Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

6286. Bệnh hình thức

Hình ảnh
Bệnh hình thức PNTB “Hình thức” là biểu hiện bề ngoài cần thiết chứa đựng & phản ánh nội dung của sự vật, con người... Nhưng bằng ý thức chủ quan, phóng đại hình thức lên quá mức màu mè, nhằm che đậy sự thật bên trong thì nó là bệnh hình thức .   “Bệnh hình thức”, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cả từ một cá nhân con người đến những tổ chức xã hội. Ví dụ như hình thức ăn mặc của một cá nhân, hình thức về tiêu chuẩn cán bộ, về việc đánh giá cán bộ; hình thức tổ chức sự kiện; hình thức xây dựng đời sống văn hóa; hình thức truyền thông, tuyên truyền… Triệu chứng của Bệnh hình thức là cố làm cái vẻ bề ngoài, để che đậy cái sơ sài bên trong.   Chỉ riêng công tác cán bộ, bệnh hình thức đã giúp nhiều kẻ lừa bịp, che đậy bản chất con người. Quốc nạn tham nhũng trong những năm gần đây có phần minh chứng cho bệnh hình thức này.   Bài “Chữa bệnh hình thức” trên báo Đại đoàn kết có đoạn: “ Dư luận xã hội bất bình trước những quy định rất hình thức, vì nó sẽ tạ

6285. Bên giàn hoa mướp

Hình ảnh
Bên giàn hoa mướp PNTB Một hôm, mình và Công Thế đi “kinh lý” trên đèo Tả Phời. Gặp một giàn hoa mướp của gia đình một người dân ven đường. Mình bảo Nhà văn đứng lại chụp cho lão già một “pô”. Chụp xong mình hỏi: “Chú thấy hoa mướp có đẹp không?”. “Đẹp anh ạ”. “Đúng rồi, chẳng những đẹp mà còn sang nữa. Nó là mầu y phục độc quyền của các Hoàng đế ngày xưa đấy”. Công Thế bảo: “Bác nhận xét chí phải, nhưng tiếc là cái “màu hoàng đế” lại chỉ là hoa của thứ rau quả nhà quê, mang cái tên cũng rất quê mùa…” “Đúng vậy, về ngôn ngữ, nghe đến từ “mướp” là ta đã hình dung ra một người đàn bà đã sinh nở nhiều, ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, vú vê sệ xuống bụng, suốt ngày chỉ quanh quẩn góc nhà, lo tương cà mắm muối…. Xưa nay những tay đàn ông “chán cơm, thèm phở”, cứ hễ mở mồm là “con mẹ mướp nhà tôi…”! Vì thế, cố Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ đã viết: “Anh yêu cánh hoa mua tím ngắt sườn đồi Đừng quên nhé hoa mướp vàng trước cửa Hoa mua rụng chỉ trơ c

6284. Bảo tồn vốn cổ

Hình ảnh
Bảo tồn vốn cổ PNTB Khi vào thăm bản Làng My, xã Xuân Quang, h. Bảo Thắng, Lào Cai, nơi sinh sống của cộng đồng người Dao Tuyển, tôi được biết có những thầy cúng đã lưu giữ, bảo tồn sách cổ nôm Dao từ nhiều đời. Đó là những bài cúng, những truyền thuyết, những lời răn dạy, những truyện cổ… của người Dao Tuyển. Những thầy cúng có thể là nghệ nhân dân gian luôn có ý thức giữ gìn sách cổ (viết bằng chữ Nôm Dao).   

