Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ

6288. Ở quán cà phê

Hình ảnh
Ở quán cà phê Thơ Đỗ Trung Lai Anh bạn trẻ mặt buồn rười rượi kể tôi nghe chuyện chỗ anh làm - Học như thế mà giáo sư, tiến sĩ đời bây giờ sao lắm kẻ ăn gian!   - Ồ! - tôi hỏi - Sao anh không học họ để bây giờ ngồi than vãn cùng tôi? Anh bạn trẻ thở dài và bảo: - Dạ thưa anh! Tôi còn muốn làm người!   Mặt giời lặn trong cà phê đen nhánh chúng tôi ngồi, không nói gì thêm Một ngày nọ, làm người, không muốn nữa sẽ thế nào, anh bạn trẻ ngồi bên?  

6285. Bên giàn hoa mướp

Hình ảnh
Bên giàn hoa mướp PNTB Một hôm, mình và Công Thế đi “kinh lý” trên đèo Tả Phời. Gặp một giàn hoa mướp của gia đình một người dân ven đường. Mình bảo Nhà văn đứng lại chụp cho lão già một “pô”. Chụp xong mình hỏi: “Chú thấy hoa mướp có đẹp không?”. “Đẹp anh ạ”. “Đúng rồi, chẳng những đẹp mà còn sang nữa. Nó là mầu y phục độc quyền của các Hoàng đế ngày xưa đấy”. Công Thế bảo: “Bác nhận xét chí phải, nhưng tiếc là cái “màu hoàng đế” lại chỉ là hoa của thứ rau quả nhà quê, mang cái tên cũng rất quê mùa…” “Đúng vậy, về ngôn ngữ, nghe đến từ “mướp” là ta đã hình dung ra một người đàn bà đã sinh nở nhiều, ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, vú vê sệ xuống bụng, suốt ngày chỉ quanh quẩn góc nhà, lo tương cà mắm muối…. Xưa nay những tay đàn ông “chán cơm, thèm phở”, cứ hễ mở mồm là “con mẹ mướp nhà tôi…”! Vì thế, cố Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ đã viết: “Anh yêu cánh hoa mua tím ngắt sườn đồi Đừng quên nhé hoa mướp vàng trước cửa Hoa mua rụng chỉ trơ c

6158. Viết lại truyện ngụ ngôn: “Thày bói xem voi”

Hình ảnh
Viết lại truyện ngụ ngôn:  “Thày bói xem voi” *** Có năm ông thày bói Rủ nhau đi xem voi Nhân một buổi ế khách Đi xem để mua vui.   Nhưng mắt không nhìn thấy Chỉ lấy tay sờ thôi Mỗi người sờ một thứ Rồi phán như ông trời.   Ông sờ ĐUÔI thì nói Voi như cái chổi cùn Ai bảo gì kệ họ Tôi nói là đúng luôn.   Ông sờ NGÀ thì bảo Nó giống cái đòn càn Tôi nói là chính xác Chớ ông nào cãi ngang.   Ông sờ VÒI lại phán Như con đỉa sun sun Các ông nói sai bét Không tin sờ lại xem.   Ông sờ TAI tức quá Bảo các ông ngu lâu Nó như cái quạt lúa Việc gì phải cãi nhau.   Ông sờ CHÂN càng tức Bảo không phán linh tinh Con voi nó đích thị Sừng sững như cột đình. ***   Năm ông mù   năm góc Cãi nhau như mổ bò Ai cũng nhận mình đúng Còn người khác thì ngu.   Cuối cùng chẳng chịu được Lấy gậy ghè lẫn nhau Đa số bị sứt trán Có ông còn bể đầu. ***   Bài học ai cũng biết Nhưng có chịu học đâu: Sự thật bị bưng bít

6157. Trí thức

Hình ảnh
Trí thức (Tác giả: Thái Bá Tân ) Chú thích ảnh: (*) Copy từ fb Kim dung Pham KD: Đọc bài thơ này của nhà thơ Thái Bá Tân, buồn cười quá. ------------ XIN ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CHIA SẺ Thương cái thằng trí thức, Mặc dù chúng khá đông, Không được thành giai cấp Như hai bác công, nông. Mà thằng này lạ lắm. Phải nói cực kỳ hiền. Lại nhũn nhặn, lễ độ, Đến mức tưởng hắn hèn. Thế mà hắn bị ghét, Bị coi là cục phân, Dù hắn ăn mặc đẹp Và sạch hơn nông dân. Trước tưởng chỉ Trung Cộng, Giờ mới biết Nga Xô, Tức ông Lênin hói, Gọi hắn cục cứt bò. Còn chúng ta, Việt Cộng, Ta lịch sự hơn người, Chỉ nói “đào tận gốc”, Xóa hắn khỏi cõi đời. Người ta còn bắt hắn Phải phục vụ công nông, Tức nhân dân, quần chúng, Tận tụy và thực lòng. Nhân dân là tối thượng, Vì đã nuôi hắn ăn. Cứ như thằng trí thức Không phải là nhân dân. Vậy là khổ thân hắn, Mà hắn thì hiền khô. Chỉ lặng lẽ làm việc, Thật thà đến ngây ngô. May nhờ h

