Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hát Dân ca và Chèo

6094. Vài cảm nhận về Nghệ thuật Chèo

Hình ảnh
Vài cảm nhận về Nghệ thuật Chèo PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Chèo sang Mỹ năm 2015 Một đặc tính rất độc đáo của chèo là: Cái Bi luôn gắn liền với Cái Hài . Cái Hài trong chèo như thể là phương tiện “gỡ” lại cho Cái Bi , làm cho Cái Bi bớt phần bi lụy. Khi đứng trước những đau thương, mất mát, tích chèo không bị đẩy vào tuyệt vọng, mà vẫn có chút ‘cười cợt’, dường như để hun đúc một niềm lạc quan , niềm tin vào chân lý. Đặc điểm này phản ánh đúng tình cảm, tâm trạng người Việt , đúng Văn hóa Việt , một nền Văn hóa trong mọi hoàn cảnh không bao giờ chịu thất bại, kể cả cái chết (*). Nó phản ánh sức sống mãnh liệt của Dân tộc Việt Nam, phản ánh sự bất tử của cái Thiện trong cuộc đấu tranh chống cái Ác…

5724. Hát Văn Chân quê

HÁT VĂN CHÂN QUÊ Thơ Nguyễn Bính Người hát & làm video clip Nguyễn Ngọc Dương Lời hát: Ngâm thơ : Hôm qua… em đi tỉnh về   Đợi em ở mãi… con đê… đầu... làng

5584. LÚNG LIẾNG

Hình ảnh
Lúng Liếng Hát chèo Nhà thơ Đồng Thị Chúc có bài thơ LÚNG LIẾNG, đọc xong mình ngẫu hứng chuyển thể sang hát chèo - làn điệu Sa lệch chênh và hát chơi trong một dịp được chị đón tiếp ở Hà Nội. (Bài có ghép thêm một trổ hát từ bài Sa lệch chênh trong vở chèo Lưu Bình Dương Lễ).   Ai ngờ nhà thơ thích nghe chèo nên đã làm thành clip đưa lên YouTube. Cám ơn chị Đồng Thị Chúc.

5572. XÚC ĐỘNG KHI NGHE CA KHÚC CHÈO GIỖ ĐỒNG ĐỘI

Hình ảnh
XÚC ĐỘNG KHI NGHE CA KHÚC CHÈO GIỖ ĐỒNG ĐỘI Lời binh  Nguyễn Ngọc Dương (Clip tải từ YouTube) GIỖ ĐỒNG ĐỘI là ca khúc chèo do nghệ sĩ Quốc Anh soạn lời theo làn điệu Du Xuân, đã có nhiều ca sĩ hát. Nhưng mình có cảm tình nhất với chất giọng và cách thể hiện của NSUT Thùy Linh. Tình cờ bắt gặp giọng hát Thùy Linh trên YouTube với ca khúc này, bỗng bị hút hồn. Nghe liền ba lần, mà lạ, lần nào cũng không cầm được nước mắt. Từ trổ mở đầu, với kỹ thuật nhả chữ rất chuyên nghiệp, rất có mầu, mượt mà, tròn vành, rõ tiếng, vang, rền, nền nẩy, đầy đặn ...đã thu hút người nghe.

5459. Gọi đò (Dân ca Quan Họ Bắc Ninh)

Gọi đò (Dân ca Quan Họ Bắc Ninh) Gọi đò: Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ Người hát: Nguyễn Ngọc Dương

4799. Đêm Bảo Hà nghe hát chầu văn

Hình ảnh
Đêm Bảo Hà nghe hát chầu văn (Hát văn: Ngọc Dương – Lời thơ: Hoàng Anh Tuấn)   Đêm Bảo Hà nghe hát chầu văn Thơ: Hoàng Anh Tuấn    Ráng chiều cõng nắng vào đêm Bóng trăng trượt ngã bên thềm xanh rêu Hương hoa quyện tiếng chim kêu Chầu văn theo phách dập dìu bay lên Câu khoan gió thoảng mái đền Câu mau mưa đổ trên nền gạch non Câu lục mài khuyết trăng tròn Câu bát sắc ngọt mài mòn ca dao

4762. Nắng tương

Hình ảnh
Nắng tương (Thơ & Hát Chèo) Hoàng Anh Tuấn & Nguyễn Ngọc Dương Tương bần. Ảnh minh họa Internet Đó là tên bài thơ của Hoàng Anh Tuấn. Nói đến tương, nhất là tương Bần, đặc biệt là khi ăn với món đặc sản tái dê thì không thể thiếu món tương cổ truyền. Nhưng khi đọc đến cái title Nắng tương mình vẫn chưa hình dung ra. Phải tra vào mạng mới biết rõ: làm tương phải phơi nắng và mỗi chum tương người ta đội cho nó một cái nón mê. Ai ngờ chính cái nón mê đội nắp chum tương khiến cho Hoàng Anh Tuấn nhớ đến người bà đôn hậu của mình và anh xuất thần bài thơ Nắng tương.

