Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

5800. DẠY CÁI GÌ?

Hình ảnh
DẠY CÁI GÌ? PNTB Mấy hôm nay, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị trận thiên tai đầu mùa 2018, khiến nhiều vùng dân tình khốn đốn. Tất nhiên nó liên quan ít nhiều đến sự “THỨC DẬY” của đất đai, núi rừng, tài nguyên khoáng sản.… Trong khi đó, trên mạng cũng xảy ra “cơn bão” về đề thi Văn quốc gia Trung học Phổ thông. Nhiều bài viết phê phán, phân tích kỹ càng dựa trên lý luận văn học. Nhưng tôi, chả có lý luận gì sất, chỉ xin có một nhận xét là NỘI DUNG ĐỀ THI VỚI BÀI THƠ CHẢ ĂN NHẬP GÌ CUỘC SỐNG, VÀ THỰC TIỄN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY, vì nó được viết ra từ những năm 80 của thế kỷ trước. Không biết các bố dạy văn cho các cháu nhằm mục đích gì mà lại đưa ra việc ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN NHIÊN của đất nước vào lúc này, khi mà những tiềm năng ấy đã “thức” lâu rồi, nó đã và đang bị khai thác cạn kiệt. Nó “thức dậy” không phải bằng tiềm năng, trí tuệ con người Việt Nam mà bằng TIỀN, VÌ TIỀN... Đất, Rừng, Biển, Tài nguyên Khoáng sản... còn mấy đâu mà phải “đánh thức”? Thậm chí đến

5799.Quan & dân

Hình ảnh
Quan & dân Tác giả: theo FB Nguyến Tiến Tường Ảnh: Biệt phủ Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Trị (VTC) Ảnh: Dân nơi mưa lũ Tây Bắc (VOV) . … Nhìn nhận đúng, nỗi đoạn trường của dân, có nguyên do trực tiếp hoặc gián tiếp của quan. Không xốn con mắt sao được khi cứ mỗi biệt phủ “lộ hàng” đi kèm với những bi kịch của dân. (Bình luận của Kim Dung):   XH này, tự lúc nào, giống hệt những trang văn học thời thụộc Pháp, sưu cao thuế nặng, dân bị bóc lột, quan chức thì tòa ngang dãy dọc, hưởng thụ các kiểu. Đạo lý XH thì xuống cấp. Trí thức thì cầu vinh. Trẻ con thì bị xâm hại….   Nhìn những thân thể co quắp trong mưa lũ Tây Bắc, thật sự bàng hoàng, chát đắng cho phận người. Trời xanh không mắt. Lòng dân đang ngổn ngang biến cố, đã lại hứng chịu tai ương. Trăm nỗi niềm, đều ụp xuống dân cả. Làm sao nói hết cay cực của dân trong vài con chữ. Nhất là dân nơi địa đầu sóng cả hoặc chốn rừng thiêng nước độc. Bao liếp nhà rách nát, tài sản quý giá độc mỗi nồi niêu

5798. CHỊ DẬU "TUỔI GÌ"

Hình ảnh
CHỊ DẬU "TUỔI GÌ" Chị Dậu à, chị chẳng khổ lắm đâu! So với các chị thời nay, em nói thật! Chị chẳng qua không đủ tiền nộp thuế Đành gửi con "đi ở" rồi, bán ổ chó non Nếu sống thời này chị sẽ đóng thuế nhiều hơn Vì ngày xưa chưa có "phí môi trường", "BOT thu giá" Chưa có luôn thuế VAT, thuế thu nhập (Nên bán chó đi chị đỡ phải "hao" nhiều) Nếu ngày đó lỡ đói mà ăn cắp ổ bánh mì Chắc cũng không đến nổi vào tù chị ạ Chị thấy không dưới thời "thực dân Pháp" Chị "tuổi gì" so với thời "độc lập - tự do"?

