Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2017

5574. Học tập Thánh Gióng

Hình ảnh
Học tập Thánh Gióng Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung (Trần Kỳ Trung) -  Làm cán bộ nhà nước, nhiều ông, nhiều bà sợ đến tuổi hưu. Thế là trăm cách chạy để thoát hưu, trong đó có chuyện "chạy tuổi" .  Cũng vì chuyện này mà diễn ra bao nhiêu cảnh hài, bi... Tôi cố ghi chép lại thành... một truyện ngắn. (Truyện ngắn này đã đăng trên  trankytrung.com ) HỌC TẬP THÁNH GIÓNG Thế là mất bốn năm, bốn năm Tất chịu lép còn hơn hạt thóc rỗng bị người ta dẫm bẹp. Tiu nói gì, Tất cũng “vâng”... “dạ”. Tiu sai gì Tất cũng làm, làm cúc cung, làm tận tụy. Tất tức lắm, mà không làm gì được. Bây giờ thì Tất có thể thỏa mãn được rồi. Tất về hưu, thì Tiu cũng phải về hưu, nhường chức vụ này cho lớp trẻ. Đã nghỉ hưu, lúc ấy là “cá đối bằng đầu”, chẳng ai hơn ai, “quan nhất thời, dân vạn đại” Tiu chỉ có quyền thét lác khi là Giám đốc, còn về hưu, lúc ấy “thét lác” với ai? Với Tất á! Cùng sinh hoạt trong tổ hưu trí, nói ấm ớ là Tất “quạc” lại liền...

5573. Những bất thường và khác lạ về chuyên án “Vũ nhôm”

Hình ảnh
Những bất thường và khác lạ về chuyên án “Vũ nhôm” Nguyễn Đăng Quang Vũ Nhôm (phải) và công văn mật do phó thủ tướng Chính phủ, Hoàng Trung Hải ký. Nguồn: internet Ngay sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (đầu tháng 10/2017), người dân và công luận toàn quốc mới giật mình nhận thấy tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo chóp bu thành phố Đà Nẵng là rất nghiêm trọng và đang bước vào đỉnh điểm. Lúc này, lại phát lộ thêm thông tin: Một doanh nhân có tên Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975 (biệt danh “Vũ nhôm”), chủ của nhiều Công ty BĐS và Xây dựng, là “sân sau” của Thành ủy Đà Nẵng từ một thập kỷ rưỡi qua (từ thời ông Nguyễn Bá Thanh), đã khuynh đảo không chỉ thị trường địa ốc mà còn thao túng cả hệ thống chính trị của thành phố đáng sống này.

5572. Giải điều cấm kỵ: Mỹ học của cái Tục

Hình ảnh
Giải điều cấm kỵ: Mỹ học của cái Tục Posted on  Tháng Mười Hai 28, 2017  by  chumonglong Chu Mộng Long:   Trước hết, tôi khen trình độ văn hóa và sáng tạo của cán bộ văn hóa Cần Thơ. Hình ảnh cái cổng mừng Xuân (hình ở cuối bài) là đẹp và có ý nghĩa. Cũng khá khen cho người phát hiện quan hệ phồn thực giữa cái hình ảnh trang trí ấy với chiếc quần lót phụ nữ. Nhưng tôi lại không khen cái cơ quan an ninh văn hóa và truyền thông của Cần Thơ. Họ có mũi mà không có mắt. Đó là sự thiếu hiểu biết văn hóa, thậm chí đạo đức giả và đồng bóng.

