Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản mạn

6252. Một giờ đi bộ trên đường phố - bờ sông.

Hình ảnh
Một giờ đi bộ trên đường phố - bờ sông Nguyễn Ngọc Dương   Chiều qua, lần đầu tiên tôi rủ thằng cháu ngoại tuổi Đinh Hợi (2007) đi bộ để ‘rèn luyện sức khỏe’. Chưa đủ 15 tuổi mà cu cậu cao 1,79 m, nặng 69 kg. Đi cạnh ông, mà nó như một “thằng Tây con”. Cháu sinh hoạt theo phong cách Âu Mỹ, thích ăn đồ Tây, nói tiếng Việt như… người Mỹ ở VN hai năm! Thấy cháu giúp bà ngoại luộc rau củ cải, ông bảo: “Hình như chín rồi, cháu vớt ra đi”. Cháu bảo: “Cháu biết, nước sôi thế này là nó đang có ‘hiệu quả’ đấy ạ”. Hễ mở TV hay điện thoại thì chỉ xem phim tiếng Anh, có lúc nó vỗ đùi cười khanh khách một mình, nhưng ông ngó vào thì như vịt nghe sấm. Hôm nay đi bộ với ông, ông hỏi: “Hồi năm kia cháu theo ba mẹ đi Israel cháu có giao dịch với họ bằng tiếng Anh không?”. “Có, cháu còn gặp mấy người Mỹ ở Việt Nam sang và nói chuyện với họ…”. Có điều, chỉ nghe, nói, chứ đọc thì cháu “do not know”!   Chuyện về thằng cháu ngoại thì hơi dài, bởi nó có một số ‘dị biệt’, đến mức phải gặp bác sĩ chuyê

6182. Đại hội Nhà văn lần thứ X

Hình ảnh
Đại hội Nhà văn lần thứ X (Tường thuật 3 kỳ của tác giả Nguyễn Quang Vinh trước khi vào ĐH chính thức) KỲ 1: TÔI CỨ BẦU ANH HỮU THỈNH LÀM CHỦ TỊCH. DỨT KHOÁT VẬY ĐI! Ngày mai bắt đầu Đại hội Nhà văn Việt Nam. Tôi cứ bầu anh Hữu Thỉnh làm Chủ tịch. Dứt khoát vậy đi. Lý luận: Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ sức khoẻ, kiên nhẫn, háo hức khi nghe suốt những lời chế nhạo, chửi mắng lung tung tang tang của các hội viên như thế. Nhìn gương mặt anh ấy khi bị người khác mắng sao mà dễ mến, sao mà đắm say, sao mà mê tơi đến vậy. Vì chỉ anh Hữu Thỉnh mới chịu đựng để làm tờ trình, để báo cáo, để trình bày, đi lên đi xuống xin ngân sách ở mức ai nhỡ đi theo anh ấy dễ phát điên, với một ứng xử nhũn, với những âm điệu trình bày lúc cao vút lúc bi ai, khó ai có thể so bì được. Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ phấn khởi nghe thơ của hội viên, từ ngày này qua ngày khác, miền này qua miền khác, tỉnh này qua tỉnh khác, nghe mê đắm và mặn mà, ánh mắt chớp, hơi thở dồn, hai cánh tay giang rộng

6143. NGHĨ VỀ “BẮT SÂU”, “ĐỐT LÒ”

Hình ảnh
Nghĩ về “bắt sâu”, “đốt lò” PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Ai cũng biết, kể từ “đổi mới” đến nay “củi”,   “sâu bọ” sinh ra quá nhiều. Đảng, Nhà nước xoay sở đủ cách, nhiều người dân thấy mừng vì “củi tươi củi khô cũng cháy”. Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được mệnh danh là “người đốt lò vĩ đại”. Thế nhưng mỗi sáng mở mắt ra đọc báo, không mấy khi là không thấy tin   “kỷ luật”, “bắt giam”, “khởi tố”, “truy tố”… hết ông quan này đến bà quan nọ. Nhưng người ta lại thấy “bình thường”, không còn xúc động như ngày trước, vì nó quá nhiều, quá quen. Có người bảo, đất nước mình “được” cái “sâu” “củi” vẫn không ngừng “tăng trưởng”. Xem ra cứ ngữ này thì “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc” như lo ngại của ông Nguyễn Sinh Hùng hồi còn làm Chủ tịch Quốc hội. Bà Nguyễn Thị Doan hồi làm Phó chủ tịch nước thì phàn nàn “họ ăn không từ một thứ gì”. Ông Trương Tấn Sang năm 2011 khi còn là Thường trực Ban Bí thư thì bảo, “một con sâu đã nguy hiểm rồi, huống gì một bầy sâu”... Mấy năm trước cụ N