5797. Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Hình ảnh
Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã   (Hình minh họa của TTHN) Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

5796. Giọt nước mắt muộn màng của Bí thư Thành ủy.

Hình ảnh
GIỌT NƯỚC MĂT MUỘN MÀNG CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY. (Bình luận của Trần Đình Huân) Những giọt nước mắt muộn màng, giọng nghèn nghẹn với những lời hứa của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có vực lại  được lòng tin của người dân Thủ Thiêm? Có làm dịu được nỗi bất hạnh, những mất mát mà họ đã phải tự gặm nhấm suốt 18 năm qua? 

5795. Tại sao Liên Xô tan rã?

Hình ảnh
TẠI SAO LIÊN XÔ TAN RÃ? Duyệt binh của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở Quảng trường Đỏ. PNTB: Bài của PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.     Những nguyên nhân sụp đổ Liên Xô và Đông Âu, dưới nhãn quan của ông tuy có hạt nhân hợp lý, nhưng đó mới là những  nguyên nhân trực tiếp . Có thể vì lý do nào đó, ông không đi đến cùng. -    Xét dưới góc độ triết học (phép biện chứng của Karl Marx) thì cần phân tích sâu hơn, tìm nguyên nhân sâu xa từ sai lầm về mô hình xã hội, thể chế chính trị, mô hình nhà nước… mà các Đảng Cộng sản đã thiết lập, không riêng có ở Liên Xô… dẫn đến những khuyết tật trong đảng  khi đất nước yên bình, đời sống khá giả...  như tham nhũng, mất dân chủ, độc đoán, chuyên quyền, coi thường quần chúng, để mất lòng dân...

5794. Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền?

Hình ảnh
Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền? Chu Mộng Long Ảnh minh họa Xem các clip bạo động ở Phan Rí, thấy có già trẻ, gái trai với một lực lượng rất đông tấn công cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động không biết trước đó ứng xử thế nào, chỉ thấy khi bị đám đông tấn công mãnh liệt đã hoàn toàn bất lực và kết cục là giải giáp. Xe cộ của cơ quan công quyền bị đốt cháy và đổ vỡ nhiều thứ. Báo đài công bố kết luận điều tra, rằng thì là có sự xúi giục, kích động từ các thế lực thù địch bên ngoài. Điều này có thể. Nhưng cái nội dung bọn thù địch chi cho mỗi người chỉ có 300.000 đồng để cả một đám đông gây bạo loạn lật đổ chính quyền thì thật khó hiểu. Mấy hôm nay nghĩ mãi không ra cái lý của nó. 300.000 đồng thì sống được bao lâu mà dân Phan Rí nhận lấy để đánh cược sinh mệnh của mình cho một cuộc bạo loạn, lật đổ?

5793. ĐÂU LÀ GIẢ VÀ ĐÂU LÀ CHÂN? (*)

Hình ảnh
ĐÂU LÀ GIẢ, ĐÂU LÀ CHÂN? (*) Dao Tuan Anh Tôi xin dán bài của Nguyễn Thành Phong đăng trên Nhà đầu tư và bài trả lời của tôi để các bạn cho ý kiến. Theo tôi, chúng ta rất nên có những bài viết trao đổi ý kiến điềm đạm, có lí, có tình như thế này để cùng hiểu ra vấn đề. Đang chứng kiến lịch sử Sống trong những ngày này, ta có cảm giác mình đang chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, cả ở tầm quốc tế lẫn quốc gia! Ở tầm quốc tế, cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Kim Jong-un và Donald Trump là lịch sử. Trước đây một thời gian chưa xa, thật khó mà tin là sẽ có cuộc gặp này, diễn ra như cách thức thế này. Thậm chí, ngày 24/5/2018, Nhà trắng đã công bố bức thư của Donal Trump thông báo hủy cuộc gặp, tuyên bố “cơ hội bị bỏ lỡ”. Thế mà chưa đầy ba tuần sau, nó lại diễn ra và “thành công rực rỡ”. Kim Jong-un “bí hiểm” thế, giờ nói với Donald Trump, ví von như một nhà văn: Mọi người nhìn chúng ta gặp nhau, tưởng đang xem một bộ phim viễn tưởng. Xem xong phim viễn tưởng này, cả thế giớ