5571. Khâm Thiên - Thơ Lưu Quang Vũ

Hình ảnh
Khâm Thiên Thơ Lưu Quang Vũ Lời giới thiệu của Sương Nguyệt Minh Bài thơ hay ít người biết của Lưu Quang Vũ, viết từ Hà Nội - Mùa Đông 1972 đỏ lửa. 45 năm trước, thời gian vừa đủ cho 1 đứa bé sinh ra ở Bệnh viện Bạch Mai máu lửa lớn lên thành trung niên, có thể đã là ông tướng, là giáo sư, là doanh nhân thành đạt, Khâm Thiên ngập chìm trong chết chóc, nát tan. Trong khi âm hưởng "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" vẫn vang vọng từ đồng ruộng, nhà máy đến chiến trường, thì lại có Thơ Ghéc ni ca ảm đạm, u buồn, phẫn uất. Quả thật! Cái còn lại và đi mãi với thời gian của Lưu Quang Vũ sẽ là... Thơ. Năm 24 tuổi mà Lưu Quang Vũ đã viết những vần thơ: "năm 72! Có thể thế được chăng hãy mở mắt ra trông vụ thảm sát xưa nay chưa từng có năm trái đất phóng bao tàu vũ trụ không nơi nào không nói đến tình thương Ghéc-ni-ca cũng chẳng thảm thê bằng vô nghĩa hết, thánh kinh và máy tính những pho sách, những dàn giao hưởng ích gì đâu, khi bể máu dâng đầy..." Thậ

5570. Bi hài Cu Seo Sếnh

Hình ảnh
Bi hài Cu Seo Sếnh Truyện ngắn:   Nguyễn Ngọc Dương Hình minh họa T ên thật của hắn là Cù Văn Sinh, người Kinh, nhưng từ hồi lên miền núi, có quan hệ với người H’mông, người Dao… nên người ta gọi chệch tên hắn là Cu Seo Sếnh, một cái tên đặc dân tộc. Cu Seo Sếnh là bạn tôi từ thời để chỏm ở vùng quê đồng bằng sông Hồng, đến nay đã thuộc lớp U70, cả hai đều sống ở miền núi. Sếnh có một cuộc đời khá đặc biệt, đáng viết thành truyện, nhưng tôi không phải nhà văn nên không viết được. Những gì mà tôi kể dưới đây về hắn chỉ là những nét chấm phá, nhớ đâu nói đấy, chứ chưa hẳn là bức chân dung của Sếnh. Hồi mới lên miền núi, hắn khoảng ngoài 20 tuổi, béo như con chim cút, da dẻ hồng hào, trên môi lúc nào cũng thường trực nụ cười với mọi người. Sở dĩ cười được suốt ngày là vì trong đầu hắn lúc nào cũng có sẵn những chi tiết hài hước, ngồi đâu Sếnh cũng có thể chia sẻ. Để nói ra những chuyện buồn cười ấy, bao giờ hắn cũng cười trước, cười cho đã rồi mới kể. Kể xong, mặt hắn lạnh

5569. 12 TỈNH THÀNH “CÓ CHUYỆN” NHẤT TRONG NĂM

Hình ảnh
12 TỈNH THÀNH “CÓ CHUYỆN” NHẤT TRONG NĂM   Trần Nhương   / 25 - 12 - 2017   TNc: Theo thông lệ, trang nhà bình chọn các tỉnh thành "có chuyện" nhất trong năm. Do kiến thức có hạn nên có thể thiếu chính xác. Mong được lượng thứ... 1- HÀ NỘI:  · Đất Đồng Tâm dậy sóng. Nhân dân chăm nuôi các chiến sỹ CSCĐ  · Ống nước vỡ như săm xe đạp cũ  · Công viên Tuổi trẻ bỏ hoang 10 năm 2- ĐÀ NẴNG:  · Cách chức Bí thư thành phố nguyên UV Trung ương Đảng  · Truy nã đại gia Vũ “nhôm” 3- THANH HÓA:  · Hot Girl được nâng đỡ không trong sáng lột sạch chức vụ Phó CT tỉnh  · Bà nội giết cháu

