Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

6170. "GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN"

Hình ảnh
"GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN" Nhà văn Nguyên Ngọc PNTB: Tôn trọng thiên nhiên – sống khiêm nhường với trời đất   ------- Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này. Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự

6169. Trong THIÊN TAI có NHÂN HỌA

Hình ảnh
Trong THIÊN TAI có NHÂN HỌA Tác giả Đỗ Ngà (Trích)   Hai bản đồ trong bộ phim Đức “Việt Nam vẻ đẹp dễ vỡ” cho thấy, rừng Việt Nam trước 1945 và hiện nay. Điều đáng nói là miền Bắc không bị chiến tranh hủy diệt nhưng rừng Việt Bắc & Tây Bắc bị phá gần hết (Ảnh Internet Trời ban cho con người mùa mưa mùa khô, mùa mưa nước trút xuống, còn mùa khô làm nước cạn kiệt. Trời ban cho rừng để con người giữ nước mùa mưa mà cấp cho mùa khô nhờ đó con nước dữ được biến nó thành nguồn sống cho cây trồng, vật nuôi và con người vào mùa khô. Mưa và rừng là một bộ không thể thiếu, nếu thiếu một trong hai thì tất đó sẽ là họa chứ không còn phúc nữa. Nếu thiếu mưa thì rừng khô cây chết và đất hóa hoang mạc, nếu thiếu rừng thì nước thành một sức mạnh tàn phá chứ không còn phục vụ nữa. “Thuận thiên” là từ xuất hiện từ buổi bình minh nhân loại, và cho đến nay khi con người đã có máy bay, tên lửa, internet, công nghệ xây dựng đập phát triển vượt bậc nhưng người ta vẫn đặt mục tiêu bảo vệ môi trư

6168. Khi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Hình ảnh
Khi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” Trích đoạn Youtube: Không có cái gọi là “Thái độ Trung lập” giữa Thiện và Ác ( Thời sự chọn lọc – T new) Ảnh chụp màn hình Youtube   Ngày 28/10/2018, một chiếc xe buýt đã lao xuống sông Dương Tử ở thành phố Trùng Khánh Trung Quốc, 15 người gồm cả tài xế và hành khách đã chết trong vụ tai nạn. Nguyên nhân của vụ tai nạn là do một hành khách bỏ lỡ điểm dừng của cô ấy và yêu cầu tài xế dừng xe để cho cô xuống. Tài xế từ chối vì không có điểm dừng xe buyt ngay lúc đó. Cuộc tranh cãi nảy lửa đã dẫn đến một cuộc xô xát. Tài xế mất lái khiến chiếc xe buýt rơi xuống sông… Tất nhiên, thông tin điều tra cho thấy trong 5 phút đầu xung đột giữa hành khách và tài xế không ai khác trên xe tìm cách can thiệp. Họ chỉ ở ngoài im lặng nhìn cuộc xung đột và để cho thảm kịch diễn ra. Câu chuyện trên đây đáng buồn là cho thấy tâm lý rất phổ biến ở Trung Quốc đại lục. Tâm lý thờ ơ này phổ biến đến nỗi từ tận năm 2001 đã có một bộ phim ngắn nổi tiếng gây

6167. Nơi gửi gắm lòng tin

Hình ảnh
Nơi gửi gắm lòng tin PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Lòng tin là thứ quý giá nhất đối với bất kể chế độ nào, bất kể một quan chức nào trong chế độ đó. Đảng CSVN, lực lượng duy nhất lãnh đạo dân tộc Việt Nam suốt hơn 70 năm qua đã trải nhiều bước thăng trầm nhưng đã đem lại những “chiến công hiển hách” nhất là trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đó là nhờ lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Điển hình như trong điều kiện nghèo xơ xác, người dân vẫn thắt lưng buộc bụng góp người, góp của như khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” thủa nào… Tuy nhiên kể từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ca khúc khải hoàn, non sông về một dải, công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình thì dần dần đây đó lòng tin của Nhân dân có lúc như bị nhạt nhòa. Lịch sử của xã hội mới, chưa bao giờ phát sinh nhiêu mâu thuẫn giữa Cán bộ và Nhân dân như thời kỳ này. Hơn 70 năm qua, chưa bao giờ chúng ta thấy có nhiều sự “phản kháng” bằng lời lẽ với những quan chức hư hỏn

