Bài đăng

6302. Cứ có quyền trong tay là muốn “xử lý” những ai trái ý (?!)

Hình ảnh
Cứ có quyền trong tay là muốn “xử lý” những ai trái ý (?!) PNTB   ĐBQH Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) Ông Nguyễn Văn Hùng, b.tr. VHTT&DL lâu nay có hơi nhiều chuyện lình sình về cung cách quản lý và ứng xử văn hóa, khiến dư luận rất bức xúc. Không phải chỉ Nhân dân mà đối với Đại biểu QH, ông cũng mất nhiều tín nhiệm. Gần đây ông Hùng là một trong số 3 Chính khách nhận được nhiều “phiếu tín nhiệm thấp” nhất trong số 44 chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn. Thế nhưng có vẻ ông chưa chịu soi gương để tự nhìn thấy khuôn mặt của mình. Trước dư luận trái chiều về phim ĐRPN, ông Hùng tỏ ra muốn “Xem xét xử lý nếu có xúc phạm, bôi xấu phim Đất rừng phương Nam”. https://vnexpress.net/xem-xet-xu-ly-neu-co-xuc-pham-boi-xau-phim-dat-rung-phuong-nam-4674165.html Ông Nguyễn Văn Hùng tại nghị trường QH (phải),  đang nghe đại biểu Trịnh Xuân An góp ý. Nhiều người phê phán bộ phim đã có nhiều chi tiết sai quan điểm lịch sử - văn hóa ví như chen vào phim những yếu tố về một tổ chức của Người H

6301. Đứng giữa các siêu cường

Hình ảnh
Đứng giữa các siêu cường PNTB   Tướng Phan Văn Giang tại  Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh 30/10/2023 Vào năm 2022, Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đã công bố “Sáng kiến an ninh toàn cầu”. Hôm 29/10, đã khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 có chủ đề “An ninh chung, duy trì hòa bình lâu dài” có sự tham gia của Bộ trưởng quốc phòng, Quân đội, chuyên gia, học giả đến từ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Bộ trưởng QP Phan Văn Giang của Việt Nam dự Hội nghị. Đáng chú ý, trong hội nghị này, có 4 nước quan hệ ngoại giao cấp cao nhất là Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Mỹ. Đúng là Việt Nam đứng giữa các siêu cường. Mục tiêu của Hội nghị này là bảo đảm “AN NINH CHUNG, DUY TRÌ HÒA BÌNH”, nhưng Trung Quốc và Nga lại ra sức chỉ trích Mỹ. Còn Việt Nam đứng giữa, biết ăn nói thế nào đây? Trước hết , “BTQP Nga Sergei Shoigu cáo buộc Mỹ đang tiếp tay cho các cuộc xung đột địa chính trị để duy trì vị thế “bá chủ”. Ông Shoigu cảnh báo nguy cơ xảy ra đối đầu giữa các nước lớn trong

6300. Chuyện cán bộ “Kê khai tài sản”

Hình ảnh
Chuyện cán bộ “Kê khai tài sản” PNTB Vụ kỷ luật bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, nhiều người thấy hả hê vì cho rằng, đảng rất nghiêm minh. Nhưng qua câu chuyện này thì nhiều người cũng cho rằng, “chúng ta để lọt cán bộ không đủ đức, đủ tài vào BCH Trung ương khóa 13”, mặc dù sau ĐH đã có nhiều ý kiến cho rằng, công tác chuẩn bị nhân sự khóa 13 chúng ta làm rất “bài bản, chặt chẽ…” Nhưng thực tế, chưa được nửa nhiệm kỳ đã có đến 7 UVTƯ bị cách chức, thôi chức, khai trừ ra khỏi đảng, khởi tố:  PGS-TS Vũ Văn Phúc nhận định: “Thực tiễn vừa qua đã chứng minh là QUY TRÌNH RẤT ĐÚNG NHƯNG CHỌN CÁN BỘ SAI !... Theo ô ng Phúc thì “ ngoài quy trình chặt chẽ, phải huy động được trí tuệ của toàn dân, của đội ngũ hơn 5,3 triệu đảng viên tham gia vào công tác cán bộ”. Thực ra việc này nhân dân đã nói lâu rồi... Trở lại trường hợp Lê Đức Thọ bị xử lý, nghe đâu anh ta phân bua là mình bị “xử lý oan”. Anh ta bị “đánh hội đồng”, vì trong đảng còn có rất nhiều người giàu hơn anh ta rất nhiều.  Thọ