5568. Chút bâng khuâng Noel

Hình ảnh
Chút bâng khuâng Noel Đức Hồng y Phạm Đình Tụng Lời chủ trang blog Nguyễn Thông Đạo Thiên Chúa ở xứ ta, ngoài bề dày lịch sử, còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn những ngôi nhà thờ luôn là điểm nhấn kiến trúc đẹp nhất, hoành tráng nhất của một vùng, những đức cha thông tuệ, đẹp cả phần đạo lẫn đời, những quần cư xứ đạo yên bình gắn bó. Bài viết này của bạn tôi, nhà báo Xuân Ba, nói đến 2 vị chủ chăn cộng đồng chiên Việt là đức Hồng y Phạm Đình Tụng và Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Sang. Hai cụ đã về nước Chúa nhưng bóng dáng, tâm hồn vẫn như còn quanh quẩn đâu đây.  Đêm nay Noel, bạn đi rước lễ, bạn đi chơi xong, về đọc bài này, để biết thêm dưới bàn thờ Chúa có những con người thật đáng kính. (Blog Nguyễn Thông) Chút bâng khuâng Noel XUÂN BA 1.  Bao năm làm cư dân gần Nhà Thờ Lớn Hà thành mà thứ trần phàm như mình chả thấy có điều chi sốt mến hay rung động với nơi chúa ngự được coi là lớn nhất trời Nam? Năm đã lâu lần

5567. Đền Tội

Hình ảnh
Đền Tội  (Tiếp theo Cách mạng Rumani và hết) Targoviste, Rumani, thứ hai 25 tháng 12, 1989 Victor Sybestyen ( Phan Trinh dịch ) 11 giờ 45 sáng. Hai chiếc trực thăng quân sự đáp xuống trại lính tại thị trấn Targoviste, cách thủ đô Bucharest 120 km về phía bắc. Đây là một thị trấn ảm đạm, chuyên sản xuất thép, xây dựng theo thiết kế thô kệch được các nhà độc tài cộng sản từ Stalin trở đi ưa chuộng. Từ chiếc trực thăng lớn, xuất hiện sáu tướng lĩnh quân đội mặc quân phục mới cáu, trĩu nặng giây tua vàng và huy chương. Theo sau là ba sĩ quan cấp dưới thuộc Bộ Tham mưu Quân đội Rumani, và một nhóm bốn nhân viên dân sự khác. Một người, có vẻ cao cấp nhất, bắt đầu lớn tiếng ra lệnh ngay khi phái đoàn đáp xuống, sau chuyến bay dài 30 phút từ thủ đô. Đó là ông tướng đầu bạc, 53 tuổi, Victor Stanculescu, đại diện của chính phủ lâm thời Mặt trận Cứu nguy Tổ quốc. Vào lúc này, chính phủ mới vẫn chưa kiểm soát được toàn cõi Ruma

5566. GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

Hình ảnh
GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM Dương Hằng Nga Tôi và anh ko hề quen biết nhau, chưa bao giờ chạm mặt nhau. Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã ko tránh khỏi những... ngần ngừ. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi ngày ấy ái ngại: "Nga một mình chống lại mafia rồi. Nó có thế lực chống lưng mạnh lắm. Gan Nga bằng gì vậy? Nó là ông trùm khét tiếng đấy. Ko ai dám động đến nó. Ko ai dám làm gì nó cả. Người ta sợ nó lắm". Ai cũng lo cho tôi và khuyên nhủ tôi: đừng nữa, dừng đi. Khi tôi vừa mới đăng bài thứ nhất, anh đã nhắn tin xin gặp tôi để... "thỏa thuận". Tôi ko hề trả lời lại anh. Khi tôi tiếp tục đăng bài thứ 2, bài thứ 3; anh đã "triệu tập" những người quen biết tôi, bạn bè, đồng nghiệp tôi; nhờ ai có thể kết nối được với tôi để cho anh gặp tôi. Và thời gian đó, tôi đã từ chối hết mọi lời mời. Tôi nhất quyết ko gặp anh. Với đủ mọi cách ko gặp tôi được, anh qu