6086. Lan man về ‘nghịch lý’ cuộc sống

Hình ảnh
Lan man về ‘nghịch lý’ cuộc sống PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Hình minh họa - Internet Để có được nhiều tiền, người Việt thường làm ăn bằng mọi giá. Ví dụ như, lúc trẻ đổ hết sức khỏe đi để kiếm tiền, đến khi già yếu, bệnh tật đầy mình thì có nhiều tiền cũng không mua lại được sức khỏe. Lĩnh vực quốc gia cũng vậy, để phát triển kinh tế với mục tiêu tốt đẹp “làm giàu cho đất nước”, nhưng nhiều doanh nghiệp đã khai thác vô tội vạ tài nguyên, khoáng sản, “tận diệt” thiên nhiên…vốn nó được hình thành hàng trăm, hàng triệu năm, nay chỉ vài chục năm là cạn kiệt. Đúng là “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”, “ăn bữa nay chẳng màng đến bữa mai”. Marx nói: “Thiên nhiên là cơ thể thứ hai của con người”, như vậy, khi hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với hủy hoại chính mình, biết vậy nhưng cứ làm!.

6001. Về những cái phanh

Hình ảnh
VỀ NHỮNG CÁI PHANH PNTB (Tản phím mùa hè) “Phanh” (tiếng Pháp: Les freine) là từ chỉ bộ phận làm giảm tốc độ của các phương tiện giao thông để bảo đảm an toàn. Người Nam Bộ gọi là “thắng”. Tôi đồ rằng từ này ra đời từ hồi Pháp thuộc, khi xuất hiện những cái xe đạp, mô tô, ô tô trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa đen của nó như đã nói trên. Tuy nhiên, sau này từ “phanh” được mở rộng nghĩa, khi cần hãm bớt một cái gì đó lại để sự vật được giữ trong trạng thái an toàn. Ví dụ có người nói quá nhiều, nói đến mức không kịp nghĩ, nói ngớ ngẩn… có thể gây ra sự “sểnh miệng” nguy hiểm, nên gặp người tốt đã khuyên: “phanh bớt cái mồm lại”. Trong “lĩnh vực tham nhũng”, một hiện tượng nổi tiếng trong xã hội Việt Nam nhiều năm nay, thiết tưởng các quan cũng nên “nghiên cứu” và thực hiện công cụ “phanh”. Nếu tôi khuyên các ông đừng tham nhũng nữa thì cũng khó, vì cái thể chế này tham nhũng dễ như bỡn, nên không tham là ‘ngu’. Có người bảo, nếu không ăn, có khi còn bị bật ra khỏi hệ

5737. Tản mạn...chồng tản mạn

Hình ảnh
Tản mạn... chồng tản mạn Phạm Quang Long Hình minh họa (internet) “Tôi sẽ viết một bài về tâm thế lạc ông ạ. Nguyễn Huy Thiệp nói về lạc trong gia đình. Lạc loài cả cha và con. Ông Ma Văn Kháng cũng lạc. Cũng lạc trong gia đình. Sương Nguyệt Minh nói đến lạc ở chiến trường. Ông nói lạc ở chốn quan trường, xã hội. Sao lại có tâm thế lạc này nhỉ?”. Mình cười: “bác cho em đứng cạnh các đại nhân ấy làm em phổng mũi, nhưng ngượng. Hai bác không lạc nhau là được rồi”. Anh trầm ngâm: “lạc thật ông ạ. Còn lạc gì nữa không?”. Mình không trả lời nhưng nghĩ bụng: “Còn. Đang chềnh ềnh ra đấy”. Gặp một ông bạn, nghe ông phàn nàn: “chán quá ông ạ. Suốt ngày phải đối mặt với bao điều bất ổn: quan chức hôm trước còn xoen xoét rao giảng những điều cao siêu thì ngay sau đó bị truy tố vì tham nhũng, vi phạm pháp luật; trong giáo dục thì trò đánh thầy, thầy cũng chỉ coi trò như khách hàng nhả chữ, đếm tiền; nhìn ra xã hội thì tội ác ngày càng dã man hơn: cha con, vợ chồng, anh em giết nhau