6299. Chấp nhận sự khác biệt !

Hình ảnh
Chấp nhận sự khác biệt ! PNTB Trên đời có nhiều cái khó, một trong những cái khó nhất là chấp nhận sự khác biệt ! Sự khác biệt là những nét riêng được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của một cá nhân, một nhóm người hay cộng đồng xã hội (tạm gọi là ‘chủ thể’). Sự khác biệt có thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động, cách ứng xử của chủ thể này đối với chủ thể khác.   Nếu muốn ai cũng như ai, muốn cái gì cũng phải giống nhau… Như vậy thì sự vật không thể phát triển, xã hội không thể tiến bộ. Một trong những Quy luật cơ bản của triết học Mác là vạn vật đều phát triển trong sự “thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” … Nhiều người biết, nhưng không phải ai cũng vận dụng được. Kể từ khi thế giới không còn hai phe, khi trụ cột xhcn sụp đổ bởi những sai lầm từ bên trong, thì khẩu hiệu “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” để lật đổ chế độ tư bản, thấy ít người nhắc đến, vì biết là không thể. Cái ta định “lật đổ” nó không còn như khi Mác

6298. Sự phá hoại kinh tởm!

Hình ảnh
Sự phá hoại kinh tởm! PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Có thể nói, một trong những NIỀM VUI nhất cho cả hai bên trong việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, là việc khai thác Đất hiếm ở Việt Nam, nơi có trữ lượng đứng thứ nhì thế giới (chỉ sau TQ).   Ai cũng biết, Đất hiếm là thứ tài nguyên đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghệ cao với đời sống con người, đặc biệt là trong chế tạo vũ khí, khí tài quân sự … Nhiều người nói nó còn quý hơn cả vàng, kim cương… Hy vọng rằng, Đất hiếm sẽ góp phần cho đất nước ta “thay da đổi thịt” trong tương lai, khi quan hệ với Hoa Kỳ, một quốc gia có kỹ nghệ hàng đầu về lĩnh vực chế biến, sử dụng “tinh chất” của Đất hiếm! Ngay từ tháng 6/2023, các cơ quan chức năng đã nhận thấy tín hiệu: Đất hiếm ở Việt Nam đang bị xâm hại: “Bộ Tài nguyên đề nghị loạt địa phương điều tra việc buôn bán đất hiếm trái phép” https://tienphong.vn/bo-tai-nguyen-de-nghi-loat-dia... Đến 11/10 thì có tin: Ở Yên Bái, khoảng 100 công an, cảnh sát của

6297. Người ta đến chùa làm gì?

Hình ảnh
Người ta đến chùa làm gì?  Tác giả: Tạ Duy Anh    Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài. Bà nhất định bắt tôi đi giật lùi mỗi khi từ Chùa trở ra. Có lẽ do cuộc đời chịu quá nhiều tai ương, vì thế khi đã trưởng thành, tôi vẫn thường tìm đến cửa Phật mỗi khi cảm thấy đầu óc âm u, chỉ để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, thanh sạch. Lời cầu xin duy nhất của tôi là mọi tai họa nếu có, hãy đổ hết lên đầu tôi, nhưng chừa các con các cháu, người thân của tôi ra. Nhưng cũng chính cái việc chăm đi chùa, lại khiến tôi cứ dần dần thất vọng ê chề về cái nơi vẫn được gọi là cửa Phật ấy. Mọi thứ tại đó thay đổi còn nhanh hơn cả ở chốn phàm trần. Thậm chí có thể nói rằng, nơi những cửa chùa mà tôi có dịp đến “ăn mày Phật” giờ đây là nơi nhiều nhốn nháo nhất. Tràn ngập là xôi, thịt và nhữ

6296. “Chọn bạn mà chơi”