5565. Sự sắp xếp của thầy giáo suýt chút nữa hủy diệt cả thế giới

Hình ảnh
Bí mật của Hitler: Sự sắp xếp của thầy giáo suýt chút nữa hủy diệt cả thế giới Việc không phân biệt tốt xấu, đúng sai, dùng thành tích mà tiến hành “định giá” học sinh, thầy giáo đã không chỉ làm tổn hại đến danh dự mà còn đè nén sự phát triển lành mạnh nhân cách của học sinh, đây không phải là giáo dục chân chính, mà là sự ngược đãi tinh thần. Một thầy giáo đã dùng một phương cách xưa cũ để thưởng phạt học sinh, đó là: Căn cứ vào thành tích học tập để sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lúc chụp ảnh tại lễ tốt nghiệp. Cách làm này vô tình đã góp phần tạo ra một kẻ độc tài trong lịch sử. Theo cách đó, những học sinh ưu tú được ngồi gần hiệu trưởng và thầy giáo ở phía trước – nơi tập trung ánh đèn chiếu vào. Những học sinh yếu kém phải ngồi xa hiệu trưởng và thầy giáo, ngồi co cụm ở phía sau và ở trong những góc khuất.

5664. Mật vụ trở thành khủng bố di động (tiếp theo phần 2)

Hình ảnh
Mật vụ trở thành khủng bố di động (Tiếp theo Cách mạng Rumani...) Súng đã nổ lúc 7 giờ tối. Các nhóm nhỏ sĩ quan mật vụ Securitate trung thành với Ceausescu bắt đầu nổ súng bừa bãi vào đám đông trên đường phố đang ăn mừng cách mạng. Các cuộc nổ súng đã diễn ra nghiêm trọng trong một ngày hai đêm, rồi thưa thớt hơn một ngày sau đó. Thật khó xác định ai bắn vào ai và vì sao. Hầu hết các vụ bạo động diễn ra gần như vô cớ và tùy tiện. Chẳng hạn như vụ bắn phá Thư viện Quốc gia, với kiến trúc tân-cổ-điển rất đẹp, trong lúc Thư viện không có một ai. Rút cuộc, chỉ có hàng trăm pho sách quý hiếm bị tiêu hủy. Mật vụ Securitate hoạt động chiếu theo công lệnh có mã số 2600, vốn quy định cách chiến đấu trong tình huống có ngoại xâm hoặc có nổi dậy nghiêm trọng. Không rõ ai đã kích hoạt lệnh này, vì những người cao cấp nhất của Securitate, gồm cả Tướng Vlad, đều đã bỏ qua hàng ngũ cách mạng. Chiến thuật được dùng không nhắm mục tiêu quân sự, mà được thiết kế để khủng bố, làm dân

5663. Phút yếu đuối của Chủ tịch (Tiếp theo phần 1)

Hình ảnh
Cách mạng Rumani, 1989 và vụ xử tử vợ chồng nhà độc tài N. Ceausescu (tiếp theo phần 1) Victor Sybestyen (Phan Trinh dịch) Phút yếu đuối của Chủ tịch Giữa trưa, nắng mùa đông rực rỡ, cuộc mít-tinh bắt đầu. Đám đông có vẻ bàng quan khi vài cán bộ Đảng ít được biết tên lên phát biểu khởi động. Đúng 12g31, Ceausescu, với bà Elena bên cạnh, xuất hiện tại ban-công Trụ sở Đảng. Họ đứng trước một cụm bốn micro để phát biểu. Ban đầu, mọi sự diễn ra như thường lệ. Quần chúng hoan hô Ceausescu và tiếng vỗ tay đều nhịp thỉnh thoảng vang lên như điểm xuyết cho những phát biểu nhạt nhẽo của ông. Nhưng, tám phút sau khi ông diễn thuyết, một điều chưa từng có đã xảy ra. Từ phía cuối đám đông có những tiếng ù à, huýt sáo, rồi tiếng hô trầm trầm, cất lên chuỗi âm thanh TI-MI-SOA-RA chầm chậm, rền rền. Riếng hô ban đầu nhỏ, nhưng càng lúc càng vang to, càng dứt khoát.