6166. Đại hội 13: Đảng cần có cơ chế khuyến khích ‘xã hội dân sự’ phát triển

Hình ảnh
Đại hội 13: Đảng cần có cơ chế khuyến khích ‘xã hội dân sự’ phát triển Tác giả: TS. Phạm Quý Thọ / 2020-10-23/RFA Hình minh hoạ: Người dân mang hàng cứu trợ do Hội Chữ Thập Đỏ phân phát  đi qua cây cầu sập do lở đất ở Quảng Trị hôm 21/10/2020 Thực trạng lũ lụt ở miền Trung là nghiêm trọng và công tác cứu trợ đang rất cấp bách và khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền, thì phong trào ‘hướng về miền Trung’ đang cho thấy vai trò tích cực và sự đóng góp to lớn của các nhóm và cá nhân thiện nguyện. Một số hoạt động của họ đã trở thành “hiện tượng”, thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận. Đằng sau những sự kiện, các hoạt động cứu trợ này đang phản ánh vấn đề lớn hơn liên quan đến cải cách thể chế. Đó là tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự. Vai trò của họ ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vì vậy họ cần có cơ chế để phát triển. ‘Hiện tượng’ Dải đất miền Trung Việt Nam đầy cát sỏi, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, ưỡn mình ra Biển Đông

6165. Bản chất Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hiện đại (*)

Hình ảnh
Bản chất Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hiện đại (*) Tác giả Lưu Hiểu Ba (**) Lưu Hiểu Ba (1955 - 2017) Trong một bài viết vào năm 2006, tác giả đã nhận xét về chủ nghĩa dân tộc từ lâu đã thuộc về chương trình nghị sự hằng ngày ở Đại lục. Ông đã viết như sau:   “Giờ khắc phục hưng của dân tộc Trung Hoa vĩ đại đang đến hay thế kỷ 21 là thế kỷ Trung Quốc (TQ) hoặc TQ sắp thay thế Hoa Kỳ đứng đầu thế giới. Cả báo chí nhà nước lẫn những cái miệng của giới tinh hoa chính trị đều không ngừng tuôn ra những đại ngôn như vậy.   Cái chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt được mọi phong trào phản Mỹ, phản Nhật, phản Đài ủng hộ thường sặc mùi máu. Mỗi khi có xung đột Trung – Mỹ, Trung – Nhật xuất hiện, hay có sự kiện Trung – Đài nào xảy ra, trên mạng lập tức có những kẻ đồng thanh đòi nợ máu. Nhiều người chuyên gia cũng thường xuyên hòa giọng vào dàn đại hợp xướng khiêu khích chiến tranh đó. Thành tựu của mọi người Trung Hoa ở phương tây bất kể là công dân đại lục hay chỉ cần gốc Hoa đều như một thứ

6164. KIẾN NGHỊ CỦA NGUYỄN TRUNG GỬI TỔNG BÍ THƯ – CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ TOÀN THỂ BỘ CHÍNH TRỊ

Hình ảnh
KIẾN NGHỊ CỦA NGUYỄN TRUNG GỬI TỔNG BÍ THƯ – CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ TOÀN THỂ BỘ CHÍNH TRỊ Ông Nguyễn Trung Kính gửi  : Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam Thưa các Đồng chí, Với trách nhiệm công dân, hưởng ứng kêu gọi lần này của Đảng về góp ý cho Đại hội XIII, tôi trân trọng đề nghị Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa Đại hội XII quan tâm 5 vấn đề dưới đây. 1. Tổng bí thư – Chủ tịch nước nên quyết định tiến hành xử lại vụ án Đồng Tâm đúng với luật pháp hiện hành và mọi quy định đã ghi thành Luật về các thủ tục điều tra và xét xử, nhằm làm rõ sự việc, xử đúng việc đúng người, tránh oan sai. Qua việc xử lại vụ án này với nhận thức đúng đắn như vậy, thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật trong toàn Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị – nhà nước của quốc gia. Vụ Đồng Tâm là một vết thương nghiêm trọng đối với dân tộc, đánh dấu một bước phát triển nguy hiểm cho đất