6075. Tôi đã sửa bài thơ như thế nào?

Hình ảnh
Tôi đã sửa bài thơ như thế nào? PNTB   Bài thơ Ngủ một chút đi anh  ( fb. Nguyễn Ngọc Dương )  của tác giả khuyết danh (Hà Nội) ra trong ngày 7/3/2020, sau đúng một đêm 6/3 khi bùng nổ vụ “Covid 19 - thứ 17”. Một người bạn đã gửi bài thơ vào Messenger cho tôi. Tôi đọc lướt và thấy bài thơ viết được. Tác giả nhân một sự kiện thời sự để ngợi ca tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn của một số cán bộ Chính phủ trong việc chống dịch. Dưới con mắt tác giả và nhiều người Việt Nam lúc này cho rằng, một trong số đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện đang kiêm Bộ trưởng Y tế. Nhiều khi, giữa cái hay cái dở cách nhau chỉ nửa hạt thóc nằm nghiêng, vì vậy khi xuất hiện những nhân tố, những hành vi tốt đẹp, dân ta thường rất trân quý, nâng niu.

6050. Vinh nhục lẽ đời.

Hình ảnh
VINH NHỤC LẼ ĐỜI Thơ  Hồ Như   Mấy vị tướng "mua danh ba vạn" Vì lòng tham nay "bán ba đồng" Võng lọng cũng thành số không Uổng công luồn lách tô hồng bản thân Mượn danh hão "công thần" Nhà nước Mỗi góc trời đã được định danh Tưởng mình là bức tường thành Khó ai có thể cạnh tranh lực quyền

5907. Nhận quà tặng mùa Đông

Hình ảnh
NHẬN QUÀ TẶNG MÙA ĐÔNG (PNTB) -Nữ sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh, người đẹp Việt Bắc, đương kim Tổng biên tập báo Văn Nghệ Thái Nguyên, vừa gửi tặng mình tập thơ Hai phía phù sinh của chị, do NXB Hội Nhà văn ấn hành quý III năm 2018. Đây thực sự là một món quà quý, sưởi ấm tình bạn khi đang bước vào một mùa Đông giá lạnh. Tập thơ chỉ có 33 bài, hầu hết là thơ tự do, hẳn là Nhà thơ muốn được tự do viết ra những trăn trở trước nhiều vấn đề mà nhân dân của chị, của chúng ta đang khao khát? Đọc bài nào tôi cũng thích. Nay chỉ xin đưa lên đây một bài mà Thúy Quỳnh viết nhân sự kiện “biển chết” hồi năm 2016. Bài thơ có tựa đề “Cho dù sự thật có mùi gì”. Sự kiện “biển chết” chỉ là cái cớ để mong giải tỏa “lòng người bùng hỏa diệm sơn” khi những “Sự Thật/ cũng có thể được cất trong một ngăn bàn / sau cú bắt tay ngoạn mục”. Và, không chỉ là Sự Thật của vụ “biển chết”… 

5881. Rộ loạn lăng ma

Hình ảnh
RỘ LOẠN LĂNG MA Thơ: Nguyễn Quang Cương Đất nước này, rồi sẽ hoá nghĩa trang!? Xác mỗi quan viên, vầy vạn ngàn mét đất. Sống Biệt phủ, ngự đất vàng, địa ngọc. Chết Lăng ma, ngợp xóm mạc, đồng xanh...

5879. Ẩn số

Hình ảnh
Ẩn số Tác giả: FB Thái Bá Tân (KD) :  Thơ 05 chữ của Thái Bá Tân ko phải thơ mà vẫn rất cuốn hút người đọc. Bởi sự chân thành. Bởi cách nghĩ, tư duy mộc mạc nhưng lại nói hộ cho nhiều người, mà toàn những vấn đề “gai góc”   Đúng là TBT kiêm CT nước Nguyễn Phú Trọng, nếu QH thông qua, sẽ là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử về chiếc ghế “hai trong một” này. Và là một Ẩn số lớn. Chỉ ông NPT mới có thể giải chính “Ẩn số” này. Bằng bản lĩnh chính trường dày dạn, đứng đầu một QG mà vị trí địa chính trị đặc biệt khiến cho QG luôn dâu bể, sóng gió. Ông giải đúng, hay sai; hay hay dở? Đó sẽ là hy vọng hay thất vọng của cả QG. Gánh nặng đặt trên đôi vai một ông già U 80 hẳn không nhẹ nhàng, dễ dàng gì. Nhưng nếu ông thực sự vì dân tộc, vì QG, biết thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân ông trước khao khát văn minh, dân chủ, công bằng XH, gánh nặng đó vẫn là hạnh phúc của người trên đỉnh cao quyền lực Ẩn số đó, hoặc rất ấm áp, hoặc rất cô đơn… -----------------------------------