5662. Cách mạng Rumani, 1989 và vụ xử tử vợ chồng nhà độc tài N. Ceausescu

Hình ảnh
Những ngày này cách nay 28 năm Cách mạng Rumani, 1989 và vụ xử tử vợ chồng nhà độc tài N. Ceausescu Victor Sybestyen (Phan Trinh dịch) Dưới quyền Ceausescu, Rumani là một đất nước công an trị ngộp thở với nhiều nghịch lý và người dân phải trả giá đắt. Vào thập niên 1980, trong khi các nước cộng sản Đông Âu liên tục vay tiền từ phương Tây để nhập hàng tiêu dùng thì ngược lại, hàng hóa sản xuất tại Rumani được dành để xuất khẩu, người dân phải thắt lưng buộc bụng, làm việc cả ngày nghỉ để nhà nước có điều kiện trả nợ phương Tây, lấy điểm cho lãnh tụ. Nhà nhà chỉ được dùng bóng đèn 40 watt để dành điện xuất khẩu qua Ý, Đức. Thịt, đường, bột mì, bơ, trứng… luôn khan hiếm, nông thôn phải dùng ngựa kéo vì thiếu xăng, mùa màng được gặt bằng liềm hái cầm tay. Để tăng dân số, thiếu nữ 15 tuổi được cho lấy chồng, phụ nữ bị cấm phá thai nếu có dưới 4 con và dưới 45 tuổi, mỗi tháng họ phải khám sức khỏe sinh sản một lần trước sự chứ

5661. SỰ KHỐN CÙNG CỦA MỘT NGÀNH HỌC

Hình ảnh
SỰ KHỐN CÙNG CỦA MỘT NGÀNH HỌC GS.  Phạm Quang Long 16-12-2017 Vài tháng nay câu chuyện học Ngữ văn để làm gì đã làm sôi động mạng và cơ quan truyền thông. Một tờ báo đưa tin một cô bé viết rằng học Văn chả để làm gì ngoài việc viết một cái đơn xin việc cho suôn sẻ. Không ít người đã tung hô chuyện này và chứng minh rằng chuyện học Ngữ văn ở phổ thông cũng na ná như học các môn phụ. Rồi lại một ông NCS ở nước ngoài về Giáo dục học cũng khuyên các nhà làm sách nên đưa "Chí Phèo"của Nam Cao ra khỏi chương trình PTTH. Có khá nhiều người đồng tình, trong đó có cả những người làm chuyên môn trong trường đại học.

5660. 10 sự kiện để đời trong năm 2017

Hình ảnh
10 sự kiện để đời trong năm 2017 (...hay Chưa năm nào “vui” bằng năm nay) 1. Cặp số 13/13. Năm đầu tiên từ lâu lắm rồi, toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017 hoàn thành, hoàn thành vượt mức. Công đầu thuộc về Ngài Tổng cục trưởng Thống kê. Song dù công lênh to tát đến chừng nào, tốc độ tăng trưởng năm nay gấp hơn hai lần nước Mỹ, gấp 3 lần châu Âu và vào nhóm cao nhất thế giớl… 2. Phừng phừng lò bát quái nung chảy cả quả đấm thép. Đến bây giờ thì cùng với Vinashin, Vinalines trước đây, hàng loạt tên tuổi lừng giời của Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Caosu, Tập đoàn Hóa chất… từng được tâng lên là những “quả đấm thép” của nền kinh tế, lần lượt sẽ được tống vào lò. Thì ra Lò bát quái không chỉ đốt chuột, mà nung chảy cả những quả đấm thép.

5659. GS. Ngô Bảo Châu - Yêu nước !

Hình ảnh
GS. Ngô Bảo Châu - Yêu nước ! Kharkov là giáo sư toán ở Đại học Yale, có quốc tịch Mỹ nhưng gốc là người Nga, nói tiếng Mỹ vẫn đặc sệt giọng Nga. Có lần tôi hỏi anh ấy lần cuối anh về Nga là khi nào. Anh ấy nói từ khi tôi đi Mỹ tôi chưa quay lại Nga bao giờ. Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, Kharkov nói rằng đối với anh ấy nước Nga cũng giống như bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, anh không cảm thấy liên quan đến những gì hiện giờ đang xảy ra ở Nga. Trường hợp của Kharkov không phải là một trường hợp phổ biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp cá biệt. Tuy hơi bị bất ngờ nhưng tôi cảm thấy cái lý trong những chia sẻ rất thẳng thắn của Kharkov. Nói cho cùng thì tại sao mỗi người phải gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra.

