Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo

6297. Người ta đến chùa làm gì?

Hình ảnh
Người ta đến chùa làm gì?  Tác giả: Tạ Duy Anh    Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài. Bà nhất định bắt tôi đi giật lùi mỗi khi từ Chùa trở ra. Có lẽ do cuộc đời chịu quá nhiều tai ương, vì thế khi đã trưởng thành, tôi vẫn thường tìm đến cửa Phật mỗi khi cảm thấy đầu óc âm u, chỉ để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, thanh sạch. Lời cầu xin duy nhất của tôi là mọi tai họa nếu có, hãy đổ hết lên đầu tôi, nhưng chừa các con các cháu, người thân của tôi ra. Nhưng cũng chính cái việc chăm đi chùa, lại khiến tôi cứ dần dần thất vọng ê chề về cái nơi vẫn được gọi là cửa Phật ấy. Mọi thứ tại đó thay đổi còn nhanh hơn cả ở chốn phàm trần. Thậm chí có thể nói rằng, nơi những cửa chùa mà tôi có dịp đến “ăn mày Phật” giờ đây là nơi nhiều nhốn nháo nhất. Tràn ngập là xôi, thịt và nhữ

6200. Phật tại tâm

Hình ảnh
Phật tại tâm Nguyễn Ngọc Dương/PNTB Mới đây có dịp vào làng, tình cờ gặp lại ông bạn đồng niên đã lâu lắm không thấy mặt. Lão nhìn thấy mình, mắt tròn mắt dẹt, mồm chữ o sang chữ a rồi hét toáng lên “Đúng rồi, Ngọc Dương!...”. Lão ta vồ lấy mình ôm chặt, như người nông dân sợ mất một thúng thóc… Lão mời bằng được đến thăm gia cảnh… Bước qua cái sân nhỏ mốc rêu là ngôi nhà gỗ cũ kĩ, ba gian hai chái, kiểu “tiền tàu hậu bẩy” của thời cách nay hơn nửa thế kỷ. Gian giữa là ban thờ gia tiên; bên phải là nơi trà nước, tiếp khách; bên trái là khu vực thờ Phật. Lão bảo, tuy đồng tuế, nhưng ông “có chữ”, tiện đây xem giúp tôi cái nơi thờ Phật… Mình lẳng lặng ra đứng trước ban thờ xem xét. Vừa xem vừa trộm nghĩ, “ây dà, gần như bài trí ở chùa!”. Chính điện là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng gỗ ngồi thiền trên tòa sen, các tượng Tam Thế, Tam Tôn, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Thích ca sơ sinh… Một lư hương to bằng đồng ngự ở ngoài cùng. Ngoài ra có cả tượng Di Lặc, Ca Diếp,