5875. Có cái chết kịp thời

Hình ảnh
CÓ CÁI CHẾT KỊP THỜI Thơ Nguyễn Duy (em y tá gọi giật: “bác dậy coi ti vi đám ma ai to lắm!” vừa dụi mắt vừa lẩm bà lẩm bẩm...) Đại sự nào không thông trong hội trường quốc gia dân gian sẽ họp bàn giữa chợ Đại án nào buông trôi tại chốn công đường dân gian phán xử bằng bia miệng

5873. VÔ ĐỀ / THƠ VŨ ĐÌNH MAI

Hình ảnh
VÔ ĐỀ Thơ Vũ Đình Mai (tác giả gửi PNTB)

5798. CHỊ DẬU "TUỔI GÌ"

Hình ảnh
CHỊ DẬU "TUỔI GÌ" Chị Dậu à, chị chẳng khổ lắm đâu! So với các chị thời nay, em nói thật! Chị chẳng qua không đủ tiền nộp thuế Đành gửi con "đi ở" rồi, bán ổ chó non Nếu sống thời này chị sẽ đóng thuế nhiều hơn Vì ngày xưa chưa có "phí môi trường", "BOT thu giá" Chưa có luôn thuế VAT, thuế thu nhập (Nên bán chó đi chị đỡ phải "hao" nhiều) Nếu ngày đó lỡ đói mà ăn cắp ổ bánh mì Chắc cũng không đến nổi vào tù chị ạ Chị thấy không dưới thời "thực dân Pháp" Chị "tuổi gì" so với thời "độc lập - tự do"?

5783. KIM MỘC THỦY HỎA THỔ

Hình ảnh
KIM MỘC THỦY HỎA THỔ Nhà thơ Nguyễn Duy PGS-TS Văn học Đào Tuấn Anh: Chúng tôi vừa nhận được thư của nhà thơ Nguyễn Duy, xin mời các bạn cùng đọc. Các bạn, Tôi đang không được khoẻ và đuối sức về việc nhà. Lộn ruột nhìn việc nước mà chẳng thể làm gì được. Đau thế. Đành lôi ra một chút cũ càng gửi tới bạn bè vậy. Về Dự luật Đặc Khu Kinh Tế, tôi đã loan báo tại Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ rồi, đính kèm cả trích đoạn và toàn văn, xin các bạn ngó lại. Nguyễn Duy: KIM MỘC THUỶ HOẢ THỔ * (Trích)

5778. CHÍN MƯƠI CHÍN NĂM !

Hình ảnh
CHÍN MƯƠI CHÍN NĂM ! Thơ Lưu Hương Quế Đất nước trải qua bao thăng trầm lịch sử Xương máu cha ông xây đắp mà nên Lời Bác năm nào khắc cốt không quên. "Bác cháu ta phải có công giữ nước !" Đặc khu là gì? Mà đưa ra đánh cược? Sao nhắm mắt làm liều dâng Tổ quốc cho ai? Hỡi những người không nhìn thấu ngày mai Hay lóa mắt vì đặc quyền, đặc lợi ? Đất của cha ông sao đưa ra bán xới ? Lại cho mình là" nô bộc của dân"

5758. Về thăm mẹ

Hình ảnh
Về thăm mẹ: Như biến tan rồi vất vả gian truân, giữa chốn nhân gian, nghiệp đời trăm ngả Con về thăm mẹ, chiều chớm hạ Trời xanh mây trắng nhạt nắng lên Mẹ hiện về trong mờ ảo khói hương Vẫn sắc áo nâu, miệng nhai trầu,  môi thắm đỏ Nét mặt rạng ngời,  với nụ cười tươi

5757. TRƯỚC NHỮNG BIỆT PHỦ, LÂU ĐÀI

Hình ảnh
TRƯỚC NHỮNG BIỆT PHỦ, LÂU ĐÀI Nhà thơ: Đỗ Xuân Thu Họ làm gì mà giàu thế Tổng Bí thư ơi? Những đầy tớ của dân với lâu đài, biệt phủ Tráng lệ, nguy nga hơn cung vua, phủ chúa Ao mật, bờ xôi họ chiếm giữ cả rồi

