Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn

6293. Bác tôi

Hình ảnh
Bác  tôi Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Mới đây tôi đi dự ngày giỗ lần thứ 50, đồng thời cũng là 110 năm ngày sinh của Bác tôi. Bác tên là Nguyễn Văn Năm, cũng là con trai thứ 5 trong gia đình. Ở quê, có nơi gọi quan hệ “con cô con cậu” dù là anh hay em mẹ cũng đều là “cậu”. Nhưng riêng làng tôi thì chỉ gọi em mẹ là cậu, còn anh mẹ là bác. Tuy mẹ (bu) tôi là em con chú của bác Năm, nhưng ông bà ngoại tôi không có con trai, nên để tránh “tuyệt tự”(1), bác Năm được Cụ ngoại giao cho “kế tự”, nghĩa là người NỐI DÕI. Đã là người nối dõi thì coi như CON TRAI. Vì thế, anh em “con chú con bác” giữa Bu tôi với Bác trở thành “anh em ruột”.   Năm 1973, mới 60 tuổi, Bác mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Trước khi lâm chung vài tuần, Bác cho người tìm tôi, lúc đó đang công tác ở cơ quan huyện Bảo Thắng, là phải về ngay để Bác nhờ một việc. Tôi đạp xe 20 cây số từ Phố Lu về Phong Niên, vừa ngồi xuống, Bác nói luôn: “Cháu có biết ‘triện tàu lá rắt’ không?”. Mới 25 tuổi, chưa được học hành gì nhiều, ng

6280. Lan man miền Tây, tùy bút đặc sắc của nhà văn Nguyên Ngọc [kỳ cuối]

Hình ảnh
Lan man miền Tây, tùy bút đặc sắc của nhà văn Nguyên Ngọc [kỳ cuối] Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) Tôi lại còn một chuyến đi miền Tây nữa, cũng rất kỳ thú, lần này do anh Tư Mau, một nhân vật huyền thoại của Đường mòn trên Biển Đông tổ chức. LTS:  "Dọc đường" là tập ghi chép vừa mới ra mắt của  nhà văn Nguyên Ngọc  (Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam liên kết phát hành); tập hợp những ghi chép, suy tư về văn chương, giáo dục, đất nước. Được sự đồng ý của Công ty CP Truyền thông Nhã Nam và tác giả, báo  NNVN  xin trích đăng một phần cuốn sách này để gửi đến bạn đọc. Số là đến năm 1972, lần đầu tiên hải quân Sài Gòn công khai vây đánh một tàu không số của ta trên vùng biển quốc tế, mạn từ Balaban của Indonesia, vòng qua sát ranh giới hải phận Thái Lan, định đâm về Cà Mau; chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu hy sinh, thuyền trưởng Lê Hà và tất cả thủy thủ bị bắt. Chiến thuật dùng tàu sắt cao tốc, đi vòng thật xa, lởn vởn trên vùng biển quốc tế, nơi theo luật họ không được đánh ta, đến

6279. Phạm Duy Nghĩa cứ lầm lũi bước trên con đường của mình.

Hình ảnh
Phạm Duy Nghĩa cứ lầm lũi bước trên con đường của mình PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Cuối năm 2002 tình cờ Trần Hữu Sơn, Giám đốc sở Văn hóa Thông tin, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Lào Cai đưa cho tôi cuốn truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc , NXB Văn học 2002, của Phạm Duy Nghĩa , giáo viên dạy văn Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Tôi đọc và rất ngỡ ngàng vì Nghĩa chưa phải Nhà văn (theo cách hiểu của mọi người, “Nhà văn” phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). Thậm chí đến năm ấy, 29 tuổi, Phạm Duy Nghĩa chưa từng đứng tên trong một tổ chức “hội” nào cả. Đơn giản, anh chỉ là một thầy giáo dạy văn, còn trẻ, chưa vợ! Nhưng tập truyện ngắn đã ám ảnh tôi và thôi thúc tôi phải gặp Nghĩa. Tôi bảo, chú rất ngạc nhiên khi đọc tập truyện ngắn đầu tay của Nghĩa. Chú nghĩ chỉ cần một tập truyện đó, tác giả đã thừa tiêu chuẩn để làm Hội viên Hội VHNT tỉnh. Nhưng anh có thích vào Hội không? Vốn rất ít nói, Nghĩa chỉ “vâng, được vậy thì tốt chú ạ”.  Khởi nghiệp từ sinh viên tốt nghiệp khoa