5658. Tham nhũng quyền lực

Hình ảnh
Tham nhũng quyền lực Việc xử lý nghiêm cha con nguyên Bí thư  Tỉnh ủy Quảng Nam  công bố hôm 16.12, cũng như xử lý các trường hợp tương tự trước đó ở Đà Nẵng, Bộ Công thương,  Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ … cho thấy Đảng đã không còn chấp nhận “sự đã rồi” và để cho những người sai phạm được “hạ cánh an toàn”; công cuộc chống tham nhũng không còn giới hạn trong phạm vi vật chất. Quyền lực không chỉ được “hối mại” bằng tiền bạc mà còn bằng “ghế”. Tuy  Ủy ban Kiểm tra T.Ư  chỉ mới gọi hiện tượng này là “ưu ái, vun vén cho gia đình trong việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ” nhưng bản chất của việc sắp đặt con em, cánh hẩu vào các vị trí quan trọng là tham nhũng quyền lực.

5657. Chuyện năm 1972

Hình ảnh
Chuyện năm 1972 Nguyễn Thông Một góc phố Hà Nội 1972. Ảnh trên mạng Đến thời điểm này, năm 2017, thì chuyện năm 1972 đã lùi xa gần nửa thế kỷ, chính xác là 45 năm. Nhưng đó là thứ dấu mốc lịch sử âm thầm mà dữ dội. Miền Bắc 1972. Tôi biên ra những điều chính tôi biết và còn nhớ ở miền Bắc, chứ không biết miền Nam năm ấy thế nào. Tới năm 1972, cuộc chiến tranh kéo dài, chỉ thiếu 2 năm nữa thì tròn 2 thập niên, đã làm cho cả dân tộc mệt mỏi. Sự chán chường hằn lên mỗi khuôn mặt người. Bi thảm như chiến tranh. Thế hệ chúng tôi tuổi giao thời trẻ con-người lớn vào đúng khoảng này. Miền Bắc, từ đầu năm 1969 Mỹ tạm ngưng ném bom. Đánh mãi nó cũng chán. Dân đuối lắm rồi. Chỉ có đảng còn hăng, vì vậy người dân vẫn không có hòa bình. Vừa lo “tất cả cho tiền tuyến”, đưa người, vũ khí, lương thực vào Nam, vừa chuẩn bị đề phòng Mỹ đánh trở lại. Những cái hầm chữ A, hố phòng không cá nhân ven đường vẫn được giữ nguyên, tu bổ, bồi đắp cho dày hoặc nạo vét thường xuyên. Bộ đội tên lửa t

5656. Món hàng: "Đàn bà Việt Nam" bán ra nước ngoài !!

Hình ảnh
MÓN HÀNG: “ĐÀN BÀ VIỆT NAM” BÁN RA NƯỚC NGOÀI !!  Tác giả: Phan nguyên Luân/  Ngày 22-11-2017 PNTB: Bạn bè yêu quý gửi cho bài này, một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Đưa lên đây để bạn đọc của trang PNTB có thêm thông tin. M ột bài phóng sự được đặc phái viên của Pháp đưa lên “Mổ xẻ” trên đài truyền hình France Television/France 2 đã làm phẩn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại. Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam ngày nay. Chúng ta hãy nhìn lại, chưa có một triều đại nào từ thời lập quốc Việt Nam của Vua Hùng Vương đến ngày nay mà Phụ Nữ Việt Nam bị khinh rẻ tàn mạt đến như vậy: 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ, dân tộc ta, người Phụ Nữ cũng không bị bán thân, đẩy ra hải ngoại làm tôi tớ như món hàng. Và gần đây nhất, trên 100 năm bị giặc Pháp đô hộ, phụ nữ vẫn bình yên sống, những năm phát xít Nhật xâm chiếm, phụ nữ Việt Nam cũng không bần cùng, 21 năm chiến tranh Nam Bắc, phụ nữ Việt Nam cũng chưa bao gi

