Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu tác phẩm - tác giả

6234. Tháo chạy về quê

Hình ảnh
Tháo chạy về quê Họa phẩm: Đôi Mắt   Cuộc tháo chạy từ TP HCM về quê những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/ 2021, được cho là ‘lần thứ ba’ và ‘vẫn là những người lao động nghèo, những người không còn chịu đựng nổi’ sau nhiều tháng bị phong tỏa. Báo chí đã nói nhiều, nhưng lần này, có vẻ đã xuất hiện những “tác phầm văn học nghệ thuật”. Trên fb vừa thấy xuất hiện một bài thơ dựa trên nguyên tác Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848). Mặc dù về thể thức không hẳn theo thể Đường luật ‘thất ngôn bát cú’, nhưng cũng rất thời sự và cảm động. Đặc biệt, có một họa phẩm với tựa đề “Đôi mắt”, chưa rõ tác giả, nhưng được ghi chú nguyên mẫu là mẹ và con 9 ngày tuổi ngồi xe honda bố lái hướng về phía bắc (ảnh chụp tác phẩm tranh) Bài thơ Qua Hải Vân (fb: Đàm Ngọc Tuyên) Chạy tới Lăng Cô bóng xế tà Vạn người kẹt lại khóc than la Lom khom dáng Mẹ buồn rũ rượi Nháo nhác rã rời những bóng cha   Đắng chát phận nghèo nơi phố thị Quay về nương tựa cố hương xa Đế

5867. Tôi thích "Hồn Trương Ba - Da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Hình ảnh
TÔI THÍCH “HỒN TRƯƠNG BA – DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB Một cảnh trong vở Hồn Trương Ba - Da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Ảnh internet. Lưu Quang Vũ (LQV) là văn sĩ nổi tiếng cả Thơ, Truyện ngắn, nhưng đặc biệt vẫn là Kịch bản văn học. Chỉ trong khoảng gần 10 năm, anh đã sáng tác được hơn 50 vở kịch, một khối lượng đồ sộ, khiến nhiều người kinh ngạc. Trong cuốn sách TÁC PHẨM ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, NXB Sân khấu – 2003, tôi thấy có in 3 vở kịch: “Tôi và chúng ta”; “Lời thề thứ 9” và “Hồn trương Ba – Da hàng thịt”. Tôi đinh ninh 3 vở này nằm trong Giải thưởng Hồ Chí Minh của LQV về văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, khi đọc bài “Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam” của TS Lưu Khánh Thơ thì thấy có đoạn viết: “Đầu tháng 9 năm 2000, LQV được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật… HAI VỞ KỊCH được trao giải thưởng đều thuộc đề tài hiện đại. Đó là vở “Tôi và chúng ta” và “Lời thề thư chín”. Như vậy

5840. Kiếp Người và thực hư một lãnh đạo báo chí lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên

Hình ảnh
Kiếp Người và thực hư một lãnh đạo báo chí lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên Phần xuất sắc nhất tiểu thuyết “Kiếp người” là những trang viết về cuộc sống trong tù của một cán bộ trẻ bỗng dưng bị tước đoạt tự do một cách éo le. Còn phần sinh động nhất tiểu thuyết “Kiếp người” là những trang viết về hành trình làm báo của Thanh Hữu giữa hàng trăm sự kiện và hàng trăm con người xảo trá lẫn lương thiện. Ở đây, phải ghi nhận một đóng góp của Hữu Ước trong tư cách nhà văn, chính là hé lộ cho bạn đọc thấy được nhiều góc khuất chốn danh vọng. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi lịch sử không thể xuất hiện dưới dạng chính sử, thì lịch sử cần phải tồn tại dưới dạng huyền sử. Và nhờ huyền sử “Kiếp người” của Hữu Ước, công chúng được tiếp cận khá đầy đủ về một vụ lạm dụng tình dục từng xôn xao làng báo Việt Nam! "KIẾP NGƯỜI" VÀ THỰC HƯ MỘT LÃNH ĐẠO BÁO CHÍ LẠM DỤNG TÌNH DỤC NỮ CỘNG TÁC VIÊN TUY HÒA Kỳ 1: Phó Tổng Biên tập ngủ với gái rồi tống gái vào tù! Hữu Ước không

5757. Đối mặt với lương tri*

Hình ảnh
Đối mặt với lương tri* ĐĂNG BẢY / Thứ ba, 17 Tháng 4 2018 21:18   Lệ thường, khi đọc một tác phẩm văn học về đề tài đương đại, người đọc vô hình trung liên tưởng đến nhiều điều: na ná chuyện này mình đã thấy ở đâu, nhân vật nọ có nguyên mẫu nào trong thực tế đời sống, và từ những ẩn dụ, ví von, ngụ ý, tác giả có thái độ đúng hay sai, v.v... Tiểu thuyết  Cuộc cờ  của tác giả Phạm Quang Long với bốn trăm trang có lẻ do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành từ đầu năm 2018 đương nhiên nằm trong điểm ngắm ấy. Câu chuyện về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” ở một địa phương với những thành công và hệ lụy của nó đang là hiện thực ấm nóng. Diễn biến số phận của một dự án – từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc sở tại, đó là cả một cuộc cờ ly kỳ và gay cấn làm sao? Mà giới chức sắc đó được tác giả Phạm Quang Long kh

3798. Về bài hát Diệt Phát xít của Nguyễn Đình Thi

Hình ảnh
VỀ BÀI HÁT DIỆT PHÁT XÍT CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI NS. Dân Huyền/  Chủ nhật /30 /8 /2015 5:26 AM Nguyễn Đình Thi (Ảnh: Văn nghệ Quân đội) Mỗi lần xa quê hương, xa đất nước mà nghe nhạc hiệu “Diệt phát xít” trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) thì lòng tôi cứ xốn xang, bồi hồi. Tôi đã đôi lần trải qua những thời khắc đáng nhớ ấy, nên càng yêu mến tiếng nói quê hương, tự hào về nó.