Hình ảnh
“Chọn bạn mà chơi” PNTB - Nguyễn Ngọc Dương                                     Ảnh minh họa: Ngọc Dương Trong quan hệ đối tác Chiến lược Toàn diện Trung – Việt có 16 chữ: “Sơn thủy tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”. Phía TQ nhấn mạnh: “Mối quan hệ cùng nhau, giống nhau toàn diện về tư tưởng, lí tưởng, văn hóa”. Người dân Việt Nam nhận thấy, 16 chữ với TQ là những chữ “sơn son, thiếp vàng” … dường như muốn che đậy điều gì để Việt Nam phải lệ thuộc như ngàn năm Bắc thuộc? Quan hệ  Đối tác Chiến lược Mỹ - Việt, cũng 16 chữ: “Khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Người Mỹ còn tặng Việt Nam bốn từ: “Mạnh, Độc lập tự cường và Thịnh Vượng”. Dân Việt Nam bình luận: Đó là những câu chữ mộc mạc, thực tế, thẳng thắn và chân thành. Người Mỹ đơn giản ủng hộ Việt Nam Độc lập, Hùng mạnh, Thịnh vượng và Tự cường, bằng những hành động thực tế. Đó vốn là mong ước hằng nghìn năm của Dân tộc Việt Nam. Người Việt vốn

6295. ““Khuôn vàng thước ngọc" ”

Hình ảnh
“Khuôn vàng thước ngọc"  Nguyễn Ngọc Dương Từ xa xưa, những đứa trẻ trong các gia đình, nhất là những gia đình khá giả thường bị người lớn “bao cấp” từ ý thức đến hành động, nhất nhất phải tuân theo cho đến lúc lấy vợ gả chồng: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Giới “mũ cao áo dài” là “quan phụ mẫu”, tức “cha mẹ dân”, bất luận sai đúng thì dân không được trái lời. Đó là thứ văn hóa đã tồn tại hằng nghìn năm. Cách mạng về đã “đánh đổ chế độ phong kiến thối nát”, ai cũng vỗ tay cho rằng, xã hội mới là hoàn toàn “ưu việt”, không còn dính dáng gì đến những thứ văn hóa lạc hậu, thấp kém của chế độ phong kiến. Thế nhưng, trải qua 2/3 thế kỷ, thực tiễn đã cho thấy “cái xác” phong kiến tuy đã “chôn sâu ba tấc đất”, nhưng “cái hồn” của nó vẫn lẩn quất khắp nơi, dù chế độ mới ít nhiều cũng đã có tiến bộ. Có lẽ Quy luật của “ý thức xã hội” trong đó có “văn hóa, đạo đức…” không thể “đứt đuôi con nòng nọc”, khi một chế độ mới được thiết lập về mặt Hình thức nhưng chưa căn bản thay đổi về

6294. Nhớ "cụ" Duối

Hình ảnh
Nhớ “cụ” Duối Nguyễn ngọc Dương   Xa quê từ năm 1965, nhưng đến nay không lúc nào tôi không đau đáu nhớ về nơi chôn rau cắt rốn. Trong nỗi nhớ ấy, không hẳn là những gì “to tát” mà có cái nói ra thì bảo “tầm thường”, trong đó có cây Duối ở bờ dậu sau nhà. Tôi thường nghĩ, đó là “cụ” duối bởi từ lúc 5-6 tuổi (70 năm trước), khi biết đến cái khuôn viên nhà mình do ông cha bao đời để lại là tôi đã thấy cây duối cao to, sần sùi gần bằng những năm gần đây. Cây được cụ cố (tứ đời) nhà tôi trồng. Như vậy “cụ” duối có thể được trồng trong khoảng cuối thế kỷ 19, đến nay cũng khoảng 130 năm tuổi? “Cụ” Duối đứng một mình trong hàng dậu tre vân. Hàng dậu ngăn vườn sau nhà tôi với con đường chạy vắt ngang theo chiều Đông – Tây trong ngôi làng hình chữ nhật hướng Nam. Vị trí cây duối còn đánh dấu khu đất của nhà tôi và khu đất của gia đình ông cụ mà thày tôi gọi là chú họ ở phía Tây, bên phải ngôi nhà. Thời còn niên thiếu, tôi và mấy đứa bạn thường chui qua gốc duối để vào xóm trong, tạo