5726. Tản mạn về THƠ và CÁCH ỨNG XỬ VỚI THƠ

Hình ảnh
Tản mạn về THƠ và CÁCH ỨNG XỬ VỚI THƠ Mai An Nguyễn Anh Tuấn 1.  Những năm qua, đời sống văn hóa & tinh thần nói chung, đời sống văn chương nói riêng đã diễn ra tình trạng loạn chuẩn tới mức báo động, và nổi lên những hiện tượng kỳ dị- nổi bật nhất là tình trạng "lạm phát thơ" (như tên một bài viết), mà đỉnh cao (hay thực chất là biến tướng quái đản nhất của nó) là hiện tượng người làm thơ dám tự nhận "mượn bút tiền nhân"... Là một người yêu thơ, và đang làm một công việc có thể nói là lấy thơ ca làm gốc, tôi xin mạnh dạn góp mấy lời lạm bàn. Đúng là có sự thật: "Nhan nhản những tập thơ vô thưởng vô phạt xuất hiện trong các giải thưởng, trên quầy sách, trên bàn thờ tổ tiên hay trên những trang mạng cá nhân. Đó là thứ thơ sáo mòn, nhạt thếch và cũ rích, tưởng như vừa khai quật trong bãi thải của quên lãng... Nhưng cũng không ít người say mê với nó và tưởng mình không thua gì Nguyễn Bính, Xuân Hương khi được một số độc giả khen vuốt ve trên mạng

5587. Miên man từ trái cây sung

Hình ảnh
MIÊN MAN TỪ TRÁI CÂY SUNG PNTB “Đói lòng ăn trái cây sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng” Đây là câu ca dao có lẽ từ thời ông Tuần phủ xứ Bắc Kỳ đi kinh lý Trung Kỳ gặp cô Đào Huế? Rồi bị chị cả từ Thăng Long vào đánh ghen? (Màn chèo kinh điển Tuần Ty - Đào Huế). Trái cây sung chỉ là thứ tầm thường, rẻ rúng của một loài cây mọc hoang dại ven các bờ ao, hồ, sông, suối, nơi ẩm ướt. Nó là thứ cây ít phải chăm bón nhưng hầu như cây nào quả cũng sai trĩu trịt từ gốc lên ngọn. Trên đời, phàm những gì “dễ dãi” thì hay bị coi thường. Nhưng khi không thể chịu được cái cảnh “ngứa ghẻ, hờn ghen” người ta cũng cần đến quả sung tầm thường ấy để làm vật so sánh.

5105. Tai để làm gì?

Hình ảnh
  Tai để làm gì? Hà Ánh Charlie Dương (Tác giả gửi Blog hahien ) – Để nghe chứ còn để làm đếch gì nữa! Thế mà cũng phải hỏi! Rác cả tai! - Ơ này! Đừng nóng! Ngộ lỡ nó điếc đặc không nghe được nữa thì vứt cả đi à? Dỏng tai mà nghe cho thủng câu hỏi đã! Chưa gì đã ngậu xị lên! Điếc cả…đít! - Thôi được! Huề! Cùng nhau bình tĩnh lại mà nghĩ ngợi thì Tai đúng là để nghe, chẳng ai cãi được: nghe tiếng động, nghe nói, nghe khóc, nghe cười, nghe chửi, nghe khen, nghe chê, nghe nịnh, nghe đàn hát, nghe phê bình nghiêm khắc (sau khi tự phê bình sâu sắc)… Theo mình trên đường phố nước ta thời nay, âm thanh loạn tai nhất là tiếng còi xe máy các loại. Bù lại, may sao còn có Tiếng nói Việt Nam gần gũi thân thương của em gái phát ra từ…loa Phường.

4966. Lan man về Sức khỏe

Hình ảnh
Lan man về Sức khỏ Ngọc Dương/ PNTB Hình minh họa ( PNTB ) – Năm hết, Tết đến, mọi người thường chúc nhau sức khỏe. Nhân dịp này, mình thử "chém gió" về sức khỏe xem sao. Ngày xưa Bác Hồ nói: “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”. Nhưng ở một góc nhìn khác nhiều người cho rằng: “Không có gì quý bằng Sức khỏe”. Cũng đúng thôi, bởi vì chân lý là tương đối, theo biện chứng pháp của W. F.Hegel cũng như của Karl Mark. Trong nhiều năm qua, người ta quan niệm về sức khỏe còn hẹp, tất nhiên là ở nước ta. Mình còn giữ được cuốn Từ điển tiếng Việt, in lần thứ hai do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1977 có định nghĩa về Sức khỏe thế này: “ 1. Sức mạnh về thân thể: 2. Tình trạng lành mạnh, không có bệnh tật của cơ thể”. Rõ ràng là quan niệm về sức khỏe chỉ là phần thể chất: sức lực hay cơ thể không có bệnh tật mà thôi.