4395. Nhà văn không mang thẻ vẫn có tác phẩm hay

Hình ảnh
NHÀ VĂN KHÔNG MANG THẺ VẪN CÓ TÁC PHẨM HAY   Nguyễn Khắc Phê Hơn 10 ngày rồi không đưa dòng nào lên mạng, mặc dù trên văn đàn chuyện “vô-ra” Hội Nhà văn đang được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều cách phán xét. Có một bạn yêu văn chương ở Sài Gòn viết thư cho tôi có câu: “Không phải ai cũng nghĩ người ra Hội là tốt, người ở lại là xấu.” Đây cũng là một cách nghĩ phải chăng.

4032. “Mảnh vườn ký ức” đậm chất nhân văn

Hình ảnh
“Mảnh vườn ký ức” đậm chất nhân văn 05/03/2015, 09:41 (GMT+7) NNVN  - “Mảnh vườn ký ức” là tấm lòng chân thực của một người chân thực, mỗi câu chuyện đều thấm đẫm chất nhân văn của một nghệ sĩ chân chính. Nguyễn Ngọc Dương, nguyên Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai, CTV Báo NNVN, tháng 12/2014 anh cho ra đời tập truyện ký “Mảnh vườn ký ức” do NXB Hội Nhà văn ấn hành.  Đó là hồi ức về những năm tháng khó khăn nhất của đất nước, nhưng đầy ắp tính nhân văn của người viết và mỗi nhân vật...  “Mảnh vườn ký ức” là tập sách thứ hai của Ngọc Dương, anh đến với văn chương như sự tình cờ để rồi gắn bó với nó như một món nợ suốt đời tìm cách trả.

3325.Lửa trong chữ nghĩa

Hình ảnh
Lửa trong chữ nghĩa Dương Quang/ Người Lao Động Viết báo được, không khó. Viết hay mới khó. Bình luận - nhất là cho nhóm báo thời sự chính trị, kinh tế, xã hội - là một thể loại cực khó. Khó viết đã đành, viết cho hay và đều tay là một thách thức đối với người cầm bút, kể cả những nhà báo lão làng nhất. Lê Thanh Phong, cây bút của Báo Lao Động, đã vượt qua tất cả những điều khăn khó ấy. Vượt qua một cách nhẹ nhàng và chu du vào miền chữ nghĩa thật say đắm, dù rằng những câu chuyện anh kể ra, luận bàn, khái quát và chốt hạ hầu hết đều khá gai góc và nóng hổi tính thời sự.

3119. Lời giới thiệu cuốn "Viết lại lịch sử Trung Hoa"

Hình ảnh
Lời giới thiệu cuốn "Viết lại lịch sử Trung Hoa" Ph.D. Nguyễn Đức Hiệp Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2014 5:26 AM PNTB: Khoa học là phải khách quan, không phụ thuộc bất kỳ thế lực nào. Nếu phát hiện này thuyết phục, nó sẽ là một bước tiến của nhận thức và chắc chắn làm rúng động không phải chỉ người VN và người TQ, mà cả thế giới nhân loại. Bài Giới thiệu cuốn sách tuy hơi dài nhưng cuốn hút người đọc. Kính dâng anh linh những người Việt từng đi khai phá đất Trung Hoa  LỜI NÓI ĐẦU Bạn thân mến, Bạn đang đọc những dòng dầu tiên của cuốn sách sẽ chấn động niềm tin và thức tỉnh lương tri bạn. Cho đến nay, không chỉ bạn mà cả thế giới tin rằng, người phương Tây đem văn minh đến Trung Hoa. Tới lượt mình, người Trung Hoa mang văn minh xuống khai hóa dân An Nam mông muội. Ngôn ngữ Việt mượn 60% tiếng Hán. Văn hóa Việt là sự vay mượn văn hóa Trung Quốc chưa đến nơi đến chốn… Đó là sự dối trá vĩ đại được áp đặt thành tín điều suốt thế kỷ qua!

2974. Nguyễn Quang Lập kể 'Chuyện nhà quê'

Hình ảnh
Nguyễn Quang Lập kể 'Chuyện nhà quê' Bạch Tiên/   VnExpress Giọng điệu châm biếm, hài hước và phong cách "khẩu văn" - viết như nói - giúp Nguyễn Quang Lập rút ngắn khoảng cách giữa độc giả và tác giả. "Chuyện nhà quê" là tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Qua những trang viết trong  Chuyện nhà quê , ông phơi bày tật xấu của các nhân vật một cách không thương tiếc.

2043. Nhà văn như Thị Nở

Hình ảnh
NHÀ VĂN NHƯ THỊ NỞ Phùng Hoàng Anh NTT: NHÀ VĂN NHƯ THỊ NỞ là cuốn sách phê bình tiểu luận đầu tiên của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Lâu nay mình cứ kích hắn là “nhà phê bình nói”, “nhà phê bình in báo”, “nhà phê bình ngoảnh lại” (chả là năm nào hắn cũng ngoảnh lại để kiểm nghiệm văn học của năm)… Nay thì hắn trở thành “nhà phê bình bằng sách” thật rồi… Dưới đây là bài viết (+phỏng vấn ngắn) của Phùng Hoàng Anh, một giáo viên trẻ ở Hà Tây, thường gọi mình là bố. Có thằng con thế này cũng gọi là khá giả rồi.