5655. Bùi Giáng

Hình ảnh
Bùi Giáng Vũ Đình Mai   Bùi Giáng (1926 - 1998) Hôm nay, 17-12-2017, kỷ niệm 91 năm ngày sinh của một con người, một thi sĩ, một học giả vô cùng đặc biệt trên văn đàn Việt Nam. Sinh thời, ngoài nhiều bút danh do ông đặt cho mình, người đời còn tôn vinh ông với những cái tên kỳ dị như Đười Ươi Thi sĩ, Điên cuồng Thi sĩ… Ông để lại cho đời tổng cộng 61 quyển sách về nhiều lĩnh vực như Thơ, Khảo luận, Triết học, Tản văn và dịch thuật. Nhân kỷ niệm 91 năm ngày sinh của con người “ Điên rồ lừng lẫy” này, xin tặng bạn đọc của Phó nhòm Tây Bắc mấy dòng rút từ tập Những dòng viết dưới chân dung :

5654. Người lo (Thơ)

Hình ảnh
NGƯỜI LO (PNTB) Quốc gia là NƯỚC cộng (+) NHÀ Nhà là nước nhỏ, Nước là nhà to (*) Nhiều người làm một người lo Lo ra lo chớ “lo bò trắng răng” (**)

5653. Cô bé bị bỏ rơi ở chợ gặp bố mẹ đẻ sau 20 năm

Hình ảnh
CÔ BÉ BỊ BỎ RƠI Ở CHỢ GẶP BỐ MẸ ĐẺ SAU 20 NĂM . Ảnh chụp màn hình: Sau 20 năm, lần đầu tiên gặp bố mẹ đẻ. Kati Pohler (áo đen ngồi giữa) PNTB:   Câu chuyện vô cùng xúc động khi xem clip này. Do lỗi kỹ thuật, không tải được clip, PNTB đành gỡ băng in lời thuyết minh (bằng tiếng Việt) ra phục vụ bạn đọc. Xem xong mới hiểu tất cả bi kịch chung quy cũng bởi " Họ bị tắc, họ bị mắc kẹt trong một hệ thống đầy sai lầm"!  --------------------------------------------- Kati Pohler đến Trung Quốc để gặp bố mẹ đẻ mình - Fenxiang và Lida .  Họ đã đợi 20 năm để gặp cô. Lida (Mẹ đẻ của Kati): - Tôi thấy nó rồi ! Fenxiang (bố đẻ Kati): Đâu? -  Kia kìa ! Kati: “Tôi được nhận làm con nuôi từ Trung Quốc khi tôi mới 1 tuổi". Ruth (mẹ nuôi Kati): “Cháu hỏi tôi, cháu từ bụng ai ra: “Có phải con từ bụng mẹ ra không?”. Và tôi nói: “Không, con không từ bụng mẹ ra. Con từ bụng một người phụ nữ ở Trung Quốc ra. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ”

5652. Phạm Quý Thọ - 'Đại án dầu khí' tác động cải cách ở VN thế nào?

Hình ảnh
'Đại án dầu khí' tác động cải cách ở VN thế nào? Phạm Quý Thọ  Ông Đinh La Thăng Đại án 'PVN' hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất lớn, nghiêm trọng khi có nguyên ủy viên Bộ chính trị bị khởi tố và bắt giam. Bài viết này không đề cập đến chi tiết lâm ly của nó, mà quan tâm cân nhắc từ các khía cạnh liệu đại án này tác động đến cải cách chính trị thế nào và những thách thức đặt ra? Mặt khác, Đảng đang thúc đẩy các cải cách chính trị, chỉnh đốn đảng và cán bộ lãnh đạo, chống tham nhũng, 'tinh gọn' bộ máy nhà nước đang phình to và các đơn vị sự nghiệp công lập sống dựa vào ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân… Hơn thế, chính quyền đang phải đối phó với các cuộc biểu tình 'tự phát' bảo vệ môi trường, phản đối FOMOSA gây thảm họa ô nhiễm biển miền Trung và hiện tượng 'bất tuân dân sự' lan rộng của các tài xế qua các trạm thu phí BOT, điển hình là Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang… Niềm tin dân chúng vào các chính sách đã giảm sút nghiêm trọng.

