Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế

6298. Sự phá hoại kinh tởm!

Hình ảnh
Sự phá hoại kinh tởm! PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Có thể nói, một trong những NIỀM VUI nhất cho cả hai bên trong việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, là việc khai thác Đất hiếm ở Việt Nam, nơi có trữ lượng đứng thứ nhì thế giới (chỉ sau TQ).   Ai cũng biết, Đất hiếm là thứ tài nguyên đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghệ cao với đời sống con người, đặc biệt là trong chế tạo vũ khí, khí tài quân sự … Nhiều người nói nó còn quý hơn cả vàng, kim cương… Hy vọng rằng, Đất hiếm sẽ góp phần cho đất nước ta “thay da đổi thịt” trong tương lai, khi quan hệ với Hoa Kỳ, một quốc gia có kỹ nghệ hàng đầu về lĩnh vực chế biến, sử dụng “tinh chất” của Đất hiếm! Ngay từ tháng 6/2023, các cơ quan chức năng đã nhận thấy tín hiệu: Đất hiếm ở Việt Nam đang bị xâm hại: “Bộ Tài nguyên đề nghị loạt địa phương điều tra việc buôn bán đất hiếm trái phép” https://tienphong.vn/bo-tai-nguyen-de-nghi-loat-dia... Đến 11/10 thì có tin: Ở Yên Bái, khoảng 100 công an, cảnh sát của

6274 - S A P A

Hình ảnh
S A P A (PNTB) - Là người Lào Cai đến Sa Pa lần đầu tiên năm 1967, tôi đã có lần viết một stt mang tên: “Sa Pa không lặng lẽ”. Trong đó, tôi có kể về nguyên Chủ tịch rồi Bí Thư tỉnh ủy Lào Cai Bùi Quang Vinh khi ông từng lượn đi lượn lại Cộng hòa Pháp, trực tiếp làm việc với các trường Đại học danh tiếng của vùng Aquitaine để thực hiện quy hoạch Sa Pa những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI… Nhưng nay đọc bài này thì thấy tác giả Nguyễn Lân Thắng nói kỹ hơn về “sự yên nghỉ của một giấc mơ” của anh.  ****    6/9/2019 Nguyễn Lân Thắng Tôi đến Sapa lần đầu tiên vào năm 1996, trong một chuyến đi chơi. Để lên tới đó ngày ấy quả là kỳ công, bởi từ Hà Nội lên đến Lào Cai phải ngồi tầu hoả mất cả đêm đến trưa hôm sau. Rồi từ Lào Cai lên đến Sapa lại mất chừng một buổi chiều chạy xe khách 40km theo quốc lộ 4D nữa. Hồi đó đường xấu lắm. Tôi nhớ mình xuống tầu lúc khoảng giữa trưa mà đến 7 h tối mới tới được Sapa. Cái xe khách cà khổ đưa chúng tôi đi cứ lầm lũi bò men theo từng con dốc dựng

6266. Phát triển bền vững phụ thuộc cung cách làm ăn?

Hình ảnh
Phát triển bền vững phụ thuộc cung cách làm ăn? Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Kể từ sau “đổi mới” 1986, Việt Nam đã chuyển sang một cung cách làm ăn hoàn toàn khác thời kỳ trước đó. Cung cách ấy là một nội dung của “Đổi mới”. Nó đã có tác dụng tức thời tháo gỡ những bế tắc trong nền kinh tế “tập trung quan liêu bao cấp”, khiến nền kinh tế kéo theo chế độ xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ, cho nên Tổng Bí thư trường Chinh phải phải đặt lên bàn câu hỏi “Đổi mới hay là chết?”… Đại hội VI (1986) là dấu ấn cực kỳ quan trọng cứu vãn đất nước… Nhưng sau 35 năm, nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển đất nước nay đã “hết dư địa”, cần phải tiếp tục đổi mới. Và sự đổi mới lần 2, sẽ có rất nhiều việc phải làm. Một trong những việc đó là sự “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” mà cả trong chủ trương của Đảng, Nhà nước và phát biểu của nhiều vị lãnh đạo lâu nay từng nói, nhưng chưa làm được. Phát triển bền vững, nói nôm na là “ăn bữa hôm phải lo bữa mai”, là phải tránh xa thói “ăn xổi ở thì” … dẫn đến sự