6283. Một lần gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc

Hình ảnh
Một lần gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc PNTB Người vợ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý và con gái đầu của Nhà Thơ Bùi Minh Quốc - Bùi Dương Hương Ly - trước ngày chị vào Nam (Ảnh tư liệu gia đình), báo Công Thương, ngày 8/3/2019 trong bài: “Có một nữ phóng viên hy sinh ngày 8/3” : https://congthuong.vn/co-mot-nu-phong-vien-hy-sinh-ngay-83-116732.html Hồi còn công tác, tôi là mẫu người ít giao lưu, chơi bời, thăm thú…bởi suốt ngày cứ chúi mũi vào công việc. Nhưng khi được giao quản lý văn nghệ địa phương, đôi lúc cũng đi đây đi đó, rồi cũng “tiếp khách” giao lưu. Ở lĩnh vực văn nghệ đố anh nào sống biệt lập được. Gần 20 năm trước, chả nhớ rõ năm nào, một hôm tôi nhận được điện thoại của anh em bên An ninh: “Xin thông báo để bác biết, ngày mai có ông nhà thơ Bùi Minh Quốc sẽ đến chỗ bác đấy!…”. “Vâng, thế có vấn đề gì không chú?”. “Ông nhà thơ này có nhiều vấn đề ‘phức tạp’, bác phải thận trọng…”. Tôi bảo: “Giới văn nghệ sĩ họ đến với Hội văn nghệ là thường tình, chỉ vì cái tình đồng nghiệp và v

6282. Học nhiều chắc gì hơn học ít?

Hình ảnh
Học nhiều chắc gì hơn học ít? PNTB Kể từ sau khi Đất nước giành được độc lập (1945), chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) chỉ có 9 năm. Nhưng đến năm 1956, nhà nước bắt đầu áp dụng Chương trình GDPT 10 năm và sách giáo khoa (SGK) phổ thông 10 năm do Nha Giáo dục phổ thông ấn hành lần thứ nhất. Cũng năm đó, tôi bắt đầu vào học lớp 1. Và tôi học đến lớp 8 (1964) thì SGK phổ cũng in lần thứ 8. Hằng năm SGK in lại nhưng nội dung chủ yếu vẫn như cũ, chỉ gia thêm số lượng, rất hiếm trường hợp “đính chính” bổ sung. Trước khi vào học lớp 1, tôi chỉ được học lớp Vỡ lòng 3 tháng để nhận mặt chữ cái và tập đánh vần. Những lớp vỡ lòng ở trong làng chỉ do một thầy/ cô giáo biết chữ quốc ngữ dạy, không lương, chỉ có một chút thù lao. Sau này có htx nông nghiệp thì htx trả cho ít thóc. Họ cũng không cần phải học để có bằng cấp, học vị, thậm chí bằng đại học để dạy mầm non như bây giờ! Đặc biệt là 10 năm học phổ thông, không bao giờ học sinh được học cả ngày. Nếu học sáng thì chiều phải đi ch

6281. Đọc và ngẫm

Hình ảnh
Đ ọ c    v à     n g ẫ m Ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác Nguyễn Cao Kỳ Duyên … Khi quay chương trình “Tôi Là Người Việt Nam 2”. Tôi được gặp nhiều nhân tài người Việt xuất sắc vượt trội trong các lãnh vực từ khoa học kỹ thuật đến nghệ thuật, nhưng có một điểm trùng hợp là họ đều giống nhau ở sự khiêm nhường. Ví dụ như Ông Trịnh Tiến Tinh, người sáng chế máy Dưỡng Sinh Động (Rotating Wall Bioreactor) đã được giải “NASA's Inventor of The Year 1992”. Ông là người Sáng Chế giỏi nhất năm 1992, nhưng năm 2011 NASA mới chính thức đưa tên ông vào NASA's Hall of Fame. Đây là một vinh dự hiếm quý trong đời người. Thế mà sau cuộc phỏng vấn trên sân khấu, ông Trịnh Tiến Tinh cứ một mực xin anh Ngạn cho phỏng vấn lại. Lý do? Vì anh Ngạn dùng chữ “Khoa học gia” khi giới thiệu ông. Ông cứ mãi đi theo hỏi "Anh Ngạn à... anh dùng chữ “Khoa học gia'” nghe to tát quá... mình có gì đâu"?! Trung tá Thomas Nguyễn là Cử nhân tại West Point. Học viện quân sự hàng đầ