Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2019

6068. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CÓ VẤN ĐỀ?

Hình ảnh
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CÓ VẤN ĐỀ? (PNTB) - Tôi không theo tôn giáo nào, nhưng tất cả các tôn giáo chính thống ở Việt Nam, tôi đều tôn trọng, trước hết là nhận thấy, giáo lý của các tôn giáo đều hướng thiện, đều dạy con người ta sống sao cho có đạo đức, nhất là đối với hai tôn giáo lớn nhất là Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa hiện có hàng chục triệu Phật tử, Con Chiên. Nhưng gần đây tôi thấy thất vọng về Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), khi tôn giáo này có những biến thái khác thường. Đặc biệt, nhân vụ án AVG, không hiểu sao GHPGVN lại ra văn bản “chạy án” cho Phạm Nhật Vũ? Bài viết dưới đây cho thấy những điều khó hiểu như vậy. ………………. Ra văn bản “chạy án” cho Phạm Nhật Vũ, Giáo hội VN muốn chứng tỏ uy quyền, đứng trên luật pháp? Bài của Tâm Bão, Chính trị Việt Nam/ By on Dec 18, 2019 Càng chạy theo hình thức, càng bám theo những thứ phù du thì đạo Phật càng mất đi cái gốc cao đẹp, càng nhanh đi đến sự thoái trào. Còn nhớ, một vị sư nổi tiếng ở Tây Tạng

6067. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật

Hình ảnh
"Hãy rửa tai để nghe lời nói thật" GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Đức Viên – Học viện Nông nghiệp. (PNTB): Bài viết quả là những lời nói thật có giá trị hiếm có trong hoàn cảnh quá nhiều giả dối. Tác giả chẳng những nêu  hiện tương mà còn chỉ ra nguyên nhân , không chỉ là thi cử trong Giáo dục. Hãy đọc và mong rằng chúng ta cùng chung tay xây dựng một xã hội TRUNG THỰC, VĂN MINH (Nguyễn Ngọc Dương) --------------------------------------------- (Dân trí)  - Trong một bài báo, nhà báo Hữu Thọ đã viết, đại ý: "Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát và cay đắng. ĐỂ BỆNH NÓI DỐI TRÀN LAN CHỦ YẾU LÀ TẠI NGƯỜI NGHE" - Đây là đoạn kết trong bài phân tích về nguyên nhân gian lận thi cử của GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Đức Viên – Học viện Nông nghiệp. --------------------------------------------- Hư danh và giả dối đang là hiện tượ

6066. Một thoáng Si Ma Cai.

Hình ảnh
Một thoáng Si Ma Cai Nguyễn Ngọc Dương (PNTB) Tác giả đang tác nghiệp tại chợ Cán Câu Hôm qua Thứ Bảy (14/12/2019), chú em Quốc Hồng, Trưởng đại diện báo Nhân dân tại Lào Cai đưa mấy lão già lên Si Ma Cai ‘cưỡi ngựa xem hoa’ một ngày. Đoạn đường khoảng một trăm cây số, leo hai cung đèo, mỗi cung khoảng 30 cây, điểm cuối là thị trấn Si Ma Cai, ở độ cao hơn 1000m so với mặt biển. Trong đoàn có Văn Cự, Văn Tông, Tuấn Lợi, Xuân Mẫn và gã lớn tuổi nhất: Ngọc Dương. Tất cả đều được gọi là các “nhà” khác nhau, nhưng có cái chung là “nhà hưu”, mà chưa ai chịu “hiu hiu”. Duy nhất chỉ có “khổ chủ” kiêm lái xe Quốc Hồng là đương kim Nhà báo.

6065. Thực ra phải là Xấu hổ ?

Hình ảnh
Thực ra phải là Xấu hổ ? ( PNTB ) - Báo Phapluatplus.vn hôm qua 9/12 đăng bài “Người dân buồn lắm Chủ tịch ơi!”, của tác giả “Bút Chì”. Thiết nghĩ, đúng ra thì không chỉ buồn , mà người dân còn quá xấu hổ khi có vị quan đứng đầu Thủ đô, đại diện cho hàng triệu dân, mà lại có hành vi trí trá, nói năng hàm hồ, xúc phạm vào những người đang giúp đỡ dân mình… Hành vi đó làm ô danh cho cả “Thủ đô ngàn năm văn hiến” và cho cả Dân tộc Việt Nam dẫu còn nghèo, nhưng chưa bao giờ chịu thấp hèn về nhân cách trước bạn bè quốc tế. Nếu biết tự trọng thì phải từ chức để cứu lấy chút danh dự cá nhân. ------------ “Người dân buồn lắm Chủ tịch ơi! Mấy ngày qua, dư luận thông tin việc tổ chức của Nhật Bản họ phản bác phát ngôn của Chủ tịch mình. Đọc, ngẫm mà buồn thay. Cả một dòng sông đen kịt, nổi tiếng cả đất nước về sự ô nhiễm, nhiều năm không được xử lý. Đến nỗi, cứ đi qua dòng Tô Lịch, người dân Thủ đô lại ngán ngẩm vì mầu đen và sự nồng nặc của hôi thối mỗi khi trời "tr

6064. Cũng là dối trá cả thôi ?

Hình ảnh
Cũng là dối trá cả thôi ? PNTB Bên cạnh tên ‘cúng cơm’, nhiều người còn có một hoặc vài cái DANH VỊ, được tổ chức hay xã hội công nhận. Đó là các chức danh như Chủ tịch, Bộ trưởng, Bí thư, Giám đốc…; đó là các học hàm, học vị như Giáo sư, Tiến sĩ…; đó là cấp bậc sĩ quan trong lực lượng vũ trang như Tướng, Tá; đó cũng là danh vị nghề nghiệp như Nhà báo, Nhà văn, Nghệ sĩ v.v… Những người có danh vị, ít nhiều cũng cảm thấy tự hào khi xuất hiện trước công chúng. Đó là tâm lý bình thường. Nhưng cứ nhăm nhăm tìm cách khoe khoang danh vị của mình, hoặc cố gắng tìm cách “giới thiệu” danh vị của cấp trên không phù hợp ngữ cảnh…thì nhiều khi trở thành kệch cỡm... Lý do giới thiệu thừa danh vị có thể bị chi phối bởi hội chứng nịnh bợ “không trong sáng”, hoặc sợ “phạm húy”, làm mếch lòng thượng cấp?

6063. Sa Pa không lặng lẽ

Hình ảnh
Sa Pa không lặng lẽ PNTB Thị trấn Sa Pa nhìn từ đường xuống bản Cát Cát dày đặc các công trình xây dựng phủ kín khắp các sườn đồi. (Ảnh: Việt Linh/Dân Việt) Chắc không mấy ai không biết đến truyện ngắn nổi tiếng “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long công bố năm 1970, sau này được bộ Giáo dục đưa vào chương trình ngữ văn 9. Năm 2009, trong một chuyến qua Than Uyên (Lai Châu), tôi được bạn bè giới thiệu gặp một trong ba nguyên mẫu của truyện là nhân vật chính “Anh thanh niên trạm khí tượng – thủy văn Sa Pa”. Ông là Lê Văn Sử. Chúng tôi đã tạt vào thăm ngôi nhà xập xệ của ông cạnh chợ Than Uyên, và tôi đã chụp cho ông Sử một bức chân dung (ảnh trong bài). Nay được biết, ông đã về với tổ tiên.