6265. THÁNH RẮC KIT

Hình ảnh
THÁNH RẮC KIT Bài của Lê Thiếu Nhơn Mấy ngày nay, thiên hạ xúm vào chửi Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Á, rất dữ dội. Mình ngạc nhiên quá. Phan Quốc Việt sinh năm 1980. Một gã trai Quảng Nam không phải con ông Sáu cháu ông Tư, mà chỉ trong vòng mười mấy tháng đã kiếm được 4000 tỷ đồng, thì là thiên tài đấy chứ. Mình là viên chức, lọ mọ đi công tác, muốn được thanh toán 100 nghìn đồng cũng gian nan vô cùng. Tiền của Nhà nước, khó lấy lắm. Các cán bộ quản lý đều có lập trường kiên định và chuyên môn vững vàng, cho nên phải loại ngay cái thuyết âm mưu là có ai đó dựng lên một tên vô lại như Phan Quốc Việt để tha hồ đục khoét ngân sách. Phan Quốc Việt được sự ủng hộ nhiệt liệt của Bộ Khoa học & Công nghệ lẫn Bộ Y tế để sản xuất và kinh doanh kit test thuận lợi, chứng tỏ gã trai ấy có một bản lĩnh vô song. Thực sự, Phan Quốc Việt xứng đáng được xưng tụng là Thánh Rắc Kit tầm cỡ nhân loại. Thổ Nhĩ Kỳ tự hào về Thánh Rắc Muối, thì tại sao Việt Nam không tự hào về Th

6264. NHẬN HOA HỒNG TRẢ CÁI GÌ?

Hình ảnh
NHẬN HOA HỒNG TRẢ CÁI GÌ? “Có gan nhận tiền, có gan vào tù. 30% hoa hồng là kịch khung đấy. Nhận và trả, nó đều có giá cả ông ạ”. - Tôi có mối muốn mua thiết bị vật tư  y tế , ông chào giá bán đi! - Họ muốn mua cái gì? - Mua cái gì chả được, quan trọng là hoa hồng gửi lại thế nào? - Được được, loại thiết bị vật tư cấp bách, loại thiết bị vật tư cần dùng, loại không thể không mua…, loại nào tôi cũng có. Tùy loại và tùy giá, thì hoa hồng nội hoặc ngoại, vậy thôi. Ông thích hồng cổ Sapa hay hồng Pháp, hồng Hà Lan là tùy ông chọn. - Thôi nội ngoại gì, tôi thích hoa hồng biểu tượng bằng con số, 30%, nói thế cho nhanh, ông đồng ý thì vào cuộc. - Giá thổi lên thế nào không hạn chế phải không? - Không, đã cấp bách thì hạn chế thế nào được, ai dám không mua, ai dám nhìn bệnh nhân chết? - Ok ok, vậy chốt đơn này. Hoa hồng không có gai (không đâm vào tay chảy máu), không hương (chả sợ bị ai phát hiện), hoa hồng ba mươi phần trăm, từ nay tôi gọi nó là vậy. Một cái tên loài hoa ấn t

6263. “CẠNH TRANH BẨN”

Hình ảnh
“CẠNH TRANH BẨN” PNTB - Nguyễn Ngọc Dương Một trong những quy luật của nền kinh tế chế thị trường là quy luật CẠNH TRANH. Trong cạnh tranh có CẠNH TRANH LÀNH MẠNH và CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.   CẠNH TRANH LÀNH MẠNH là sự cạnh tranh dựa trên nghệ thuật kinh doanh với trí tuệ của chủ doanh nghiệp. Người có tài năng sẽ chiếm được thị trường, kẻ bất tài phải chịu thua cuộc. Trong nhiều Doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng thì DN nào sản xuất / dịch vụ… có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ…, được xã hội yêu thích, chấp nhận sẽ thắng những DN cho ra những sản phẩm kém chất lượng, giá cao... Đó là CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, CƠ CHẾ CẠNH TRANH TRONG MỘT XÃ HỘI VĂN MINH.   CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, ở đây tôi tạm dùng thuật ngữ CẠNH TRANH BẨN.   “Cạnh tranh bẩn” thì trái lại. Đó là những kẻ bất tài nhưng chiếm được thế “thượng phong” trong kinh doanh. Để chiếm được thị trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi, chúng không đi bằng con đường “cạnh tranh lành mạnh”. Chúng đi bằng

