Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học

6299. Chấp nhận sự khác biệt !

Hình ảnh
Chấp nhận sự khác biệt ! PNTB Trên đời có nhiều cái khó, một trong những cái khó nhất là chấp nhận sự khác biệt ! Sự khác biệt là những nét riêng được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của một cá nhân, một nhóm người hay cộng đồng xã hội (tạm gọi là ‘chủ thể’). Sự khác biệt có thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động, cách ứng xử của chủ thể này đối với chủ thể khác.   Nếu muốn ai cũng như ai, muốn cái gì cũng phải giống nhau… Như vậy thì sự vật không thể phát triển, xã hội không thể tiến bộ. Một trong những Quy luật cơ bản của triết học Mác là vạn vật đều phát triển trong sự “thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” … Nhiều người biết, nhưng không phải ai cũng vận dụng được. Kể từ khi thế giới không còn hai phe, khi trụ cột xhcn sụp đổ bởi những sai lầm từ bên trong, thì khẩu hiệu “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” để lật đổ chế độ tư bản, thấy ít người nhắc đến, vì biết là không thể. Cái ta định “lật đổ” nó không còn như khi Mác

6258. Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Hình ảnh
Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Muốn “cất cánh”, một quốc gia phải thực sự đi bằng con đường phát triển khoa học & công nghệ, bằng nguồn lực trí tuệ con người Việt Nam. Từ năm 1996, Trung ương đảng đã ra Nghị quyết “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” . https://thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/nghi-quyet-02-nq-hntw-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-127646.aspx   Có thể nói, Nghị quyết này có rất nhiều tham vọng phát triển Khoa học & Công nghệ để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Hồi đó có nhiều người đọc Nghị quyết xong đã nằm trên giường tưởng tượng rằng, nước Việt Nam thân yêu của mình sắp thành “rồng”, thành “phượng” rồi – một ý tưởng “tự sướng” ngoạn mục. Nhưng thực tế sau 16 năm, đến năm 2000, Việt Nam vẫn không thấy trở thành nước công nghiệp. Còn sự phát triển Khoa học, Công nghệ để “hiện đại

6256. Trăn trở…

Hình ảnh
Trăn trở…   Hôm 22/11/2021, vừa mở máy tính đọc được một câu mà thấy rất vui: “xã hội muốn phát triển cần con người sáng tạo, muốn sáng tạo cần có con người chủ động” . Đó là khẳng định của Giáo sư Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) tại Hội thảo giáo dục do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21-11-2021. Giáo sư Thêm còn cho rằng, môi trường học đường cần đề cao, khích lệ tư duy phản biện, khai phóng . Không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như “ con ngoan trò giỏi ”. Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ... https://tuoitre.vn/xa-hoi-muon-phat-trien-can-con-nguoi-sang-tao-muon-sang-tao-phai-co-con-nguoi-chu-dong-20211121224337725.htm Tám năm trước, 9/2013, cũng giáo sư Trần Ngọc Thêm, tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại Dalat, ông đã đưa ra một con số thống kê giật mình: “ kết quả

6250. KHOA HỌC KHÔNG THỂ CHUNG CHUNG VÀ PHỨC TẠP HÓA!

Hình ảnh
KHOA HỌC KHÔNG THỂ CHUNG CHUNG VÀ PHỨC TẠP HÓA! “Vì sao tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng lên nhưng tỉ lệ tử vong vẫn cao? Đó là CÂU HỎI XÁC ĐÁNG trên báo LĐO, ngày 9/12/2021. Tuy nhiên, người đọc thấy “hẫng hụt”, bởi cả bài báo gần 1000 từ nhưng chưa trả lời trúng câu hỏi đặt ra. Bài báo chỉ nêu được những con số, theo số liệu nêu của ông Bộ trưởng Y tế chứng tỏ “TỶ LỆ BAO PHỦ VẮC XIN TĂNG LÊN TỪNG NGÀY” Và bài báo cũng cho hay, SỐ NGƯỜI CHẾT DO COVID-19: “Theo công bố mới nhất từ Bộ Y tế, từ 17h30 ngày 8.12 đến 17h30 ngày 9.12 ghi nhận 256 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do  COVID-19  tại Việt Nam tính đến nay là 27.186 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm”  Nhưng “đánh giá NGUYÊN NHÂN thì ông Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cơ quan này ĐANG ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN số ca COVID-19 tử vong thời gian qua. “Chúng tôi đã giao Cục Quản lý khám chữa bệnh và các sở y tế đánh giá nguyên nhân cụ thể các trường hợp tử vong”. Ông Thứ trưởng nói thêm: “Bước đầu,