6278. Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về việc xây cầu Long Biên

Hình ảnh
Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer  về việc xây cầu Long Biên   Cầu Long Biên, một cây cầu bằng thép bắc qua sông Hồng năm 1898 là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó không chỉ thể hiện sức mạnh về kinh tế mà nó còn là niềm kiêu hãnh về khoa học kỹ thuật hiện đại của người Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Dưới thời Pháp thuộc cầu Long Biên còn có tên gọi là cầu Doumer, tên của Toàn quyền Đông Dương (Paul Doumer) có nhiệm kỳ tại Đông Dương đúng bằng thời gian xây dựng cầu (1897-1902). Để góp phần tìm hiểu lịch sử cây cầu này, xin giới thiệu những dòng hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết về việc xây cầu Long Biên và một vài cây cầu khác trên đất nước Việt Nam, do Nguyễn Văn Trường, công tác tại Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trích dịch từ cuốn hồi ký Đông Dương thuộc Pháp của Paul Doumer, in tại Paris, nhà xuất bản Vuibert & Nony, năm 1930. ***** “Có một việc cần thiết phải làm ngay đối với tôi. Đó là xây một cây cầu lớn bắ

6276. Ngày ấy có một cán bộ như thế

Hình ảnh
Ngày ấy có một cán bộ như thế (Ký ức về anh Nông Trung ký của Nguyễn Ngọc Dương Hồi công tác ở Hội VHNT tỉnh, một lần gặp lại GS Đặng Nghiêm Vạn (1930 – 2016), khi ông là Phó viện trưởng viện Dân tộc học, Viện trưởng viện Tôn giáo, người thầy đã giảng về Tôn giáo cho chúng tôi trước kia, tôi có hỏi về anh Nông Trung. GS Đặng Nghiêm Vạn nói: “Anh Nông Trung trước đây là cán bộ nghiên cứu của Viện tôi. Anh là một người đức độ, có nhiều triển vọng trở thành một nhà khoa học.”. TS Trần Hữu Sơn, nguyên Giám đốc sở Văn hóa – TT & DL Lào Cai, nay là Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, từng là thuộc cấp của Nông Trung, có lần nhắc lại ý kiến của GS-TS Bế Viết Đẳng (1930 – 1998), nhà nghiên cứu dân tộc học uy tín, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học đã nói về Nông Trung: “Anh Nông Trung, dân tộc Giáy, mặc dù xuất thân ở một vùng quê nghèo tỉnh Lào Cai, nhưng anh đã học qua đại học khoa Sử, bộ môn dân tộc học và tỏ ra là một người rất có năng khiếu nghiên cứu…”. Tuy nhiên, c

6244. Một thoáng Lai Châu

Hình ảnh
Một thoáng Lai Châu PNTB - Bài & ảnh: Ngọc Dương Một góc thị xã Lai Châu tháng 12/2012   Nữ sĩ Đỗ Thị Tấc, chủ tịch Hội Văn nghệ Lai Châu mời tôi và nhạc sĩ Phùng Chiến sang thẩm định tác phẩm nghệ thuật Giải thưởng Văn nghệ của tỉnh 5 năm lần thứ nhất. Trộm nghĩ, thực ra đây cũng là dịp Tấc “làm bàn” cho chúng tôi đi thăm thú vùng đất cận lân mà từ ngày tái lập tỉnh Lai Châu ít có dịp được ngó ngàng. Ngoài ra, cuộc thẩm định tác phẩm còn có hai nhà văn Trần Chiến và Văn Chinh đến từ Hà Nội. Từ thành phố Lào Cai theo quốc lộ 4D qua Sa Pa, vượt đèo Trạm Tôn lượn sang sườn tây dãy Hoàng Liên Sơn, nơi có ngọn núi Fansipan nổi tiếng, qua Bình Lư (bây giờ là huyện Tam Đường) là đến thị xã tỉnh lỵ Lai Châu mới, nhưng lại là Tam Đường cũ. Hình như sau chia cắt đơn vị hành chính và ‘biến cố’ di dân lấy chỗ làm thủy điện thì có nhiều địa danh đổi tên cho nhau hoặc cho nhau ‘mượn’ tên? Chẳng hạn, thị xã Mường Lay (nay thuộc tỉnh Điện Biên) nhường chỗ cho hồ nước thủy điện Sơn La để ‘ch