5792. BẠCH HOÀN: VÀI LỜI VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO PHỤ NỮ TP.HCM

Hình ảnh
BẠCH HOÀN: VÀI LỜI VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO PHỤ NỮ TP.HCM Hôm qua, tôi có đọc bài báo “Tổn thương dân tộc”, bàn về cuộc biểu tình mấy ngày trước. Bài này được viết ra bởi Lê  Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo phụ nữ TP.HCM. Thật sự phải rất cố gắng mới có thể đọc hết. Bởi vì tôi có cảm giác bài báo ấy sực lên mùi máu... Đọc xong, tôi muốn được nói rằng: Lê Huyền Ai Mỹ, chị hãy câm miệng lại! Dù chị là Tổng Biên tập hay có là cái quần gì đi nữa, thì hôm nay, tôi cũng phải tự hạ mình xuống thấp hơn, đưa mắt nhìn xuống và nói với chị ta vài lời. Hãy đọc đoạn này xem...

5791. Bóc mẽ dư luận viên tay nghề kém.

Hình ảnh
BÓC MẼ DƯ LUẬN VIÊN TAY NGHỀ KÉM Fb. Dang Hai Mấy hôm nay lan truyền video quay cảnh được cho là chia tiền sau biểu tình. Mình tự hỏi: có ai ngu đến mức đi biểu tình chống chính quyền vì tiền mà lại đứng giữa công viên quay lại cảnh nhận tiền! Không tin nhưng không biết cãi thế nào nên mới ráng coi hết video để tìm manh mối. Hihi, làm điều bất chính thì có dấu cỡ nào cũng lòi ra à. 

5790. Bài học nào cho Phan Rí?

Hình ảnh
BÀI HỌC NÀO CHO PHAN RÍ ? Nguyễn Ngọc Dương Hôm qua, 11/6/2018, nhiều tỉnh, thành phố đã nổ ra những cuộc biểu tình của nhân dân phản đối Luật đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật an ninh mạng. Có thể nói chưa bao giờ những cuộc biểu tình ôn hòa lại mãnh liệt như thế. Những nơi như Hà Nội, Sài Gòn…không thấy xảy ra đụng độ. Tôi còn nghe thấy tiếng hô to: “Hoan hô anh em cảnh sát đã tạo điều kiện cho bà con biểu tình”. Tất nhiên, ở những điểm nhỏ lẻ vẫn có thể có “va chạm” này nọ không tránh khỏi.

5789. Một bài học rất đắt

Hình ảnh
Một bài học rất đắt LĐO  |  11/06/2018 | 12:57 Dự án Cát Linh- Hà Đông liên tục lùi tiến độ. Do tranh chấp với các tổng thầu Trung Quốc, 4 trong 12 đại dự án thua lỗ phải dùng tới biện pháp là đưa ra trọng tài quốc tế. Có nghĩa, chưa biết chừng nào những lằng nhằng khúc mắc mới có thể chấm dứt. Tháng 6 năm ngoái, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can do liên quan đến hành vi cố ý làm trái tại dự án  Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ  (PVTex Đình Vũ) . Ngoài hậu quả đội vốn “thành hơn 359 triệu USD, nhà máy này liên tục báo lỗ. Và cho đến giờ, những tranh chấp căng thẳng với nhà thầu Trung Quốc khúc mắc đến nỗi vụ việc phải đưa ra trọng tài quốc tế vào tháng 11 tới.

5788. AI CẢN TRỞ VIỆC RA LUẬT BIỂU TÌNH VÀ LUẬT THÀNH LẬP HỘI?

Hình ảnh
LƯU TRỌNG VĂN: AI CẢN TRỞ VIỆC RA LUẬT BIỂU TÌNH VÀ LUẬT THÀNH LẬP HỘI? Gã mấy năm trước cùng các nhân sĩ trí thức và các lão thành cách mạng đi biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo mà cứ lén lút như ăn trộm. Có lãnh tụ Phong trào HSSV chống Mỹ trước đây như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu cũng phải dùng mẹo chống cảnh sát VNCH để thoát khỏi nhà đi biểu tình. Hôm qua 10/6 hàng trăm ngàn người dân khắp nước biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Có nơi yên ổn, có nơi biến thành bạo động, máu đổ. Dù máu của người dân hay máu của các anh an ninh cũng đều là máu của dân mình. Đau. Đau lòng vô cùng.

