Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Môi trường

6274 - S A P A

Hình ảnh
S A P A (PNTB) - Là người Lào Cai đến Sa Pa lần đầu tiên năm 1967, tôi đã có lần viết một stt mang tên: “Sa Pa không lặng lẽ”. Trong đó, tôi có kể về nguyên Chủ tịch rồi Bí Thư tỉnh ủy Lào Cai Bùi Quang Vinh khi ông từng lượn đi lượn lại Cộng hòa Pháp, trực tiếp làm việc với các trường Đại học danh tiếng của vùng Aquitaine để thực hiện quy hoạch Sa Pa những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI… Nhưng nay đọc bài này thì thấy tác giả Nguyễn Lân Thắng nói kỹ hơn về “sự yên nghỉ của một giấc mơ” của anh.  ****    6/9/2019 Nguyễn Lân Thắng Tôi đến Sapa lần đầu tiên vào năm 1996, trong một chuyến đi chơi. Để lên tới đó ngày ấy quả là kỳ công, bởi từ Hà Nội lên đến Lào Cai phải ngồi tầu hoả mất cả đêm đến trưa hôm sau. Rồi từ Lào Cai lên đến Sapa lại mất chừng một buổi chiều chạy xe khách 40km theo quốc lộ 4D nữa. Hồi đó đường xấu lắm. Tôi nhớ mình xuống tầu lúc khoảng giữa trưa mà đến 7 h tối mới tới được Sapa. Cái xe khách cà khổ đưa chúng tôi đi cứ lầm lũi bò men theo từng con dốc dựng

6189. Củ khoai lang thời kim tiền

Hình ảnh
Củ khoai lang thời kim tiền PNTB   Nói đến khoai lang thì không ai lạ. Thời xưa đói khát, ngô, khoai, sắn là thứ ăn độn thay cơm để sống qua ngày. Ca dao có câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai/ đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”. Có thể nói trong quá khứ, khoai lang chỉ là thứ dân giã, không đáng trọng, nếu không nói là bị khinh. Nhà địa chủ thuê thợ cày, sáng nhịn ăn, đến 9 giờ, cho người mang nước ra đồng cho thợ bao giờ cũng kèm theo dăm củ khoai lang. Cải cách ruộng đất có người tố khổ, chỉ mặt địa chủ: “Thằng kia, mày có biết tao là ai không? Tao vì đói mà phải đi cày thuê, cuốc mướn cho nhà mày. Nhưng đến nửa buổi mày cho con ở mang nước chè cho tao thì lại mang theo nửa rá khoai lang. Tao đói quá, tao ăn hết khoai, trưa về không ăn được cơm. Mày ác quá, mày tiếc cơm tiếc gạo, mày cho tao ăn khoai, mày có biết không?”…   Nhưng rồi những năm gần đây, tự dưng thấy khoai lang lên ngôi. Nhà hàng đặc sản, thậm chí chuyên phục vụ khách Tây, một đĩa rau khoai lang (thứ mà thời bao c

6181. TRỐN PHỞ

Hình ảnh
TRỐN PHỞ Món ăn sáng ở nhà Đã lâu lắm hầu như lão trốn phở, tránh nhà hàng quán ăn mà chỉ ăn sáng ở nhà với những món rất quê mùa tự tay bà lão làm. Có người hỏi tại sao, lão chém gió một hồi: Đơn giản vì, từ sau khi đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đất nước có nhiều thành tựu... Nhưng kèm theo là sự xuống cấp không phanh về đạo đức xã hội, là sự lên ngôi của dối trá, lừa đảo ở khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ thường dân đến quan chức nhà nước. Chả thế mà đại biểu QH Lưu Bình Nhường từng nói: “ Hàng ngàn kẻ giả mạo hồ sơ để chiếm đoạt bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thực hiện chính sách người có công. Liệt sĩ giả, thương binh giả, “da cam” giả, anh hùng giả, bằng cấp giả, thương hiệu giả, sư giả, thuốc giả v.v… rất nhiều thứ đều là giả ”. Chỉ cần vài viên đường hóa học Trung Quốc là đã có nồi nước dùng "ngon từ thịt, ngọt từ xương" (Báo Đầu Tư: https://baodautu.vn/rung-minh-hoa-chat-lam-pho-va-lau-d22107.html Nước gia vị dùn

