Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

6243. Hoa Tự do

Hình ảnh
Hoa Tự do PNTB   Có lần cùng một bạn đồng nghiệp lên vùng cao săn ảnh, hai thằng táp xe máy vào bên đường ngồi nghỉ, uống chai nước lọc mang theo. Giữa đồng không mông quạnh, nhìn xuống thung lũng, thấy ruộng bậc thang san sát, nhưng bầu trời u ám, thiếu sáng, khó có thể làm gì được. Bất giác quay mặt vào ta – luy dương sau lưng. Đó là dãy núi đá lừng lững dựng ngược như chọc thẳng lên trời. Mình bước sát vào chân núi, bỗng phát hiện những cây dây leo mảnh mai, hoang dại, rễ chùm bấu chặt vào vách đá và đua nhau nở hoa. Không biết hoa gì, tất nhiên những nhà nghiên cứu thì họ biết. Nhưng với mình, nó chỉ là một loài thực vật mọc hoang, thoáng nhìn như cỏ dại. Thân cây mềm có màu hồng phớt tím. Lá cái hồng, cái xanh, không nhất thiết phải đồng bộ một màu. Hoa gồm nhiều bông li ti mọc cụm lại, tạo thành từng chùm hình cầu, nhỏ xíu. Cả cụm hoa chỉ bằng một hột ngô. Những bông còn khép cánh, có màu trắng thanh khiết như tà áo dài của các nữ sinh trung học. Những bông hoa sắp nở như đang

6242 . Ở VÂN HỒ

Hình ảnh
Ở VÂN HỒ (fb Đinh Đức Hoàng)   PNTB:  Bài viết thực sự là tác phẩm Văn học (bút ký, tùy bút?). Nó chân thực, sâu sắc, thâm thúy, không một lời hoa mỹ, một câu sáo mòn… Thông qua hình tượng rất nhỏ nhoi nhưng tác giả muốn gửi gắm những ước mong, trăn trở rất lớn từ trái tim mình. (ND) *** Giàng A Là 10 tuổi, mặc một chiếc áo sơ mi trắng đã chuyển thành nâu, trên cổ có cái ná thun và chiếc khăn quàng đỏ. Lưng nó địu đứa em chưa đầy tuổi. Mặt mũi quần áo đầy đất cát. Đi qua những con đường mòn cong dưới tán mận trổ hoa, những hàng rào đá phủ rêu và những vạt rong giềng xanh biếc ở bản Lũng Xá, sẽ thấy Giàng A Là đứng trước cửa nhà. Cái nhà gỗ đã nghiêng hẳn sang một bên. “Bị tử hình rồi”, nó trả lời khi ai hỏi về bố. Ma túy, khắp những vườn rong giềng, tán mận trắng và cánh đồng hoa tím không tên của thung lũng này là các câu chuyện về ma túy. Mẹ nó đi đâu mất, thỉnh thoảng mới về nhìn mặt con. Hai anh em Là sống với ông bà. Ông cũng nghiện. Bà đã yếu. Chỉ có hai đứa trẻ tự lo cho

6242. Tưởng niệm về Phan Khôi

Hình ảnh
Tưởng niệm về Phan Khôi Trần Duy [*] (Tư liệu do học giả Lại Nguyên Ân công bố) Phan Khôi (1887 - 1959) Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc. Năm 1949 tôi lại được ăn ở cùng lán với nhà văn Phan Khôi tại cây số 7 đường Tuyên Quang, là cơ quan của Hội Văn nghệ. Năm 1956-1957, một số anh em văn nghệ đề nghị nhà văn Phan Khôi giúp họ ra tờ báo Nhân văn mà ông làm Chủ nhiệm, còn tôi làm Thư ký tòa soạn. Đầu năm 1959 anh Phan Thao là con cả của ông báo tin cho tôi: Bác Phan mất! Tôi đến hôm liệm bác, anh Phan Thao nhấc tờ giấy đắp mặt và tôi được nhìn bác lần cuối cùng lúc 10 giờ sáng ngày 17 tháng 01 năm 1959. Năm thời điểm ấy của đời tôi cũng là năm dịp may tôi được tiếp xúc với một con người mà nhiều người đều biết, đều e ngại, đều cảm phục, và cũng là một tên tuổi mà trong chúng ta không