5787. NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐẠI BIỂU TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA “LÀM KHÓ” CHÍNH PHỦ?

Hình ảnh
NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐẠI BIỂU TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA “LÀM KHÓ” CHÍNH PHỦ? Đại biểu Trương Trọng Nghĩa Kính thưa Chủ tọa, Kính thưa Quốc hội, Tôi đã có một số câu hỏi đã gửi cho Thủ tướng và mong Thủ tướng trả lời cho cử tri. Bốn câu đầu về nội hàm nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa về GDP và quyền của người lao động, về giảm nghèo đa chiều và về thực hiện giảm nghèo bền vững 15 năm của Liên hiệp quốc. Xin không nhắc lại. Ở đây có câu thứ 5 thì có một số ý tôi muốn được Thủ tướng trả lời cho cử tri. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG CÓ XU HƯỚNG PHỤ THUỘC SÂU VÀO NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC trên bình diện hầu hết các lĩnh vực và đe dọa nền kinh tế của chúng ta. Ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới thì Trung Quốc nổi tiếng là mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị. Cử tri ĐỀ NGHỊ KHÔNG NHẬN VIỆN TRỢ VÀ KHÔNG VAY TIỀN CỦA TRUNG QUỐC, ít nhất trong thời điểm này. Bởi vì Trung quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhi

5786. 'Quốc hội cần đổi cách lập pháp'

Hình ảnh
'Quốc hội cần đổi cách lập pháp' PGS. TS. Phạm Quý Thọ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trong một kỳ họp Quốc hội . Từ góc nhìn chính sách công, nếu các cơ quan lập pháp độc lập, có đầy đủ thông tin đa chiều và vì dân - những người đã uỷ quyền đại diện, có thể xây dựng được những chính sách phát triển bền vững. Quan điểm và quy trình làm luật là yếu tố quan trọng đối với chất lượng chính sách. Ngoài ra, cơ quan lập pháp cần có khả năng nhận diện và ngăn chặn 'tham nhũng chính sách' từ nghị trường. "Đây là một trường hợp chưa có tiền lệ diễn ra trong kỳ họp này. Tuy nhiên cần đặt vấn đề rộng hơn: liệu Quốc hội - cơ quan lập pháp tối cao - có thể thay đổi cách làm luật để có được những chính sách chất lượng?" PGS. TS. Phạm Quý Thọ Ở Việt Nam kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khoá 14 đang diễn ra tại Hà Nội, các Đại biểu đang thảo luận và dự kiến thông qua một số dự luật, trong đó có Dự luật đơn vị hành chính -

5785. Bài bị gỡ: Nguyên Bộ trưởng Đặng Hữu gửi Quốc hội 4 khuyến nghị về luật An ninh mạng

Hình ảnh
Bài bị gỡ: Nguyên Bộ trưởng Đặng Hữu gửi Quốc hội 4 khuyến nghị về luật An ninh mạng Dự thảo luật An ninh mạng đang gây ra những ý kiến khác nhau - Ảnh minh họa Dân Luận :  Bài viết này có vẻ đụng chạm đến tử huyệt của nhóm lợi ích mong muốn thông qua Luật An Ninh Mạng, do đó nó bị gỡ xuống chỉ sau ít phút. Sau đó trang Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều bài tấn công bài viết này và chỉ ra Osin Huy Đức là người đứng đằng sau cho việc vận động hủy bỏ dự luật: Bức thư gửi ngày 2.6 được ký bởi giáo sư Đặng Hữu, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, thay mặt nhóm chuyên gia từng được Chính phủ giao đánh giá và chuẩn bị đưa internet vào Việt Nam những năm 1990, gồm giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông và Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Trong bức thư, nhóm chuyên gia cho rằng rủi ro tấn công mạng đang ngày càng gia tăng, đồng thời chia sẻ những lo lắng của Quốc h

