Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục

6295. ““Khuôn vàng thước ngọc" ”

Hình ảnh
“Khuôn vàng thước ngọc"  Nguyễn Ngọc Dương Từ xa xưa, những đứa trẻ trong các gia đình, nhất là những gia đình khá giả thường bị người lớn “bao cấp” từ ý thức đến hành động, nhất nhất phải tuân theo cho đến lúc lấy vợ gả chồng: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Giới “mũ cao áo dài” là “quan phụ mẫu”, tức “cha mẹ dân”, bất luận sai đúng thì dân không được trái lời. Đó là thứ văn hóa đã tồn tại hằng nghìn năm. Cách mạng về đã “đánh đổ chế độ phong kiến thối nát”, ai cũng vỗ tay cho rằng, xã hội mới là hoàn toàn “ưu việt”, không còn dính dáng gì đến những thứ văn hóa lạc hậu, thấp kém của chế độ phong kiến. Thế nhưng, trải qua 2/3 thế kỷ, thực tiễn đã cho thấy “cái xác” phong kiến tuy đã “chôn sâu ba tấc đất”, nhưng “cái hồn” của nó vẫn lẩn quất khắp nơi, dù chế độ mới ít nhiều cũng đã có tiến bộ. Có lẽ Quy luật của “ý thức xã hội” trong đó có “văn hóa, đạo đức…” không thể “đứt đuôi con nòng nọc”, khi một chế độ mới được thiết lập về mặt Hình thức nhưng chưa căn bản thay đổi về

6282. Học nhiều chắc gì hơn học ít?

Hình ảnh
Học nhiều chắc gì hơn học ít? PNTB Kể từ sau khi Đất nước giành được độc lập (1945), chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) chỉ có 9 năm. Nhưng đến năm 1956, nhà nước bắt đầu áp dụng Chương trình GDPT 10 năm và sách giáo khoa (SGK) phổ thông 10 năm do Nha Giáo dục phổ thông ấn hành lần thứ nhất. Cũng năm đó, tôi bắt đầu vào học lớp 1. Và tôi học đến lớp 8 (1964) thì SGK phổ cũng in lần thứ 8. Hằng năm SGK in lại nhưng nội dung chủ yếu vẫn như cũ, chỉ gia thêm số lượng, rất hiếm trường hợp “đính chính” bổ sung. Trước khi vào học lớp 1, tôi chỉ được học lớp Vỡ lòng 3 tháng để nhận mặt chữ cái và tập đánh vần. Những lớp vỡ lòng ở trong làng chỉ do một thầy/ cô giáo biết chữ quốc ngữ dạy, không lương, chỉ có một chút thù lao. Sau này có htx nông nghiệp thì htx trả cho ít thóc. Họ cũng không cần phải học để có bằng cấp, học vị, thậm chí bằng đại học để dạy mầm non như bây giờ! Đặc biệt là 10 năm học phổ thông, không bao giờ học sinh được học cả ngày. Nếu học sáng thì chiều phải đi ch

6248. Vẫn cần bàn thêm: Giữ hay bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ?

Hình ảnh
Vẫn cần bàn thêm: Giữ hay bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ? Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, thực ra cũng chỉ mới xuất hiện ở khắp các trường, lớp học trong vài chục năm nay, chứ thời chúng tôi còn đi học (từ lớp 1 đến lớp 10 – hết cấp 3) không thấy có. Cho đến năm 2018, trên báo Giáo dục Việt Nam (nay là Tạp chí Giáo dục Việt Nam) có bài của tác giả Bùi Nam với tiêu đề “Một lần nữa lại phải bàn về giữ hay bỏ “tiên học lễ, hậu học văn ”. Với tiêu đề bài báo đã chứng tỏ câu này từng trải qua những cuộc tranh cãi “bất phân thắng bại” cho nên mới “lại phải bàn…”. Tất nhiên, tác giả Bùi Nam cũng vẫn ủng hộ việc giữ khẩu hiệu này https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/mot-lan-nua-lai-phai-ban-ve-giu-hay-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-van-post192238.gd Tại sao có chuyện đó? Tôi dám chắc vì (vô tình hay hữu ý) có những cách hiểu khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nội hàm câu ‘khẩu hiệu’. Khi tranh luận một vấn đề mà không thống nhất nội hàm khái niệm, tức là vi phạm ti

6205. Tại sao người Nhật có nhiều cái tốt?

Hình ảnh
Tại sao người Nhật có nhiều cái tốt? PNTB/Ngọc Dương Karl Marx có một luận điểm: “Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tạo ra hoàn cảnh”. Có thể hiểu: Con người (về mặt bản chất) được sinh ra và lớn lên ở mỗi quốc gia – dân tộc với một chế độ xã hội nhất định thì tất yếu sẽ bị chi phối bởi chế độ xã hội đó. Theo Marx, tuyệt nhiên không có con người nói chung , dù đều là xương là thịt, là trái tim khối óc…, mà chỉ có những con người cụ thể trong một xã hội lịch sử - cụ thể. Do vậy, về nhân cách, phẩm chất, đạo đức, lối sống, hành xử văn hóa … của con người ở những chế độ xã hội khác nhau thì nhìn chung không giống nhau. Thành ngữ Việt từ xưa đã có câu: “Rau nào sâu ấy”. Lâu nay truyền thông cho hay, có rất nhiều bài viết về văn hóa ứng xử của người Nhật rất “khác người”. Kể từ 2011, khi nước Nhật bị thảm họa kép, thì những phẩm chất tuyệt vời của người Nhật được bộc lộ càng rõ. Trong một bài viết trên báo Nhân dân có đoạn: “Từ bàng hoàng xúc động trước cản

