Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

6158. Viết lại truyện ngụ ngôn: “Thày bói xem voi”

Hình ảnh
Viết lại truyện ngụ ngôn:  “Thày bói xem voi” *** Có năm ông thày bói Rủ nhau đi xem voi Nhân một buổi ế khách Đi xem để mua vui.   Nhưng mắt không nhìn thấy Chỉ lấy tay sờ thôi Mỗi người sờ một thứ Rồi phán như ông trời.   Ông sờ ĐUÔI thì nói Voi như cái chổi cùn Ai bảo gì kệ họ Tôi nói là đúng luôn.   Ông sờ NGÀ thì bảo Nó giống cái đòn càn Tôi nói là chính xác Chớ ông nào cãi ngang.   Ông sờ VÒI lại phán Như con đỉa sun sun Các ông nói sai bét Không tin sờ lại xem.   Ông sờ TAI tức quá Bảo các ông ngu lâu Nó như cái quạt lúa Việc gì phải cãi nhau.   Ông sờ CHÂN càng tức Bảo không phán linh tinh Con voi nó đích thị Sừng sững như cột đình. ***   Năm ông mù   năm góc Cãi nhau như mổ bò Ai cũng nhận mình đúng Còn người khác thì ngu.   Cuối cùng chẳng chịu được Lấy gậy ghè lẫn nhau Đa số bị sứt trán Có ông còn bể đầu. ***   Bài học ai cũng biết Nhưng có chịu học đâu: Sự thật bị bưng bít

6157. Trí thức

Hình ảnh
Trí thức (Tác giả: Thái Bá Tân ) Chú thích ảnh: (*) Copy từ fb Kim dung Pham KD: Đọc bài thơ này của nhà thơ Thái Bá Tân, buồn cười quá. ------------ XIN ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CHIA SẺ Thương cái thằng trí thức, Mặc dù chúng khá đông, Không được thành giai cấp Như hai bác công, nông. Mà thằng này lạ lắm. Phải nói cực kỳ hiền. Lại nhũn nhặn, lễ độ, Đến mức tưởng hắn hèn. Thế mà hắn bị ghét, Bị coi là cục phân, Dù hắn ăn mặc đẹp Và sạch hơn nông dân. Trước tưởng chỉ Trung Cộng, Giờ mới biết Nga Xô, Tức ông Lênin hói, Gọi hắn cục cứt bò. Còn chúng ta, Việt Cộng, Ta lịch sự hơn người, Chỉ nói “đào tận gốc”, Xóa hắn khỏi cõi đời. Người ta còn bắt hắn Phải phục vụ công nông, Tức nhân dân, quần chúng, Tận tụy và thực lòng. Nhân dân là tối thượng, Vì đã nuôi hắn ăn. Cứ như thằng trí thức Không phải là nhân dân. Vậy là khổ thân hắn, Mà hắn thì hiền khô. Chỉ lặng lẽ làm việc, Thật thà đến ngây ngô. May nhờ h

6156. “Văn hóa tương đồng”? (*)

Hình ảnh
“Văn hóa tương đồng”? (*) PNTB Ở TQ thường thấy, trong phim ảnh, sân khấu, khi có một vị quan mắc tội với Triều đình, bị xử tử hình thì Hoàng đế ngồi trên ngai vàng phẩy tay: - Quân bay, lôi nó ra, chém ! Dưới sân bệ rồng, tội phạm vội vã cúi rạp xuống vái lấy vái để trước khi bị xốc nách lôi ra pháp trường: “Đội ơn Hoàng thượng, Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế…”. Ở VN, hồi CCRĐ có không ít cán bộ đảng viên trong kháng chiến chống Pháp từ xã đến tỉnh cũng bị quy là “Quốc Dân đảng” và bị bắt giam hoặc bị tử hình. Quan sát một vụ như thế ở Hà Tĩnh, nhạc sĩ Văn Cao viết bài thơ “Đồng chí của tôi”. Tất nhiên bài thơ bị cấm không được in sách báo, nhưng vẫn lưu truyền trên mạng. Xin trích vài câu sau: “Người ta các đồng chí của tôi Treo tôi lên một cái cây Đợi một loạt đạn nổ… … Hãy quay mặt đi Cho các đồng chí bắn tôi... Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống Đảng Lao động Việt Nam muôn năm Đảng Lao động...” (Văn Cao