5784. GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: “GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”

Hình ảnh
GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: “GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”   Nguyễn Ngọc Dương : Có lẽ đa số người dân Việt Nam đều hiểu được như GS Vũ Đức Nghiệu phân tích dưới đây. Tuy nhiên nói cho rành mạch, khúc triết, sâu sắc và dễ hiểu thì bài viết này thật sự thuyết phục, lôi cuốn. Dù cuộc “bấm nút” đặc khu có hoãn lại kỳ họp sau hay sau nữa…bài viết này vẫn có giá trị. Tôi cầu mong có được các vị đại biểu Quốc hội, nhất là những người chủ trương và trực tiếp làm “Dự luật Đặc Khu” đọc được bài này để mở mang đầu óc rồi sớm… thôi cái vụ đặc khu này đi. GS Phạm Quang Long : Bạn tôi GS Vũ Đức Nghiệu là người gần như không quan tâm đến những chuyện gì ngoài chuyên môn Ngôn ngữ học mà anh đã dành cả đời cho nó. Trưa nay anh gọi cho tôi, giọng rất khó chịu “anh có thể đăng vài ý kiến của tôi lên trang của anh không vì tôi không chơi FB và cũng chỉ nói một lần này thôi. Mở FB cho mình thì không đáng". Tôi đồng ý. Và đây là ý kiến của GS Vũ Đức Nghiêu. GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “

5783. KIM MỘC THỦY HỎA THỔ

Hình ảnh
KIM MỘC THỦY HỎA THỔ Nhà thơ Nguyễn Duy PGS-TS Văn học Đào Tuấn Anh: Chúng tôi vừa nhận được thư của nhà thơ Nguyễn Duy, xin mời các bạn cùng đọc. Các bạn, Tôi đang không được khoẻ và đuối sức về việc nhà. Lộn ruột nhìn việc nước mà chẳng thể làm gì được. Đau thế. Đành lôi ra một chút cũ càng gửi tới bạn bè vậy. Về Dự luật Đặc Khu Kinh Tế, tôi đã loan báo tại Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ rồi, đính kèm cả trích đoạn và toàn văn, xin các bạn ngó lại. Nguyễn Duy: KIM MỘC THUỶ HOẢ THỔ * (Trích)

5782. Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam

Hình ảnh
Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam FB Châu Đoàn /7-6-2018 Ảnh: internet Tôi rất buồn và uất ức khi cảm nhận rằng dự thảo luật đặc khu sẽ được thông qua. Thường khi tôi bức xúc, tôi cần làm điều gì đấy để giải toả. Có lúc tôi cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể, có cố gắng thì kết quả cũng vậy nhưng tôi viết stt này để mong có được sự chú ý của các bạn. Tôi biết nhiều bạn trong danh sách FB của tôi hoàn toàn im lặng với vấn đề này, trong suốt bao stt tôi viết về đặc khu, không hề có một like, cmt, còn share thì là điều xa xỉ đối với họ, tôi không dám mơ. Đấy là những con người “khôn ngoan” “thức thời”, không nên mơ hồ mà trông đợi vào họ.

5781. NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN !

Hình ảnh
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN ! NGUYỄN TRỌNG TẠO: Chiều ăn cơm với nhà văn Hoàng Quốc Hải tại Vũng Tàu, thấy anh nói vừa viết xong bài đau lòng về 3 dự án đặc khu kinh tế của đất nước. Mong nước ta sẽ dừng lại... Nguyễn Ngọc Dương:  Tôi đã khóc khi đọc bài viết thống thiết này. ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế. Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa. Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0

5780. GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu?

Hình ảnh
GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu? Gã mò trên cổng Thông tin của tỉnh Quảng Ninh thì giật mình đọc thông tin: Ngày 19/3/2014 tại Hạ Long diễn ra Hội thảo về Đặc khu Kinh tế do tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Đại học Thâm Quyến tổ chức. Gã đọc rõ thông tin: phát biểu chỉ đạo Hội thảo bà Nguyễn Thị Kim Ngân UV BCT đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh và Đại học Thâm Quyến trong việc tổ chức hội thảo. Điều đó càng khẳng định thêm mối quan hệ gắ n bó mật thiết giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố nước bạn.

