6247. Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái.
Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái Nguyễn Ngọc Dương/PNTB Từ hồi còn đi học, nhớ có lần GS Trần Quốc Vượng giải thích từ “Cái” trong câu “Con dại Cái mang” nghĩa là Mẹ, (con dại, người mẹ phải chịu). Từ này có từ thời mẫu hệ, khi đó người mẹ là quyền lực nhất, lớn nhất, nên “Cái” được tôn vinh thực sự, không cần đến một ngày trong năm dành cho nữ giới. Vì thế tất cả những cái gì lớn nhất đều kèm theo từ Cái. “thúng cái”, “trống cái”, “đường cái” … Rồi khi ghép “cái” với “con”, thành “con cái” thì mang nghĩa bao quát nói chung là những đứa con: “Chúng mày là con cái nhà ai ?”… Từ “Cái”, nếu thời mẫu hệ được “tôn vinh” để chỉ những vật to tát (như trên) thì đến thời phụ hệ nó bị “hạ cấp” để chỉ những gì bé nhỏ, yếu thế? Những con vật như con cò con vạc, con bống, trong nhiều bài ca dao bị gọi là “cái”. “Cái cò, cái vạc, cái nông…” hay “Cái cò lặn lội bờ sông/ gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non…” hoặc “ Cái bống là cái bống bình /Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi/ ...