6293. Bác tôi

Hình ảnh
Bác  tôi Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Mới đây tôi đi dự ngày giỗ lần thứ 50, đồng thời cũng là 110 năm ngày sinh của Bác tôi. Bác tên là Nguyễn Văn Năm, cũng là con trai thứ 5 trong gia đình. Ở quê, có nơi gọi quan hệ “con cô con cậu” dù là anh hay em mẹ cũng đều là “cậu”. Nhưng riêng làng tôi thì chỉ gọi em mẹ là cậu, còn anh mẹ là bác. Tuy mẹ (bu) tôi là em con chú của bác Năm, nhưng ông bà ngoại tôi không có con trai, nên để tránh “tuyệt tự”(1), bác Năm được Cụ ngoại giao cho “kế tự”, nghĩa là người NỐI DÕI. Đã là người nối dõi thì coi như CON TRAI. Vì thế, anh em “con chú con bác” giữa Bu tôi với Bác trở thành “anh em ruột”.   Năm 1973, mới 60 tuổi, Bác mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Trước khi lâm chung vài tuần, Bác cho người tìm tôi, lúc đó đang công tác ở cơ quan huyện Bảo Thắng, là phải về ngay để Bác nhờ một việc. Tôi đạp xe 20 cây số từ Phố Lu về Phong Niên, vừa ngồi xuống, Bác nói luôn: “Cháu có biết ‘triện tàu lá rắt’ không?”. Mới 25 tuổi, chưa được học hành gì nhiều, ng

6292. Chị tôi

Hình ảnh
Chị tôi  Bài của Nguyễn Đình Thi [Kỷ niệm 32 năm, ngày mất của anh rể tôi – chồng chị - 10/4 (âm lịch) năm 1991] Chị tôi Là con cả trong gia đình 5 chị em, năm nay Chị vừa bát tuần. Nhưng có lẽ do số phận an bài mà cuộc đời Chị không ít long đong! Ngay khi lọt lòng mẹ, Chị đã bị ngạt – tôi được thày bu kể - do ca sinh khó trong cái thời ở làng quê chỉ biết nhờ bàn tay Bà Tắm. Chị không cất được tiếng khóc chào đời!… Mọi người ngậm ngùi chuẩn bị “đưa Chị ra đồng” thì bất ngờ Chị cựa quậy, hồi sinh! Chắc do Bà Mụ “nhầm lẫn” gì đó, nhưng đã kịp thời “sửa sai”? Đó là lý do khiến Chị không hẳn được bình thường như mọi người!... Thày bu tôi đặt tên Chị là “Mười”, chắc mong sao Chị lớn lên nếu không được “mười phân vẹn mười” thì cũng được nên người bình dị.     Trong một gia đình nghèo khó, sáu, bảy tuổi Chị đã phải chăn trâu, cắt cỏ, xay lúa, giã gạo, bế em… Những năm mới hòa bình, Chị cũng được thày tôi dạy dăm ba chữ quốc ngữ trong chương trình “bình dân học vụ”. Nhưng do tiếp th

6291. Văn hóa gì?!

Hình ảnh
Văn hóa gì?!   PNTB Có lẽ Việt Nam hiện nay là một trong những nước sính “to tát”, sính “hoành tráng”, bất chấp nó là thứ văn hóa gì! Một lần tới Băng Cốc, tôi vào phòng ăn sáng của khách sạn dễ có đến 500 người. Đông như thế, nhưng thực khách không ai nói to. Trong mâm, họ nói chuyện với nhau rất nhỏ nhẹ mà không bị bất kỳ tiếng ồn nào che lấp. Hơn nữa, tiếng nhạc du dương được lắp đặt trong một hệ thống loa nhỏ rải khắp phòng ăn. Ngồi chỗ nào cũng thưởng thức một giai điệu thanh thoát, nhẹ nhàng. Người ta vừa ăn vừa thưởng thức thứ âm nhạc như vậy. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tôi được dự nhiều sự kiện mà trong đó thường có “Chương trình văn nghệ chào mừng”. Điều phản cảm nhất là tiếng nhạc, tiếng hát bị những anh thợ âm li chỉ thích vặn to volum. Khi bật nhạc lên là hành hạ người nghe. Tiếng nhạc, tiếng hát có hay đến mấy, khách mời cũng muốn chuồn ra khỏi hội trường. Nếu giữ lịch sự, cố ngồi lại thì phải lấy ngón tay bịt lỗ tai. Ở khu dân cư, có những nhà thích mở