5779. Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN

Hình ảnh
Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN Nguyễn Ngọc Dương Đảo Phú Quốc Mấy hôm nay mạng mẽo nóng giẫy đành đạch vì cái vụ ĐẶC KHU KINH TẾ. Đa số phản ứng trái chiều (mang tính phản biện): không tán thành nếu Quốc Hội thông qua “Luật Đặc khu”, sẽ nhấn nút vào giữa tháng Sáu này.  Tất nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ Lãnh đạo thượng đỉnh là làm đặc khu sẽ rất tốt cho phát triển kinh tế đất nước, khắc phục được những yếu kém về quản trị đất nước trong mấy chục năm đổi mới vừa qua…, giúp đất nước “cất mình”, trở thành những con Rồng, con Hổ. Hơn nữa ai bảo làm đặc khu là bán nước cho Tàu? Nói láo. Có văn bản nào nói bán nước cho Tàu đâu? Sao tự dưng các vị đổ tiếng xấu cho Đảng thế? Cũng không có chữ nào nói đặc khu dành riêng cho Tàu. Đặc khu là để có chính sách ưu đãi đặc biệt, kêu gọi các NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (không riêng gì Tàu) vào đó kinh doanh, mang lại lợi ích cho Việt Nam. Rõ chửa?.

5778. CHÍN MƯƠI CHÍN NĂM !

Hình ảnh
CHÍN MƯƠI CHÍN NĂM ! Thơ Lưu Hương Quế Đất nước trải qua bao thăng trầm lịch sử Xương máu cha ông xây đắp mà nên Lời Bác năm nào khắc cốt không quên. "Bác cháu ta phải có công giữ nước !" Đặc khu là gì? Mà đưa ra đánh cược? Sao nhắm mắt làm liều dâng Tổ quốc cho ai? Hỡi những người không nhìn thấu ngày mai Hay lóa mắt vì đặc quyền, đặc lợi ? Đất của cha ông sao đưa ra bán xới ? Lại cho mình là" nô bộc của dân"

5777. LĂNG KÍNH MÀU HỒNG

Hình ảnh
LĂNG KÍNH MÀU HỒNG Phát triển đặc khu kinh tế là một thử nghiệm chính sách. Và như mọi thử nghiệm khác, nó có thể thành công hay thất bại (Dân Việt). Chính vì lối tư duy ngắn hạn dựa trên lòng tham chỉ nhìn thấy được những món lợi trước mắt nên cứ nghĩ đầu tư một đồng mà đòi lấy được của thiên hạ hàng trăm đồng (một vốn mà trăm lời), thành ra họ không lường đến được các hậu hoạ có thể gặp phải mang tính lâu dài về sau. Những kẻ dạy làm giàu theo mô hình đa cấp lúc nào cũng tuyên bố rằng nếu ai đó bỏ ra đầu tư một thì sẽ nhận về tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần con số đó mà hầu như không phải làm gì. Nghe đến như vậy thì ai cũng đều ham hố, nhưng họ không biết là sau đấy những kẻ đầu tư vào đó đã gặp những cảnh khốn cùng như thế nào.

5776. NGHỊCH LÝ VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ

Hình ảnh
NGHỊCH LÝ VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ  Nguyễn Quang Dy VietStudies / 1-6-2018 Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau. Bối cảnh Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng

5775. Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia

Hình ảnh
Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam bàn luận khá nhiều về ba đặc khu kinh tế đang được đề xuất thành lập ở ba miền đất nước là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thực ra, việc thành lập đặc khu kinh tế đã được các cơ quan hữu trách Việt Nam nêu ra từ lâu. Đặc khu kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo ra đời năm 1979, và tồn tại đến năm 1991 thì bị giải thể. Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế sau đó được đưa vào Hiến pháp năm 1992, và được nhắc lại một số lần trong các văn kiện quan trọng của hệ thống chính trị, trước khi trở thành một chủ đề được dư luận quan tâm vài năm qua.

5774. ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Hình ảnh
ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Mai Quốc Ấn Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc "thử nghiệp thể chế" theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được "mớm" số như vậy để "đả thông tư tưởng" trước khi biểu quyết. Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó! Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Không tranh luận nữa, làm đi!" Vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.