6225. Tóm lược sự phát triển giai cấp gần 200 năm qua

Hình ảnh
TÓM LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN GIAI CẤP GẦN 200 NĂM QUA PNTB Giai cấp – đại bi kịch của loài người kể từ khi xã hội có nhà nước. Nói nôm na là trong xã hội phân hóa thành hai tầng lớp đối lập Giàu/ Nghèo: “kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Người nghèo khổ không tự lý giải được nguyên nhân khốn khó của mình, chỉ biết đổ cho “số phận”, do ông Trời “bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao” . Các nhà hoạt động xã hội có đầu óc nhân văn luôn nghĩ làm sao để xã hội không còn giai cấp (giàu - nghèo). Marx – Enghel cũng vậy. Nhưng các ông chủ trương phải tập hợp Giai cấp vô sản toàn thế giới lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực , đánh đổ CNTB, xây dựng xã hội không giai cấp: CNCS (giai đoạn đầu là CNXH) … Tuy nhiên, sau khi F. Engel mất ( 1895 ) , Quốc tế II có sự sửa đổi một số quan điểm của Marx – Engel, điển hình là ông Eduard Bernstein , một chính trị gia từng chịu nhiều ảnh hưởng của K. Marx , F. Engels ,   K. Kautsky … Tư tưởng đó tóm gọn: 1. Đề cao đấu

6183. “Mặt trái”

Hình ảnh
“Mặt trái” (Lan man về Triết học & Cuộc sống)   “Mặt trái” là các mặt “đối lập và thống nhất” mang tính phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội. Mặt này coi mặt kia là “trái”. Tư duy của người cổ đại đã phát hiện ra điều đó. Triết học Phương Đông có thuyết “âm – dương ngũ hành”. Triết học Phương Tây thế kỷ XIX thì có Phép biện chứng Hegel, trong đó có “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” của sự tồn tại và phát triển trong thế giới tinh thần. Chính Marx đã tiếp thu Hegel để hoàn thiện phương pháp Duy vật biện chứng của mình. Phép biện chứng Mac xít là nền tảng nhận thức, hạt nhân của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đã từng thu phục hàng trăm triệu người trên thế giới. Nhưng khi vận dụng vào đời sống xã hội bởi do vụ lợi hoặc do nhận thức nên đã không ít người “bóp méo” phép biện chứng, dẫn đến không thành công. Tạo hóa đã sinh ra vạn vật đều có mặt trái, mặt phải, mặt này tương tác với mặt kia. Loài người, và nói chung các loài sinh v

6136. Làm Tuyên giáo bây giờ rất khó

Hình ảnh
LÀM TUYÊN GIÁO BÂY GIỜ RẤT KHÓ Trong dịp Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập ngành Tuyên giáo có một vị cựu Trưởng ban Tuyên giáo ở một tỉnh nọ chia sẻ, tôi nghĩ bây giờ những người làm công tác Tuyên giáo phải là rất dũng cảm. Tuy nhiên có thể vì lý do tế nhị nên ông không giải thích. “Bây giờ làm công tác Tuyên giáo phải là rất dũng cảm…”. Câu đó rất đáng suy nghĩ. Hơn nữa bài viết của T.S Vũ Ngọc Hoàng trên TNO với tựa đề: “…Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho Dân tộc” (1), nên đã thúc giục tôi viết tus này. Cái tiêu đề “Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho Dân tộc”, có ý kiến phê phán. Nhưng thiết nghĩ quan trọng hơn là nội dung bài viết. Trong đó vấn đề then chốt là Tuyên giáo phải vừa khoa học vừa chính trị. Ông Vũ Ngọc Hoàng nói: “ Trong thực tế không ít trường hợp không tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính chính trị. Nên giải quyết thế nào? Phải dựa vào khoa học để làm căn cứ xác định và điều chỉnh các yêu cầu chính trị, chứ không phải ngược lại l