6155. Mẩu chuyện cũ về vụ nông dân Thái Bình “nổi loan”

Hình ảnh
Mẩu chuyện cũ về vụ nông dân Thái Bình “nổi loạn” PNTB Ông Phạm Thế Duyệt …Năm 1997, một lần đi công tác ở Ban Dân vận Trung ương (105B Quán Thánh – HN), làm việc với các vụ chức năng xong, tôi lên gõ cửa phòng Trưởng ban Phạm Thế Duyệt. Vào đúng giờ ăn trưa, thấy trên bàn làm việc của ông có một hộp “cơm bụi”, ai đó vừa mua cho ông. Tôi hỏi: “suất ăn trưa của bác đây à?”. Ông đáp: “Mình muốn ra quán, nhưng anh em nó không cho đi. Buổi trưa nó mua cho một suất cơm hộp. Ăn xong nghỉ một lát chiều còn làm việc”. Có lần anh Trịnh Xuân Giới, Phó ban thường trực nói nhỏ với tôi: “Anh Duyệt đúng là một mẫu hình về cán bộ dân vận. Anh ấy giản dị lắm, vừa làm Bí thư Hà Nội chuyển về nhưng phong cách như nông dân, thật thà, gần gũi…”. Cũng trong chuyến đi đó, tôi được nghe ông Phạm Thế Duyệt chia sẻ về việc xử lý vụ nông dân Thái Bình “nổi loạn”. Ông cho chúng tôi xem một băng video quay rất chi tiết và chuyên nghiệp những hình ảnh hàng nghìn nông dân ở Quỳnh Phụ biểu tình dọc quốc lộ, ti

6154. Thư gửi Thủ tướng về vụ án Đồng Tâm.

Hình ảnh
  Thư gửi Thủ tướng về vụ án Đồng Tâm. Tác giả: Tô Văn Trường   Fb Hoàng Hưng : “Tôi (HH) được quyền công bố: Thư của TS Tô Văn Trường, người trí thức rất gần gụi với các lãnh đạo trong công việc hiện tại. Ông cho biết, nhận được phản hồi tích cực từ nhiều vị trưởng thượng và lão thành cách mạng ! THƯ GỬI THỦ TƯỚNG VỀ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM Kính gửi: Anh Bảy Phúc Sau phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm, trên mạng xã hội như có đợt “sóng gầm” nhiều người dân công khai phản ứng mạnh mẽ cho rằng các cơ quan pháp luật đã phạm sai lầm nghiêm trọng dùng cường quyền để trị dân. Nếu tuân thủ quy định của Đảng và luật pháp thì hậu quả sẽ không nặng nề như vậy. Tôi xuất thân từ gia đình nông dân ở vùng quê nghèo khó Thái Bình. Gia đình tôi, nhiều bà con ruột thịt tham gia lực lượng vũ trang cả bên quân đội và công an từ thời chống Pháp, chống Mỹ nên khi thấy 4 đồng chí là cụ Kình và 3 chiến sĩ công an hy sinh trong thời bình rất đau buồn, day dứt vì nỗi đau này, chẳng phải của riêng ai. Để tường

6153. Vài lời về sự chụp mũ “lật sử”

Hình ảnh
Vài lời về sự chụp mũ “lật sử” PNTB Năm 2017, khi tái bản bộ Lịch sử VN, có một số điểm mới, trong đó các nhà sử học đã bỏ thuật ngữ “ngụy quân”, “ngụy quyền”, thay vào đó là “Chính quyền Sài Gòn” hay “Quân đội Sài Gòn”… Từ đó, nhiều người “bên thắng cuộc” cũng nhận ra, không nói ngụy quân, ngụy quyền nữa. Nhưng có một số người cho rằng, đó là “lật sử”. Nói vậy liệu có xúc phạm các nhà sử học? Đặc biệt là ý kiến của Hoàng Kiền, một thiếu tướng quân đội NDVN phát ngôn trên báo chí: “Bỏ “ngụy quân”, “ngụy quyền” công nhận “Việt Nam cộng hoà” là một âm mưu, một sai lầm lịch sử của những nhà sử học đang lật sử và sẽ lật tiếp…” (*). Đọc bài viết tôi cảm thấy ngạc nhiên về một tướng lĩnh từng làm Tư lệnh Binh chủng Công binh, anh hùng Lực lượng vũ trang, mà có vẻ chỉ biết đánh nhau chứ không sâu sắc về khoa học và chính trị? Lật sử là một khái niệm mới sinh ra, chưa có bộ từ điển tiếng Việt nào giải thích. Tuy nhiên có thể hiểu những người đặt ra từ này là nhằm đả phá, quy chụp sự

