyễn Quang Thiều Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Vanvn- Trong những ngày này, tôi đã thay đổi một vài thói quen. Một trong những thay đổi đó là bây giờ tôi thường ngồi im lặng trong đêm không viết, không vẽ. Và trong những đêm như thế, có những câu thơ của tôi viết từ mấy chục năm trước vô tình trở về và vang lên: Quanh các con tôi thế giới đang tự sát Hai đứa bé không hay vẫn nhặt lá vườn Còn sót lại sau mùa cây sưng phổi Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Đấy là những câu thơ trong bài thơ  Con bống đen đẻ trứng , viết năm 1993, vừa được in lại trong tập thơ  Dưới trăng và một bậc cửa , Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2020. Bài thơ nói về sự sụp đổ hay là sự kết thúc của của một thế giới đắm chìm trong tham vọng điên rồ vật chất, trong sự ích kỷ, trong vô cảm, trong bất công, trong tranh giành lợi ích và quyền lực, trong độc ác… Tôi đã cõng các con tôi chạy trốn khỏi thế giới ấy trở về nơi thanh sạch cuối cù

6197. Khi ông Đinh La Thăng bị "phanh thây" tại 6 phiên tòa, liệu các vị bộ trưởng khác có an toàn?

Hình ảnh
Khi ông Đinh La Thăng bị "phanh thây" tại 6 phiên tòa, liệu các vị bộ trưởng khác có an toàn? Tác giả: Nhà báo Hoàng Hải Vân Ông Đinh La Thăng tại một phiên tòa.  Ảnh : TTXVN Ông Đinh La Thăng nói phiên tòa đang diễn ra là lần thứ 6 ông ra tòa và 5 lần trước VKS đều luận tội giống như cáo trạng (lần này cũng không khác). Tôi còn thấy tội của ông từ kết quả điều tra, đến cáo trạng, đến luận tội, sơ thẩm và phúc thẩm căn bản không khác nhau. Các luật sư không gỡ tội cho ông được, còn các thẩm phán thì không có ý định gỡ tội cho ông, ông tự gỡ tội cho mình thì vô vọng. Tôi nói ông bị “phanh thây” là bởi mức độ đau khổ và uất ức về thể xác lẫn tinh thần của ông so với việc phanh thây là không khác mấy, đối với nhiều người thì sống như thế này không bằng chết. Tôi theo dõi tất các phiên tòa xử ông để tìm chứng cứ tham nhũng hay hối lộ hoặc nhận hối lộ, nhưng không thấy, không có bất kỳ cáo buộc nào về những tội danh này. Đó là lý do tôi viết cái tút từ 3 năm trước, rằng cần cô

6196. Dễ hiểu nhất về thầy Phật và thầy Chùa

Hình ảnh
Dễ hiểu nhất về thầy Phật và thầy Chùa Tại sao cha ông ta gọi sư là thầy chùa? Thầy ở chùa có còn ở các chùa hiện nay không? Gã mời bà con đọc bài viết của nhà giáo Thái Hạo , một người am hiểu Phật giáo với lối viết dung dị, dễ hiểu để chúng ta thấy đa số các chùa ở nước ta hiện nay đang bị biến dạng như thế nào. Phật giáo là một trong những rường cột Đức của Dân tộc. Phật giáo biến dạng - Đức biến dạng. 1, Phật giáo là gì? Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những