4729. Đào liễu một mình

Hình ảnh
Đào liễu một mình   PNTB: ( Hát chèo ) Đào liễu một mình vừa là tên bài, phản ánh nội dung của một khúc ca chèo, vừa đồng thời là tên làn điệu chèo. Nói tắt là làn điệu Đào liễu. Một bài hát chèo đầu tiên ra đời thì người ta lấy nội dung của bài đó, thường là câu đầu của bài hát làm tên của làn điệu. Vì thế Đào liễu một mình là một bài chèo cổ, kinh điển. Bài này dựa trên nguyên văn của một đoạn thơ lục bát như sau:

4690. Đường trường trong rừng

Hình ảnh
Đường trường trong rừng (Làn điệu Chèo cổ) Lời thơ: Cô bay ơi sao ở mãi trong rừng Chim kêu vượn hót nửa mừng nửa lo Trót sa chân bước xuống mạn đò Sông sâu nào vắn khôn dò tới nơi Gió hiu hiu buồm chạy ra khơi Một con chèo quế khôn bơi bể hồ Nhác trông lên (cánh ghềnh) đá mọc lô xô Mặt sông lai láng nước (bể) hồ trong xanh Suốt đêm đông trường năn nỉ cùng anh… (Thể thơ 6 – 8 phá cách).

4682. Gửi nhớ vào Thu

Hình ảnh
GỬI NHỚ VÀO THU PNTB/Hát Chèo Ảnh Ngọc Dương Sáng dậy thấy se se lạnh, bỗng giật mình biết Thu đã sang. Chả hiểu sao, Thu sang nó thường khuấy động tâm hồn các nghệ sĩ. Sáng nay tình cờ nhận được tập thơ Cánh đồng ngủ đông của Tạ Thu Yên (Vĩnh Phúc) gửi tặng. Tập thơ có 61 bài thì riêng về mùa Thu đã có tới 8 bài. Mình chọn bài ngắn nhất, chỉ một câu lục bát: Heo may vương nhẹ làn môi Tưởng anh hôn vội hóa trời thu sang.   (Tạ Thu Yên)

4613. Tự hào tiếp bước ông cha

Hình ảnh
TỰ HÀO TIẾP BƯỚC ÔNG CHA (Hát chèo) - Soạn lời:   Đinh Xuân Hội - Trình bầy: Ngọc Dương   Nói thơ: Sau bao năm xa cách,  Con trở lại quê nhà  Tự hào là người lính tiếp bước ông cha Nhớ mãi năm xưa   trong mừng vui   rạng rỡ Cha t rở về ,   cùng  n hững tấm huân chươn g Ánh mắt rưng rưng mẹ cười sau vành nón Ký ức hiện về xao động mãi tim con     Đường trường Thu không

4560. Hồn con tỏa sáng muôn đời

Hình ảnh
Hồn con tỏa sáng muôn đời Hát chèo / Soạn lời: Đinh Xuân Hội Trình bầy: Ngọc Dương (PNTB): Ngày Thương binh liệt sĩ, xin gửi tới các gia đình đã có người bỏ mình vì Tổ Quốc và mọi người bài hát chèo Hồn con Tỏa sáng muôn đời do soạn giả Đinh Xuân Hội đặt lời.

4544. Cô Đôi Thượng Ngàn (Hát văn)

Hình ảnh
Cô Đôi Thượng Ngàn (Hát văn) PNTB Cô Đôi Thượng Ngàn   hay   Sơn Tinh Công Chúa   là một vị tiên nữ trong truyền thuyết   tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Cô Đôi Thượng Ngàn được thờ ở nhiều di tích đền và phủ ở phía Bắc Việt Nam và được ca ngợi trong những ca khúc   hát văn   nổi tiếng mang tên "Cô Đôi Thượng Ngàn". Đây là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thiết tưởng ta cũng nên tìm hiểu.

4445. hát Chèo: Khúc tâm tình người lính biển

Hình ảnh
KHÚC TÂM TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN (Hát chèo)  PNTB: Đinh Xuân Hội là người quê Bắc Ninh nhưng anh đang công tác trong quân đội ở Sài Gòn. Hội rất mê hát chèo và hát cũng rất hay. Anh là một soạn giả đặt lời mới cho nhiều bài hát chèo đã được Đoàn nghệ thuật dân tộc Nhà hát Đài TNVN dàn dựng, thu thanh. Gần đây Hội gửi cho tôi bài Khúc tâm tình người lính biển, viết trong lúc nhớ các con nhỏ ở hậu phương.