6152. Thế nào là Nghiêm Minh?

Hình ảnh
Thế nào là Nghiêm Minh? PNTB Đó là thuật ngữ do hai thành tố NGHIÊM và MINH ghép lại. “Nghiêm”, là “không cho phép có một sự vi phạm dù là nhỏ nhất và bất cứ ai, đối với những điều quy định” (Từ điển TV). “Minh”, là rõ ràng, minh bạch, không bị bất kỳ một hành vi nào che đậy. Thuật ngữ Nghiêm minh thường được dùng trong việc xử trí những hành vi sai trái của con người như Kỷ luật và nhất là thực thi Pháp luật. Các vị lãnh đạo cao nhất của đảng, nhà nước VN luôn đề cao việc này (1) Trong phiên xử vụ án Đồng Tâm, Viện Kiểm sát “ Tái khẳng định việc truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội và đủ căn cứ”. Tuy nhiên, “VKS quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ, là thể hiện sự khoan dung và nhân đạo” (2) “Truy tố đúng người, đúng tội” nhưng “thay đổi tội danh” vì “khoan dung và nhân đạo”? Phó thường dân như tôi cũng thấy không lọt tai và có thể đặt câu hỏi, khi họ chen những vấn đề không thuộc quy định của pháp luật thay

6151. KHI KẺ CHẤP PHÁP NGỒI XỔM LÊN LUẬT TỐ TỤNG

Hình ảnh
KHI KẺ CHẤP PHÁP NGỒI XỔM LÊN LUẬT TỐ TỤNG (Tác giả: Tô Văn Trường ) Nhân dân thấy công lý bị chà đạp công khai, càng thêm mất lòng tin tưởng vào nhà cầm quyền, dù là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để mất lòng tin vào đảng lãnh đạo, nhất là năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ với dân. Đó là thất bại lớn, rất lớn của cả hệ thống chính trị, vượt ra khỏi mọi sự tính toán của những người cầm quyền. ... Ban lãnh đạo cao nhất của Nhà nước nên nhìn nhận lại và đánh giá đúng tình hình, cân nhắc “được mất”, không áp đặt những bản án nặng nề không đủ căn cứ, mở đường cho những bước tiếp theo. Đó chính là đòi hỏi của cuộc sống để “quốc thái dân an”. (TVT) KD: Ts Tô Văn Trường gửi cho mình bài viết này. Một lời nhắn gửi đau xót về sự “được, mất" của c/q qua một sự kiện sai lầm kinh hoàng, long trời lở đất, một vụ án gây ra biết bao điều bất bình, bất an trong một Xh vốn nhiều rối loạn giá trị và phân ly -------------- XIN ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CHIA SẺ: Vụ án sơ thẩm Đồng Tâm c

6150. TRAO ĐỔI GIỮA DƯƠNG QUỐC CHÍNH VÀ HUỲNH THẾ DU (I)

Hình ảnh
  TRAO ĐỔI GIỮA DƯƠNG QUỐC CHÍNH VÀ HUỲNH THẾ DU (I) Các nội dung trao đổi từ 30/08-02/09/2020 Theo Con đường nào cho Việt Nam HUỲNH THẾ DU Sở dĩ tôi quan tâm đến những người như anh vì những việc anh làm là vì ý tốt của anh ấy là thúc đẩy sự phát triển. Việc anh bỏ rất nhiều thời gian để viết những bài đưa lên FB để thảo luận là rất quý và đáng trân trọng. Tuy nhiên, anh theo cách mà Trạng Quỳnh đã làm mà tôi thấy chưa hẳn đã có lợi cho sự phát triển của Việt Nam. Hiện tượng người dân ghét quan chức hay chính quyền thì gần như ở đâu cũng có. Sự khác biệt có chăng là mức độ. Ở VN, vấn đề này từ xưa đến nay là khá nặng mà nó được thể hiện rất rõ qua nhân vật Trạng Quỳnh. Suy cho cùng thì những việc làm của TQ là rất không nên cổ vũ, tuy điều đó đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhiều người vì bọn quan lại và triều đình bị lừa hay chơi khăm và phơi bày cái xấu ra. Nhiều người vui vì thấy ghét quan lại ngày xưa hay quan chức/chính quyền ngày nay vì bị chơi cho những vố đau