Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

6248. Vẫn cần bàn thêm: Giữ hay bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ?

Hình ảnh
Vẫn cần bàn thêm: Giữ hay bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ? Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, thực ra cũng chỉ mới xuất hiện ở khắp các trường, lớp học trong vài chục năm nay, chứ thời chúng tôi còn đi học (từ lớp 1 đến lớp 10 – hết cấp 3) không thấy có. Cho đến năm 2018, trên báo Giáo dục Việt Nam (nay là Tạp chí Giáo dục Việt Nam) có bài của tác giả Bùi Nam với tiêu đề “Một lần nữa lại phải bàn về giữ hay bỏ “tiên học lễ, hậu học văn ”. Với tiêu đề bài báo đã chứng tỏ câu này từng trải qua những cuộc tranh cãi “bất phân thắng bại” cho nên mới “lại phải bàn…”. Tất nhiên, tác giả Bùi Nam cũng vẫn ủng hộ việc giữ khẩu hiệu này https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/mot-lan-nua-lai-phai-ban-ve-giu-hay-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-van-post192238.gd Tại sao có chuyện đó? Tôi dám chắc vì (vô tình hay hữu ý) có những cách hiểu khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nội hàm câu ‘khẩu hiệu’. Khi tranh luận một vấn đề mà không thống nhất nội hàm khái niệm, tức là vi phạm ti

6247. Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái.

Hình ảnh
Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái Nguyễn Ngọc Dương/PNTB   Từ hồi còn đi học, nhớ có lần GS Trần Quốc Vượng giải thích từ “Cái” trong câu “Con dại Cái mang” nghĩa là Mẹ, (con dại, người mẹ phải chịu). Từ này có từ thời mẫu hệ, khi đó người mẹ là quyền lực nhất, lớn nhất, nên “Cái” được tôn vinh thực sự, không cần đến một ngày trong năm dành cho nữ giới. Vì thế tất cả những cái gì lớn nhất đều kèm theo từ Cái. “thúng cái”, “trống cái”, “đường cái” … Rồi khi ghép “cái” với “con”, thành “con cái” thì mang nghĩa bao quát nói chung là những đứa con: “Chúng mày là con cái nhà ai ?”… Từ “Cái”, nếu thời mẫu hệ được “tôn vinh” để chỉ những vật to tát (như trên) thì đến thời phụ hệ nó bị “hạ cấp” để chỉ những gì bé nhỏ, yếu thế? Những con vật như con cò con vạc, con bống, trong nhiều bài ca dao bị gọi là “cái”. “Cái cò, cái vạc, cái nông…” hay “Cái cò lặn lội bờ sông/ gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non…” hoặc “ Cái bống là cái bống bình /Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi/ Dọn

6246. Vài lời về Văn hóa Việt Nam

Hình ảnh
Vài lời về Văn hóa Việt Nam Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Nghe nói, “ngày 24/11 tới, Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và một số bộ, ngành. Nhiều người kỳ vọng,  Hội nghị Văn hóa toàn quốc  sẽ là một hội nghị Diên Hồng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hoá.” https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc-khat-vong-xay-dung-dat-nuoc-hung-cuong-792853.html Trước sự kiện này, ông bộ trưởng bộ Văn hóa – thể thao – Du lịch Nguyễn Văn Hùng đưa ra một thông điệp rất chi là to tát “Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường” (!). Đọc câu này mà thấy … khó nghĩ quá!   Thực ra chỉ cần “đất nước bình thường” đã tốt lắm rồi. Bài báo nói “nhiều người kỳ vọng ở hội nghị này…”. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy băn khoăn và mong sao nó không trở thành cơn “mây bay, gió thoảng”. Nếu nói về chiến lược Văn hóa của Đảng thì từ lâu tôi rất tâm đắc quan điểm

6245. Chân dung, chân tướng nhà thơ Phạm Tiến Duật

Hình ảnh
Chân dung, chân tướng nhà thơ Phạm Tiến Duật   Tôi được biết nhà thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây” khi anh làm việc ở Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Thỉnh thoảng về công tác, anh em nói chuyện với nhau nhưng chỉ tào phào, vui vẻ. Tuy nhiên tôi vẫn có ấn tượng với anh về sự chân thành, dung dị và khắc khổ... Có một lần, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội gì đó khá lớn, có kết hợp cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật khu vực. Tôi dẫn đoàn nghệ sĩ Lào Cai đi dự. Buổi sáng mấy anh em mải chơi, gần 12h trưa mới về đến nhà ăn UBND tỉnh. Xe lượn vào khuôn viên, thấy anh Duật ngồi bó gối dưới gốc cây trên sân và vẫy tay. Tôi dừng lại mở kính xe. Anh Duật bảo, “hết cơm rồi, chúng mày ra đường mà ăn”. Thế là mấy anh em cười hề quay ra… Không ngờ, đó là lần cuối cùng gặp anh Phạm Tiến Duật, một trong những nhà thơ nổi tiếng thời chống Mỹ. Hôm nay tình cờ bắt gặp bài “CHÂN DUNG, CHÂN TƯỚNG NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT” dưới ngòi bút của Nhật Tuấn. Xin được chép lại trên tường nhà để những ai quan tâm hi

6244. Một thoáng Lai Châu

Hình ảnh
Một thoáng Lai Châu PNTB - Bài & ảnh: Ngọc Dương Một góc thị xã Lai Châu tháng 12/2012   Nữ sĩ Đỗ Thị Tấc, chủ tịch Hội Văn nghệ Lai Châu mời tôi và nhạc sĩ Phùng Chiến sang thẩm định tác phẩm nghệ thuật Giải thưởng Văn nghệ của tỉnh 5 năm lần thứ nhất. Trộm nghĩ, thực ra đây cũng là dịp Tấc “làm bàn” cho chúng tôi đi thăm thú vùng đất cận lân mà từ ngày tái lập tỉnh Lai Châu ít có dịp được ngó ngàng. Ngoài ra, cuộc thẩm định tác phẩm còn có hai nhà văn Trần Chiến và Văn Chinh đến từ Hà Nội. Từ thành phố Lào Cai theo quốc lộ 4D qua Sa Pa, vượt đèo Trạm Tôn lượn sang sườn tây dãy Hoàng Liên Sơn, nơi có ngọn núi Fansipan nổi tiếng, qua Bình Lư (bây giờ là huyện Tam Đường) là đến thị xã tỉnh lỵ Lai Châu mới, nhưng lại là Tam Đường cũ. Hình như sau chia cắt đơn vị hành chính và ‘biến cố’ di dân lấy chỗ làm thủy điện thì có nhiều địa danh đổi tên cho nhau hoặc cho nhau ‘mượn’ tên? Chẳng hạn, thị xã Mường Lay (nay thuộc tỉnh Điện Biên) nhường chỗ cho hồ nước thủy điện Sơn La để ‘ch