5651. Củi Bá Kiến

Hình ảnh
CỦI BÁ KIẾN (Fb. Khánh Hoan Nguyễn ) Bá Kiến và Chí Phèo. Hình trên mạng Sáng sớm, Chí Phèo cắp cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, réo: “Thằng Bá đâu, mày có biết trên thành Đại La lửa đang cháy rực trời không, rồi đến lượt mày cũng phải vào lò”. Bá Kiến ra cổng: “Hôm nay anh Chí say sớm thế” rồi dí 5 đồng hào vào trán Chí. Bá Kiến nói: “Anh Chí khỏi lo, cứ vui vẻ mà uống rượu đi!”. Chí Phèo gạt tay, chỉ vào mặt cụ Bá: “Hôm nay tao không say, tao đến đây để nói cho mày biết, mày là củi khô, mày đáng phải vào lò. Nếu người ta không đẩy  mày vào thì tao sẽ là lò đốt cháy mày”. Bá Kiến thò tay vào túi áo, lấy thêm 5 đồng hào, dí vào tay Chí, nói: “Anh Chí, nếu tôi là củi thì cả cái tổng này đều là củi khô cả, lò đâu mà đốt cho hết. Thôi, anh Chí đi uống rượu đi, một mình anh không làm nổi cách mạng đâu”. Chí Phèo lườm Bá Kiến, cầm 10 đồng hào, quay đi.  

5650. Lê Anh Hùng - Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?

Hình ảnh
Lê Anh Hùng - Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào? Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật. Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc. Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua. Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.

5649. Trung Quốc xây trại tị nạn đề phòng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ

Hình ảnh
Trung Quốc xây trại tị nạn đề phòng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ Ảnh chụp ngày 21/11/2017, tại một Đặc khu Kinh tế của Bắc Triều Tiên ở biên giới Trung Quốc. Ed JONES / AFP Ít nhất 5 khu tạm cư đang được lặng lẽ xây dựng tại tỉnh biên giới Cát Lâm (Jilin) để Trung Quốc có thể đối phó với làn sóng di dân Bắc Triều Tiên trong trường hợp chế độ Kim Jong Un sụp đổ. Thông tin trên mới đây được một số trang mạng phương Tây đăng tải. Trang mạng The Guardian của Anh hôm nay, 12/12/2017, dẫn nguồn từ một số tài liệu phát tán trên các mạng xã hội, trong đó có những trang mạng Trung Quốc hải ngoại, cho biết « vì lý do căng thẳng tại biên giới, đảng ủy và chính quyền huyện Trường Bạch (Changbai) đã đề xuất xây năm trại tị nạn trên địa bàn huyện ». Tuy nhiên, trang báo Anh cho biết chưa kiểm chứng được thông tin này.

5648. Ảo giác

Hình ảnh
Ảo giác               Thơ  Vũ Đình Mai Ta lặn lội tìm em Gần hết cả cuộc đời Góc biển chân trời Em ở đâu, em ơi ! Ta đã tìm em từ những miền quê gió đồng run rẩy đê mòn bến lở xác xơ ngõ hẻm mưa lầy mối bay               mối bay

5647. Vài nhẽ cần minh định về ông Đinh La Thăng

Hình ảnh
Vài nhẽ cần minh định về ông Đinh La Thăng Nguyễn Tiến Tường Theo FB NTT Macallan 30 là loại rượu ông Thăng hay uống, mỗi chai vài chục triệu. Ở HN còn có giai thoại về người nhập rượu và xì gà cho quan chức. Riêng ông Thăng, mỗi ba tháng lại đặt hàng vài trăm triệu. Dẫu nhiên, ông không dùng một mình. Có nhiều người chịu ơn mưa móc của ông. Hoặc mưu lợi, hoặc tình cảm. Với tư cách con người, ông là một người hào sảng. Cái khó của dư luận là nhìn ông ở góc độ nào, con người hay lãnh đạo? Vì dẫu sao những gì ông có được để vung vít, rõ ràng là quốc khố, là của nhân dân. Và thường thì, một vài người cùng hưởng đặc ân, số đông còn lại là bên chịu thiệt.