4024. Chuyển Thơ sang Hát Chèo

Hình ảnh
Chuyển Thơ sang Hát Chèo Sau mùa Hội Lim, Giáp Ngọ 2014, nhà thơ Đồng Thị Chúc viết một chùm thơ. Chị gửi cho ND – PNTB (tháng 3/2014): XIN TRẨY HỘI CÙNG Cho em trẩy Hội cùng anh Có em anh sẽ được thành một đôi Anh em cùng hát “ Người ơi…” Chẳng còn lo chuyện lẻ loi một mình. 12-02-2014 ĐỒNG CA Tưởng là chỉ có mình ta Tháng ngày hát khúc nhẩn nha ru tình Hết “còn duyên” lại “trúc xinh” Như là Quan Họ cho mình mình thôi . Giờ nghe như thể có đôi Cùng ca nhé dẫu xa xôi cách đò. 10g12    22-02-2014 SỢ RẰNG… Sợ rằng đi Hội với người Mải trèo Quán Dốc mải chơi quên về Biết đâu lại mắc lời thề Nên thôi đành chỉ mơ về Hội Lim. Cầm lòng vậy, để người tìm Đành lòng vậy, để ta chìm Bến Mơ. 11g05    22-02-2014 NƯỚC SÔNG CẦU Nước sông Cầu chảy về đâu Mang câu Quan Họ bắc cầu sang nhau Cũng từng chứng kiến nỗi đau “Mây trôi bèo dạt” để sầu em mang. 16g 27     22-02-2014   CÂU HÁT “BA QUAN” “Ba quan”- “Ăn một miếng trầ

4010. Nghệ sĩ đến nhà độc tấu đàn Nhị

Hình ảnh
Nghệ sĩ đến nhà độc tấu đàn Nhị NSUU Trần Luận PNTB  Phải thừa nhận, trong nhiều nhạc cụ dân tộc của ta như đàn Tranh, sáo Trúc, đàn Tam, Tứ, Nguyệt, Tỳ Bà…đều khó chơi, nhưng khó chơi hàng đầu là đàn Nhị. Cái đàn này mà 'cứng tuổi' rồi mới học thì khó mà thành tài. Trần Luận là nghệ sĩ ưu tú chuyên đàn Nguyệt và đàn Nhị. Nhưng anh cũng tham gia sáng tác nhiều bản nhạc không lời viết cho nhạc cụ dân tộc, viết nhạc nền cho Chèo và một số ca khúc mới...

6680. Trẩy hội cùng em (Hát chèo)

Hình ảnh
Trẩy hội cùng em (Hát chèo-Làn điệu Con nhện giăng mùng) Soạn lời :  Ngọc Dương  phỏng thơ  Đồng Thị Chúc Trình bầy :  Minh Phương   &   Đăng Kiên Dàn nhạc Đoàn Nghệ thuật Dân tộc Nhà hát Đài TNVN) PNTB:  Để mô tả sự giăng mắc của tình cảm, tình yêu, trong hát chèo (kể cả Quan họ Bắc Ninh) đều có một làn điệu mang tên  Con nhện giăng mùng . Quả là dân gian tài thật! Tình yêu khi không lý giải được thì người ta đổ vấy cho cái “mạng nhện”. Cái mạng nhện nom rõ mỏng manh, nhẹ như tơ hồng mà sao vướng vào thật khó gỡ!...  Câu hát đầu tiên trong làn điệu chèo cổ là “Ai xui con nhện giăng mùng…”.

3710. Khúc hát nhớ thương Cha

Hình ảnh
Khúc hát nhớ thương Cha PNTB 26/7/2015 PNTB: Nhân kỷ niệm ngày TBLS (27/7), mình đặt lời khúc ca chèo: Khúc hát nhớ thương cha và hát luôn. Coi đây là nén tâm nhang tưởng nhớ các anh hùng - liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.  Lời bài hát:  KHÚC HÁT NHỚ  CHA                                 ( Hát chèo -  Theo điệu Tò Vò )                              Soạn lời: Ngọc Dương

4387. Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa

Hình ảnh
Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa (Hát văn – Thơ: Nguyễn Duy) Ảnh minh họa. Ảnh Internet (PNTB) - Quê mình gọi Mẹ là Bu. Hai ngày nữa, 2 tháng Tư (âm lịch) là tròn 40 năm ngày Bu đi xa. Năm ấy Bu mới 50 tuổi. Thoáng cái đã bốn mươi năm rồi! Nếu sống đến nay thì Bu vừa tròn 90. So với cụ Nguyễn Thị Trù ở TP Hồ Chí Minh, nay 122 tuổi vẫn còn khỏe thì Bu vẫn thua bà cụ Trù 32 tuổi…  Hôm nay là Chủ nhật, mình quyết định tổ chức Giỗ Bu trước hai ngày để anh em, con cháu có điều kiện về đông đủ để tưởng nhớ người Mẹ, người Bà, người Cụ đức độ, cả một đời hầu như chưa có lấy một ngày vui.

3392. Nhịp đuổi (Hát chèo)

Hình ảnh
Nhịp đuổi (Hát chèo – lời cổ) PNTB: Bài Nhịp đuổi này lấy từ bài ca dao Linh thú ngày xưa. Nội dung nói lên nỗi khổ của người lính đóng đồn trên rừng núi, ăn uống khổ cực, muốn mau mãn hạn lính để trở về được tự do như con cá vẫy vùng trong làn nước trong ( Giáo trình Hát chèo - Trường Đại học sân khấu  và điện ảnh Hà Nội ). Muốn để bà con thư giãn, mình hát chơi, ai muốn nghe thì nghe.