6202. KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN

Hình ảnh
KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN Tác giả: TS Nguyễn Thị Từ Huy – Phỏng vấn bởi Phan Văn Thắng (Văn hóa Nghệ An)  ( LỜI TÒA SOẠN : Làm gì để có thể thay đổi nền giáo dục đang quá trì trệ và lạc hậu của chúng ta hiện nay? Đó là câu hỏi phải trả lời, là nhiệm vụ phải thực hiện của mọi người Việt Nam. Thực ra đã có nhiều lời giải nhưng cơ bản vẫn là vô vọng vì hình như chưa có cái nhìn nào xuyên thấu và cách làm nào thật sự sáng suốt và đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Dẫu sao, mỗi một ý kiến có trách nhiệm đều là một viên gạch đáng quý để xây dựng lại nền giáo dục đã quá cũ kỹ và lạc hậu của nước nhà. Trên tinh thần đó, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi về chủ đề Giáo dục khai phóng giữa nhà báo Phan Văn Thắng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đến từ đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh). PHAN VĂN THẮNG:   Thưa Ts, trong mấy năm gần đây, đã có nhiều trí thức, nhà giáo dục ở VN kêu gọi nền giáo dục VN cần thực hiện theo triết lý giáo dục khai phóng. Gần đây

6199. Diệt “cỏ dại”

Hình ảnh
Diệt “cỏ dại” 1. “Luân chuyển”   Có lần đến xã vùng cao biên giới gặp một anh giáo viên. Hỏi hoàn cảnh gia đình, anh cho biết: “cháu mới phải luân chuyển từ huyện lên đây”. “Thế còn chị ấy?”, “Nhà cháu cũng là giáo viên, 6 năm trước luân chuyển lên. Được 2 năm, cháu ở thị trấn huyện lị phải “xung phong” lên để được gần vợ gần con. Nói thật, xin lên chỗ khó khăn hơn mà cũng phải “chạy” chú ạ, nhưng nhẹ nhàng thôi. “Lên đây chúng cháu làm được cái nhà gỗ, gọi là ổn định. Nhưng năm ngoái, họ lại điều nhà cháu về gần huyện, bảo là theo “quy trình luân chuyển”. Thế là vợ chồng lại “Ngưu Lang - Chức Nữ!”. “Từ huyện lên đây có xa không?”. “Ba bốn chục cây thôi, nhưng đường đi khó lắm, vừa dốc, vừa cua, có lúc bị sạt lở tắc đường hàng ngày mới thông. Mỗi tuần cháu về một lần, đôi khi 2 tuần, về rồi không muốn lên nữa”. “Thế sao không xin cho chị ấy ở lại vùng cao để đỡ đi lại?”. “Ôi chú, đã gọi là XIN thì CHO hay không là QUYỀN họ. Thời buổi này “xin” cái gì cũng phải “chạy” chứ khôn

6188. GIÁO DỤC – “CHÂN NGOÀI DÀI HƠN CHÂN TRONG”

Hình ảnh
GIÁO DỤC – “CHÂN NGOÀI DÀI HƠN CHÂN TRONG” ẢNh minh họa:Dạy thêm Báo VTC New hôm nay cho hay: “ Thực tế đáng buồn là nhiều giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em hay tình yêu với nghề gõ đầu trẻ”. “Một đồng nghiệp ở Hà Nội khoe với tôi mỗi tháng dạy thêm có thể kiếm được 100 triệu - 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của tôi cả năm. Được biết trung bình một lớp  dạy thêm  ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng”. “Còn một đồng nghiệp khác ở tỉnh, dạy cho vui mỗi tháng cũng kiếm được 20-30 triệu đồng”. “Tôi hỏi vài đồng nghiệp đang dạy hợp đồng tại các trường công lập rằng sao không bỏ nghề khi mức lương thấp như vậy? Họ thật thà trả lời, bám trụ lại chẳng qua để lấy cái “mác” mở lớp dạy thêm bên ngoài, chứ mấy ai sống nhờ đồng lương”. “Mỗi mùa thi, một giáo viên dạy thêm có thể kiếm vài trăm triệu là chuyện bình thường. Đương nhiên không p

6185. ĐÔI LỜI VỀ CHỢ TRỜI BẰNG CẤP

Hình ảnh
Đôi lời về chợ trời bằng cấp   Trường ĐH Đông Đô, nơi cấp hàng trăm bằng cử nhân ngôn ngữ Anh giả  từ năm 2015-2017 - Ảnh: Nguyễn Hưởng/Người Lao động Chuyện mua bán bằng cấp ở xứ ta đã rỉ rả từ vài chục năm nay, nó như “chuyện thường ngày ở huyện”, nó có vẻ như một ‘tất yếu lịch sử’ của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nhiều người gọi là “nạn bằng giả”. Thậm chí người ta cảm thấy nói nhiều thành “nhàm”, bởi nói cứ nói, nạn bằng giả cứ diễn ra như một cái chợ đêm, nhưng ngày càng sầm uất. Pháp luật, báo chí, công luận, chính quyền và người dân hết thảy đều ghét cái nạn này, không một ai ủng hộ cái thứ bất công, dối trá ấy. Tuy nhiên đôi chỗ cũng chỉ bắt quả tang được vài trường hợp thuộc loại “tép riu” để báo chí có chuyện cho xôm trò thôi, chứ chả có biện pháp nào ăn thua… Cá biệt có dư luận một ông to “học giả”, nhưng vẫn thấy yên vị nên không ai dám bàn. Thế nhưng gần đây, lần đầu tiên “sự kiện Đại học Đông Đô” rộ lên như một cơn sóng lớn trên truyền thông m