6174. BÀI PHÁT BIỂU SÁNG NAY CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: NGUYỄN LÂN HIẾU

Hình ảnh
BÀI PHÁT BIỂU SÁNG NAY CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: NGUYỄN LÂN HIẾU   Kính thưa Quốc Hội,   Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.   Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi con sông, cánh rừng như những vòng tay bao bọc cho con người hàng nghìn năm nay. Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương. Vừa trở về từ miền trung hôm kia, tôi thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột yêu thương, nhưng thảm hỏa sẽ xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay lõi rừng hay thủy điện cóc vẫn ti

6170. "GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN"

Hình ảnh
"GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN" Nhà văn Nguyên Ngọc PNTB: Tôn trọng thiên nhiên – sống khiêm nhường với trời đất   ------- Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này. Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự

6169. Trong THIÊN TAI có NHÂN HỌA

Hình ảnh
Trong THIÊN TAI có NHÂN HỌA Tác giả Đỗ Ngà (Trích)   Hai bản đồ trong bộ phim Đức “Việt Nam vẻ đẹp dễ vỡ” cho thấy, rừng Việt Nam trước 1945 và hiện nay. Điều đáng nói là miền Bắc không bị chiến tranh hủy diệt nhưng rừng Việt Bắc & Tây Bắc bị phá gần hết (Ảnh Internet Trời ban cho con người mùa mưa mùa khô, mùa mưa nước trút xuống, còn mùa khô làm nước cạn kiệt. Trời ban cho rừng để con người giữ nước mùa mưa mà cấp cho mùa khô nhờ đó con nước dữ được biến nó thành nguồn sống cho cây trồng, vật nuôi và con người vào mùa khô. Mưa và rừng là một bộ không thể thiếu, nếu thiếu một trong hai thì tất đó sẽ là họa chứ không còn phúc nữa. Nếu thiếu mưa thì rừng khô cây chết và đất hóa hoang mạc, nếu thiếu rừng thì nước thành một sức mạnh tàn phá chứ không còn phục vụ nữa. “Thuận thiên” là từ xuất hiện từ buổi bình minh nhân loại, và cho đến nay khi con người đã có máy bay, tên lửa, internet, công nghệ xây dựng đập phát triển vượt bậc nhưng người ta vẫn đặt mục tiêu bảo vệ môi trư

6163. Thiên tai hay Nhân tai ?

Hình ảnh
Thiên tai hay Nhân tai ? Nguyễn Ngọc Dương /PNTB Mấy ngày nay đọc thông tin tổn thất về con người quá lớn ở Dự án Thủy điện Rào Trăng 3, không lần nào tôi cầm được nước mắt. Nhiều người nghiễm nhiên cho rằng “tại giời”? Nhưng chỉ rất ít thông tin dưới đây cũng cho thấy, có lẽ cái chính là “tại người”? Báo Dân trí cho hay: “ Theo Tiến sĩ Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, các kết quả khảo sát cho thấy, trong số 42 điểm trượt lở đất đá trong toàn huyện Phong Điền, có 28 điểm trượt có quy mô nhỏ, 11 điểm trượt quy mô trung bình, 2 điểm trượt quy mô lớn, 1 điểm quy mô rất lớn. Hiện các điểm trượt vẫn còn nguy cơ tiếp tục xảy ra ảnh hưởng trực tiếp tới đường giao thông. Riêng tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, đề án nghiên cứu của Viện này cũng chỉ rõ yếu tố nguy hiểm về địa hình như: Hai bên bờ sông dốc và hẹp; mặt cắt thung lũng dạng chữ V, kéo dài theo phương á vĩ tuyến;... Khu vực trọng điểm nhà máy thủy điện A Lin 1 - Rào Trăng 3 đã được đề án