4820. Chú Nguyên bạc

Hình ảnh
CHÚ NGUYÊN BẠC 1/ Chú Nguyên bạc là Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Chưa nhận sổ hưu nhưng tóc đã bạc trắng nên anh em trong giới văn nghệ gọi là Nguyên đầu bạc, hay Gã đầu bạc Phạm Xuân Nguyên. So với Kiên bạc thì Nguyên bạc thuộc loại giàu chữ nghĩa nhưng nghèo rớt mồng tơi cả ngoại tệ lẫn nội đồng Ông Cụ. Bao năm tháng ở trong cái chuồng chim câu mãi đỉnh khu tập thể Kim Mã Thượng. (Mới đây thì gã đã chuyển nhà mới. Hôm gã nhập trạch, bọn văn nhân dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc đã bỏ cả bữa tiệc do Hội Trung ương mời để đến nhà Nguyên bạc nhậu).

4633. Quan đi ô tô

Hình ảnh
Quan đi ô tô Lão Maddox cựu chiến binh hàng xóm nhà tôi cơm nước xong, hôm nay lão ăn muộn bởi còn đi tìm con mèo bị chó đuổi trốn đâu mất, mới thong thả bật iPad coi tin tức.  Đọc xong mấy chữ tôi viết về nhập khẩu ô tô, lão mắng viết bậy bỏ mẹ, dặn tôi lần sau có cáu sườn mấy chăng nữa cũng không được nói tục. Tôi vâng dạ cho xong.

4561. Chuyện nghĩa trang

Hình ảnh
Chuyện nghĩa trang Ở Nghĩa tráng Điện Biên. Ảnh minh họa của ND Hôm nay là ngày 27 tháng 7 tây, theo lịch lễ tế mới ở xứ ta, là ngày thương binh liệt sĩ. Có lẽ trong vô vàn lễ mới được chế độ đương thời xác lập, đây là ngày lễ được nhiều lòng dân nhất bởi có nhiều lý do:

4541. Các ông bà cho tôi hỏi

Hình ảnh
Các ông bà cho tôi hỏi Nguyễn Thông - Thứ Tư, 20.7.16 - Báo chí bữa ni nói thủ tướng không phê chuẩn ông Lê Khắc Nam , có báo lại bảo không có chuyện ấy. Vậy thủ tướng có phê chuẩn ông Lê Khắc Nam làm Phó chủ tịch Hải Phòng không? Ông Mai Tiến Dũng chánh VP Chính phủ vội khẳng định không có chuyện không phê chuẩn, mà còn... đang trong quy trình phê duyệt chứ không phải không phê chuẩn. Lạ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố ông Nam và một số ông khác ở HP sai phạm nghiêm trọng gây dư luận xấu, khiến dân mất niềm tin với đảng và nhà nước, thế mà còn lừ khừ chuyện phê chuẩn thì kể cũng lạ. Theo tôi, đã thế cứ để cho ông ấy làm, thậm chí vài nhiệm kỳ nữa kẻo dở dang "sự nghiệp gây mất niềm tin".

4209. Nguyễn Thông - Biên lại cho khỏi quên (1)

Hình ảnh
Biên lại cho khỏi quên (1) Triều đại cộng sản năm thứ 71, chính thể đệ nhị mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đệ nhất có tên Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt năm 1976). Từ tháng 2 Bính Thân (2016) tới nay là tháng 4 ta, nhà nước mới vừa được đảng cai trị cử ra, đứng đầu là một đại tướng quân họ Trần, tên Đại Quang, từng là thượng thư bộ Công (an), vốn người đất thang mộc Hoa Lư sinh ra Đinh tiên hoàng đế khi xưa.

4129. “Non nước thề bồi, thôi xí xóa” (Mênh mông thế sự 33)

Hình ảnh
“Non nước thề bồi, thôi xí xóa” (Mênh mông thế sự 33) Tương Lai “Xí xóa” cho đỡ nặng nợ chuyện thề bồi trong “ Mênh mông thế sự 32 ” đã nói. Không phải “ xí xóa ” vì cái lý đã tự trấn an “ quỷ thần nào chứng ở hai vai ” cho dù chưa đủ sức xua tan nỗi ám ảnh, nhưng cũng tạm nguôi ngoai sự bấn loạn. Kẻ “vô thần” đâu có tin chuyện quỷ thần mà “chứng” lại chả “chứng”. Thôi thì “ làm sao cũng chẳng làm sao, dù có thế nào cũng chẳng làm chi ”. Mà “xí xóa” vì làm sao có thể thực hiện được lời thề khi sự   lạc điệu   đang tiếp tục được khẳng định mà sự   lạc hậu   ngày càng đẩy tới một cách nguy hiểm? Xin chỉ lẩy ra đây vài dòng tin nóng hổi trên báo chí “nhà nước” để nói tiếp điều đã nói kỳ trước.