6115. LƯỢC BÀN VỀ “THỜI KỲ QUÁ ĐỘ…”

Hình ảnh
LƯỢC BÀN VỀ “THỜI KỲ QUÁ ĐỘ…” PNTB Ông GS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận TW,  tại Hội nghị báo cáo viên TW sáng 10/6/2020 - Ảnh TNO Nhân việc ông GS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận TW nói rằng: “Thời kỳ quá độ (TKQĐ) là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được…”, tôi xin lược bàn thêm. Theo học thuyết Marx-Engels, Hình thái Cộng sản chủ nghĩa (CSCN) ở giai đoạn thấp gọi là Chủ nghĩa xã hội (CNXH), nó chỉ có thể ra đời khi Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) đã phát triển đến ĐỈNH CAO NHẤT của nó, khi những MÂU THUẪN NỘI TẠI của nó buộc phải chuyển sang một hình thái xã hội mới - Xã hội XHCN & CSCN. Quá trình chuyển đổi đó gọi là TKQĐ.

6080. Khoa học nào có ích cho người dân?

Hình ảnh
KHOA HỌC NÀO CÓ ÍCH CHO NGƯỜI DÂN? PNTB   Sáng nay, nhìn những quả cam sành trên bàn ăn thấy rất ngon. Đó là hoa quả bà lão mua ở chợ về hôm qua để thắp hương tiết thanh minh (3/3 âm lịch). Chợt nghĩ, mấy chục năm trước, khi cuộc sống còn nghèo túng, cứ mỗi dịp sắp đón Tết nguyên đán mua được mấy quả cam sành về thờ tết, phải “nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa”. Muốn giữ được quả cam ‘kéo dài tuổi thọ’, phải xúc cát đổ xuống nền nhà, nơi mát mẻ, lấy vôi tôi bôi vào đầu núm mỗi quả cam, rồi đặt từng quả trên đống cát, 30 tết mang ra bày mâm ngũ quả. Nhưng đến mùng Ba, hóa vàng là phải ngơi xuống ăn vội kẻo chậm là bị ăn quả thối.

6077. Dịch Covid-19: Bài học về quản trị quốc gia?

Hình ảnh
Chống dịch - Ý thức hệ cao nhất là ý thức hệ về sinh mạng con người !  Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Nguyễn Quỳnh Huy  (PNTB) - Xin giới thiệu bài viết của TS Lê Vĩnh Triển và TS Nguyễn Quỳnh Huy hiện là giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với tiêu đề: Chống dịch - Ý thức hệ cao nhất là ý thức hệ về sinh mạng con người ! (đăng trên Nghiên cứu quốc tế). Tôi cho rằng, đây là bài viết thể hiện quan điểm khách quan của những trí thức Việt Nam, nhân sự kiện chống dịch covid-19 để rút ra bài học không chỉ là việc chống dịch…(Tôi mạn phép nhấn mạnh câu chữ bằng in đậm để người đọc dễ cảm nhận) -------------------------------------- (Lê Vĩnh Triển): Hôm qua có giới thiệu với các bạn bài viết của tôi và anh Nguyễn Quỳnh Huy đăng trên the Diplomat. Hôm nay mời các bạn đọc bản tiếng Việt được đăng trên trang Nghiên Cứu Quốc Tế. Cảm ơn anh Lê Hồng Hiệp đã cho đăng.