6128. “VĂN HÓA CON BUÔN”

Hình ảnh
“VĂN HÓA CON BUÔN” PNTB Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “(d) Con buôn là kẻ làm nghề buôn bán, hàm ý coi khinh (thủ đoạn con buôn)”. Ông bạn mình kể: gần đây thấy trên mạng có quảng cáo một cái “máy ép trái cây” bằng tay. Nom clip quảng cáo thấy đủ loại trái cây đưa vào máy, chỉ thao tác từ 3 đến 5 giây là cho ra nước hết, rất ‘ngon lành’. Kèm theo là những lời có cánh: “sẽ hoàn tiền 100% nếu sự thật không như quảng cáo”, giá cũ 399.000đ, nay hạ giá còn 199.000đ… Thế là chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, ông ‘bấm’ đơn   hàng: “mua” 2 cái liền, tính tiện tay để làm quà cho bạn bè một cái. Vài hôm sau, đơn hàng chuyển đến tận nhà. Nhìn hình dáng bên ngoài đúng là 100% như hình ảo trên mạng. Người ship hàng về rồi, ông mang cái “máy ép trái cây” đánh rửa sạch sẽ rồi cắt thử một quả lê bỏ vào để ép. Bụng nghĩ, chả cần 5 giây, cứ 50 giây nó ra nước hết như quảng cáo cũng là tuyệt cú mèo rồi. Thế nhưng nghiến răng nghiến lợi để ép mà những miếng lê có nguồn gốc từ Ph

6063. Sa Pa không lặng lẽ

Hình ảnh
Sa Pa không lặng lẽ PNTB Thị trấn Sa Pa nhìn từ đường xuống bản Cát Cát dày đặc các công trình xây dựng phủ kín khắp các sườn đồi. (Ảnh: Việt Linh/Dân Việt) Chắc không mấy ai không biết đến truyện ngắn nổi tiếng “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long công bố năm 1970, sau này được bộ Giáo dục đưa vào chương trình ngữ văn 9. Năm 2009, trong một chuyến qua Than Uyên (Lai Châu), tôi được bạn bè giới thiệu gặp một trong ba nguyên mẫu của truyện là nhân vật chính “Anh thanh niên trạm khí tượng – thủy văn Sa Pa”. Ông là Lê Văn Sử. Chúng tôi đã tạt vào thăm ngôi nhà xập xệ của ông cạnh chợ Than Uyên, và tôi đã chụp cho ông Sử một bức chân dung (ảnh trong bài). Nay được biết, ông đã về với tổ tiên.

5961. Đoàn tàu tro xỉ

Hình ảnh
Đoàn tàu tro xỉ Thứ sáu, 22/2/2019, 07:45 (GMT+7)   (PNTB): Hậu quả của lối làm ăn chộp giật, của tư duy trọc phú hay do những luồn kheo của "nhóm lợi ích", của "tư bản thân hữu" dẫn đến sự tàn phá đất nước chẳng những về kinh tế mà cả môi trường và xã hội. Xét cho cùng cũng là do thể chế sinh ra. Cuối năm 2013, trên đường lái xe về quê ăn Tết dọc duyên hải miền Trung, chúng tôi dừng uống nước tại một quầy bán dưa hấu ven lộ. Gần đó, những mảng tường thép cùng ống khói sơn trắng - đỏ chọc thẳng lên nền trời xanh đầy nắng gió. Đó là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, thuộc tổ hợp điện lực Vĩnh Tân, đang được xây dựng. Trong câu chuyện, người bán hàng vui mừng vì huyện có nhà máy mới, sẽ có nhiều công nhân mua hàng của họ. Bà còn hy vọng tổ hợp điện lực sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân địa phương, "như lời các anh ở trển". Bẵng đi một thời gian, giữa tháng 4-2015, cuộc "tụ tập đông người" với quy mô chưa từng có đã diễn ra ở Bì