5761. ĐỜI NGƯỜI - QUÁN TRỌ

Hình ảnh
Đời người âu tựa như quán trọ, tá túc vài hôm phút chạnh lòng? Thơ, là tiếng lòng của người thi sĩ. Khi kết hợp với thể thơ được dung luyện qua năm tháng cuộc đời, thì thơ có khả năng đưa người đọc thăng hoa. Bản thân thi sĩ, cảnh giới tinh thần của họ có lẽ cũng đã ngấm vào từng câu từng chữ, cho dù độc giả có cảm thụ được đến bao nhiêu, người thi sĩ cũng vẫn hạnh phúc trong những vần điệu của riêng mình. Sóng nước mênh mông, đời phiêu dạt Mây mù giăng kín chốn trần ai Ân ân oán oán muôn ngàn kiếp Đêm vắng lặng nghe tiếng thở dài.

5758. Thưa Mẹ Việt Nam?

Hình ảnh
THƯA MẸ VIỆT NAM? Tác giả: Nguyễn Thị Tịnh Thy Hình minh họa (hình internet)   Mẹ ơi! Khi Cha nói với Mẹ rằng Ta là giòng giống của Rồng Nàng là giòng giống của Tiên sống với nhau hoài không đặng Sao Mẹ không nhắc Cha câu gừng cay muối mặn Sao Mẹ không trả lời Cha  Đi mô đem thiếp đi cùng đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo Khi Cha bảo Mẹ đem năm mươi con lên núi Sao Mẹ không trả lời Cha Lấy chồng thì phải theo chồng chồng đi đường rắn đường rồng cũng theo Khi Cha hứa với Mẹ nếu gặp khó khăn Nàng hãy cùng các con gọi to về biển Sao Mẹ không trả lời Cha Chúng ta thà no đói có nhau  râu tôm nấu với ruột bầu thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

5726. Tản mạn về THƠ và CÁCH ỨNG XỬ VỚI THƠ

Hình ảnh
Tản mạn về THƠ và CÁCH ỨNG XỬ VỚI THƠ Mai An Nguyễn Anh Tuấn 1.  Những năm qua, đời sống văn hóa & tinh thần nói chung, đời sống văn chương nói riêng đã diễn ra tình trạng loạn chuẩn tới mức báo động, và nổi lên những hiện tượng kỳ dị- nổi bật nhất là tình trạng "lạm phát thơ" (như tên một bài viết), mà đỉnh cao (hay thực chất là biến tướng quái đản nhất của nó) là hiện tượng người làm thơ dám tự nhận "mượn bút tiền nhân"... Là một người yêu thơ, và đang làm một công việc có thể nói là lấy thơ ca làm gốc, tôi xin mạnh dạn góp mấy lời lạm bàn. Đúng là có sự thật: "Nhan nhản những tập thơ vô thưởng vô phạt xuất hiện trong các giải thưởng, trên quầy sách, trên bàn thờ tổ tiên hay trên những trang mạng cá nhân. Đó là thứ thơ sáo mòn, nhạt thếch và cũ rích, tưởng như vừa khai quật trong bãi thải của quên lãng... Nhưng cũng không ít người say mê với nó và tưởng mình không thua gì Nguyễn Bính, Xuân Hương khi được một số độc giả khen vuốt ve trên mạng

5717. “Nghề của mình buồn lắm phải không em?”

Hình ảnh
“Nghề của mình buồn lắm phải không em?” – Một giáo viên Tiểu học tại xứ Thanh đã tự sáng tác bài thơ “Nghề của mình” cực xúc động để gửi đến cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh bị phụ huynh bắt quỳ gối xin lỗi. Mới đây, cộng đồng mạng phát “sốt” với bài thơ tự sáng tác của một cô giáo trường Tiểu học Ngọc Khê 1, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Trên trang facebook cá nhân của mình, cô Lê Thị Huyền đã chia sẻ bài thơ “Nghề của mình” gửi tới cô giáo B.T.N – giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An). Trước đó vào ngày 28/2, tại trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An), do cô giáo N. áp dụng biện pháp xử phạt học sinh vi phạm nội quy bằng hình thức quỳ gối nên có một số em sợ không đi học, nên phụ huynh học sinh đã đến trường gây áp lực và bắt cô N. phải quỳ trước mặt mọi người. Cô Lê Thị Huyền, giáo viên Trường Tiểu học tại Thanh Hóa đã sáng tác bài thơ đầy cảm động