4125. Tản mạn về chuyện xấu hổ

Hình ảnh
Tản mạn về chuyện xấu hổ Trịnh Kim Thuấn /PNTB   Hình minh họa (Bài đã sửa chữa, bổ sung 9/2/2018) . XẤU HỔ, người Nam bộ gọi là Mắc cỡ. Đó là hành vi biết hổ thẹn, biết ngượng với lương tâm khi làm những điều sai trái…Ấy là một nét văn hóa rất quý. Xấu hổ là một đức tính biết nhận ra lỗi lầm để mà tránh, để xây dựng nhân cách tốt hơn. Chỉ những người có nhân cách, có lương tâm mới biết xấu hổ… Khi không biết xấu hổ sẽ bị người đời đánh giá là loại người “mặt trơ trán bóng !”… Xin kể một chuyện xấu hổ trong đời thường: Anh Nhan Thanh Hồng (Mười Hồng) nguyên thiếu tá, chính ủy Trung đoàn 2, Sư 330, nay anh đã mất. Trong một lần đi nhậu, đột nhiên anh hỏi: “Mấy cha hồi nhỏ đến lớn có ai biết mắc cở không vậy ta?” Câu hỏi đột ngột khiến mọi người khó trả lời.

4098. Bàn về chỗ đứng

Hình ảnh
BÀN VỀ CHỖ ĐỨNG * Gs. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG Quay lưng lại lá cờ...tuyên thệ (!?) Về việc Tam trụ quốc gia ( bà Ngân, ông Quang, ông Phúc ) đứng thề trước Quốc kỳ, hai ông bạn già của tôi( ông Cầu và ông Toàn) tranh luận, không thống nhất được, yêu cầu  phân xử. Ông Cầu cho rằng đứng thề trước Quốc kỳ thì mặt phải nhìn vào lá cờ chứ xoay lưng lại là bất kính. Thí dụ thằng con tôi,  xin đứng trước  bố để trình bày,  nó phải quay mặt nhìn vào tôi chứ quay lưng lại, để tôi nhìn vào mông nó thì xem sao được.

4035. Thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình

Hình ảnh
Thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình Kính gửi Chủ tịch Tập Cận Bình   Tôi là một công dân Việt Nam đã hơn 80 tuổi. Tôi đã học văn hóa ở Trung quốc 5 năm, đã học văn hóa và các lớp chính trị ở Liên Xô đến hơn 6 năm, nghiên cứu khoa học ở Hungari 3 năm, và đi tham quan học tập tại nhiều nước trong thế giới tư bản. Tôi nghĩ rằng, cũng chẳng còn loại lý luận chính trị nào mà Chủ tịch chưa biết qua. Nói như vậy để Chủ tịch tin rằng tôi sẽ không làm mất thì giờ của Chủ tịch, nên tôi chỉ dám nói một chút suy nghĩ nôm na từ một người dân Việt Nam để Chủ tịch tham khảo thêm.

4008. Đúng là tiểu tư sản rồi còn gì!

Hình ảnh
Đúng là tiểu tư sản rồi còn gì! Hà Văn Tiện PNTB: Còn nhớ có một dạo, trong Nghị quyết của Đảng ghi rằng: "Chống tư tưởng Phong kiến và tư tưởng Tư sản, khắc phục tư tưởng Tiểu tư sản...". Đó là thời kỳ mà những trí thức thành thị áo trắng cổ cồn, đeo kính cận, đi giày da... đều được coi là thành phần Tiểu tư sản. Những người ấy Đảng kỳ thị. Ở cơ sở nào có những anh như thế là bị Chi bộ ghét và cô lập...Giờ nghe có vẻ lạ, nhưng quả thật là đúng vậy. Blog Hà Hiển   - Ông em cọc chèo của mình thoát ly làng chài vào thiếu sinh quân từ lúc 14 tuổi, về hưu cả chục năm nay với quân hàm trung tá với khá nhiều huân chương, bằng khen các loại. Về địa phương, ông làm tổ trưởng dân phố kiêm chủ tịch hội cựu chiến binh phường. Hơn mình đúng một con giáp, nhưng lại lấy em vợ mình, nên trong nhà là phận em, xưng hô ông ông tôi tôi cho tiện. Bà xã ông là công nhân nhà máy điện cũng đã hưu, ông bà hai sổ lương tạm gọi là ổn định tiền nong, một con gái một con giai đều trưởng thàn