Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

6278. Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về việc xây cầu Long Biên

Hình ảnh
Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer  về việc xây cầu Long Biên   Cầu Long Biên, một cây cầu bằng thép bắc qua sông Hồng năm 1898 là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó không chỉ thể hiện sức mạnh về kinh tế mà nó còn là niềm kiêu hãnh về khoa học kỹ thuật hiện đại của người Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Dưới thời Pháp thuộc cầu Long Biên còn có tên gọi là cầu Doumer, tên của Toàn quyền Đông Dương (Paul Doumer) có nhiệm kỳ tại Đông Dương đúng bằng thời gian xây dựng cầu (1897-1902). Để góp phần tìm hiểu lịch sử cây cầu này, xin giới thiệu những dòng hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết về việc xây cầu Long Biên và một vài cây cầu khác trên đất nước Việt Nam, do Nguyễn Văn Trường, công tác tại Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trích dịch từ cuốn hồi ký Đông Dương thuộc Pháp của Paul Doumer, in tại Paris, nhà xuất bản Vuibert & Nony, năm 1930. ***** “Có một việc cần thiết phải làm ngay đối với tôi. Đó là xây một cây cầu lớn bắ

6277. HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN

Hình ảnh
HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN (Bài của Truong Huy San, t rên dòng thời gian f.b Thứ Hai,13/6/2022) Nhà thơ Nguyễn Duy Ngày 10-6-2022, phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhà thơ Nguyễn Duy kể: “Tháng 8-1998, tôi và anh Tô Văn Trường (Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam), tháp tùng Cụ Sáu (Cố vấn Võ Văn Kiệt) đi Tứ Giác Long Xuyên. Bên bờ kênh Vĩnh Tế, gợi nhiều câu chuyện về Nhà Nguyễn… vậy mà, tên tuổi các Chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đều bị xóa, cả một triều đại lớn của dân tộc bị hạ bệ, bị vong ơn… Tôi đề xuất: Phải làm cuộc hội thảo quốc gia về Nhà Nguyễn. Cụ Sáu hưởng ứng và “xắn tay áo” cùng với tôi lao vào cuộc vận động. Nhưng làm ở đâu? Và ai làm? Sài Gòn thì không thể được rồi. Huế cũng không. Tôi đề nghị Thanh Hoá. Chỉ Thanh Hoá mới có thể làm được. Trầy trật gần 10 năm. Trước kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng đi mở cõi (1558-2008). Cụ Sáu vận động Hội Khoa học lịch sử (GS Phan Huy Lê lúc ấy đương kim chủ tịch) lo phần nội dung. Tôi

6276. Ngày ấy có một cán bộ như thế

Hình ảnh
Ngày ấy có một cán bộ như thế (Ký ức về anh Nông Trung ký của Nguyễn Ngọc Dương Hồi công tác ở Hội VHNT tỉnh, một lần gặp lại GS Đặng Nghiêm Vạn (1930 – 2016), khi ông là Phó viện trưởng viện Dân tộc học, Viện trưởng viện Tôn giáo, người thầy đã giảng về Tôn giáo cho chúng tôi trước kia, tôi có hỏi về anh Nông Trung. GS Đặng Nghiêm Vạn nói: “Anh Nông Trung trước đây là cán bộ nghiên cứu của Viện tôi. Anh là một người đức độ, có nhiều triển vọng trở thành một nhà khoa học.”. TS Trần Hữu Sơn, nguyên Giám đốc sở Văn hóa – TT & DL Lào Cai, nay là Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, từng là thuộc cấp của Nông Trung, có lần nhắc lại ý kiến của GS-TS Bế Viết Đẳng (1930 – 1998), nhà nghiên cứu dân tộc học uy tín, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học đã nói về Nông Trung: “Anh Nông Trung, dân tộc Giáy, mặc dù xuất thân ở một vùng quê nghèo tỉnh Lào Cai, nhưng anh đã học qua đại học khoa Sử, bộ môn dân tộc học và tỏ ra là một người rất có năng khiếu nghiên cứu…”. Tuy nhiên, c