6258. Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Hình ảnh
Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Muốn “cất cánh”, một quốc gia phải thực sự đi bằng con đường phát triển khoa học & công nghệ, bằng nguồn lực trí tuệ con người Việt Nam. Từ năm 1996, Trung ương đảng đã ra Nghị quyết “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” . https://thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/nghi-quyet-02-nq-hntw-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-127646.aspx   Có thể nói, Nghị quyết này có rất nhiều tham vọng phát triển Khoa học & Công nghệ để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Hồi đó có nhiều người đọc Nghị quyết xong đã nằm trên giường tưởng tượng rằng, nước Việt Nam thân yêu của mình sắp thành “rồng”, thành “phượng” rồi – một ý tưởng “tự sướng” ngoạn mục. Nhưng thực tế sau 16 năm, đến năm 2000, Việt Nam vẫn không thấy trở thành nước công nghiệp. Còn sự phát triển Khoa học, Công nghệ để “hiện đại

6241. Vẻ đẹp của rừng nguyên sinh

Hình ảnh
Vẻ đẹp của rừng nguyên sinh PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Ai đã từng đến Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) sẽ có cơ may biết đến Khu rừng già, một khu vực hiếm hoi còn bảo tồn được những cây cao bóng cả ở Tây Bắc Việt Nam… đúng nghĩa là Rừng nguyên sinh.   Từ TP Lào Cai lên Y Tý, đi phía Mường Hum, Dền Sáng…, nhất định được xuyên qua Khu rừng già trên con đường hẹp rải nhựa, cảm giác đúng là được “vào rừng” và du khách thường dừng lại để ngắm cây, ngắm cảnh...   Dưới tán rừng già, người dân trồng cây thảo quả, một loài cây chỉ ưa phát triển dưới tán rừng và cho thu nhập cũng rất đáng kể.   Nhìn hình ảnh rừng già nguyên sinh thấy nao nao nhớ về quá khứ. 56 năm trước (1965), lần đầu tiên tôi đến Lào Cai, và cư trú ở Bảo Thắng, một huyện vùng thấp của tỉnh. Tôi thường xuyên vào rừng và gặp những cây cao bóng cả, thân gốc xù xì, mốc meo. Tháng Tư, mùa gieo lúa nương, suốt ngày nghe tiếng chim “bắt cô trói cột”, tiếng gà rừng gáy te te, gặp những chú sóc thấy động chạy từng đàn chuyền c

6240. TẠI ANH TẠI Ả, TẠI CẢ ĐÔI ĐẰNG?

Hình ảnh
TẠI ANH TẠI Ả, TẠI CẢ ĐÔI ĐẰNG? Bài của nhà văn Sương Nguyệt Minh 9 năm trường nhân dân ta làm chiến thắng cuối cùng Điện Biên phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. 10 năm (tính từ năm 1965, người Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, năm 1975 chúng ta kết thúc cuộc chiến tranh, thống nhất đất nước. 10 năm nữa, (1979-1989) kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Bộ đội Việt Nam rút khỏi chiến trường K Cũng 10 năm (1979-1989) kết thúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược. Nhưng, chúng ta có hơn 10 năm nay chưa xong Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Hàng ngày hàng giờ con mãng xà chết vắt thây trên đầu người dân đi qua đi lại. Làm tiếp không được, đập đi không xong. Đội vốn lên gần gấp 2 lần. Tiền của nhân dân chẳng khác gì như gió vào nhà trống, trong khi đó chúng ta còn rất nghèo. Con mãng xà bê tông chết cứng không chỉ gây khó khăn cho giao thông, phải đốn chặt bao nhiêu cây xanh dọc đường Nguyễn Trãi, mà còn làm xấu bộ mặt thủ đô