5653. Cô bé bị bỏ rơi ở chợ gặp bố mẹ đẻ sau 20 năm

CÔ BÉ BỊ BỎ RƠI Ở CHỢ GẶP BỐ MẸ ĐẺ SAU 20 NĂM.
Ảnh chụp màn hình: Sau 20 năm, lần đầu tiên
gặp bố mẹ đẻ. Kati Pohler (áo đen ngồi giữa)
PNTB: Câu chuyện vô cùng xúc động khi xem clip này. Do lỗi kỹ thuật, không tải được clip, PNTB đành gỡ băng in lời thuyết minh (bằng tiếng Việt) ra phục vụ bạn đọc. Xem xong mới hiểu tất cả bi kịch chung quy cũng bởi "Họ bị tắc, họ bị mắc kẹt trong một hệ thống đầy sai lầm"! 
---------------------------------------------
Kati Pohler đến Trung Quốc để gặp bố mẹ đẻ mình - Fenxiang và LidaHọ đã đợi 20 năm để gặp cô.

Lida (Mẹ đẻ của Kati): - Tôi thấy nó rồi !
Fenxiang (bố đẻ Kati): Đâu? -  Kia kìa !

Kati: “Tôi được nhận làm con nuôi từ Trung Quốc khi tôi mới 1 tuổi".

Ruth (mẹ nuôi Kati): “Cháu hỏi tôi, cháu từ bụng ai ra: “Có phải con từ bụng mẹ ra không?”. Và tôi nói: “Không, con không từ bụng mẹ ra. Con từ bụng một người phụ nữ ở Trung Quốc ra. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ”. Thế là cháu chạy đi chơi, làm chuyện khác. Cháu chỉ cần biết có vậy, cháu hài lòng với câu trả lời”.

Kati: “Có những lúc tôi cũng tò mò nhưng chẳng ai đề cập đến chuyện này cả”.

Trong hàng chục năm, Trung Quốc có chính sách một con. Những ai có hơn một con bị phạt rất nặng, chẳng hạn nộp số tiền phạt lớn, bị ép phá thai hay triệt sản.

Năm 1994, khi Lida và Fenxiang biết họ có đứa con thứ hai, họ giữ bí mật.

Fenxiang (bố đẻ): “Nếu tôi phá thai thì tôi sẽ rất ân hận. Tôi nghĩ, cho dù chúng tôi không có điều kiện để nuôi cháu, chúng tôi có thể cho cháu đi. Khi cháu được 3 ngày tuổi. tôi pha sữa, tôi bế cháu và ôm cháu một lúc. Rồi tôi bế cháu ra chợ. Cháu không khóc. Cháu đang ngủ say. Tôi hôn nhẹ cháu và biết đó là lúc chia tay….

Ken và Ruth từ Michigan sang Trung Quốc để nhận cô bé làm con nuôi.
Ảnh chụp màn hình
Ken: “Trại trẻ mồ côi đưa chúng tôi tờ giấy bằng tiếng Trung, lời nhắn của bố mẹ đẻ: “Vì nghèo khó và các lý do khác, chúng tôi không còn cách nào ngoài bỏ rơi con gái bé bỏng của chúng tôi trên đường phố. Nếu ông bà thương chúng tôi hãy gặp chúng tôi trên chiếc Cầu Gãy ở Hàng Châu 10 hay 20 năm nữa”. Kể từ năm 2004, năm nào tôi cũng đến Cầu Gãy...

Mẹ đẻ (Lida): “Tôi biết không có nhiều hy vọng nhưng tôi vẫn cứ đợi”.

Kati không biết gì về chuyện này, cho đến năm ngoái, khi cô 20 tuổi.

Kati: “Khi lớn lên, thực ra tôi không đặt câu hỏi. Có một lần trong xe hơi, tôi hỏi mẹ: “Mẹ biết những gì về chuyện nhận con làm con nuôi?”. Và mẹ tôi nói: “Ừ, có chuyện này, đáng lẽ ba mẹ phải kể với con từ lâu rồi”. Tôi nói: “Ôi, chuyện này nghe thú vị đấy”. Tôi nghĩ điều tôi sợ nhất khi đến gặp gia đình ruột của mình là tôi sẽ làm cho họ thất vọng. Trên nhiều phương diện, họ cảm thấy họ đã bỏ rơi tôi. Nhưng tôi biết họ phải trải qua đau đớn chừng nào”.

Bố đẻ (Fenxiang): “Tôi biết nói gì khi chúng tôi gặp cháu? Có nên nói lời xin lỗi không? Chúng tôi có xin lỗi hàng chục ngàn lần cũng không đủ.”

Kati và bố mẹ đẻ cuối cùng cũng gặp nhau trên chiếc Cầu Gãy.

Mẹ đẻ (Lida): “Tôi sẽ ôm chầm lấy cháu không chút ngần ngại và xin cháu tha thứ”.

Lida: “Tôi vừa thấy nó !"
Fenxiang: Bên nào?. Lida: “Kia kìa….”

Lida chạy lại ôm chầm lấy đứa con gái đứt ruột đẻ ra từ lúc lọt lòng, đến nay 20 năm chưa từng nhìn thấy mặt. Vừa nói vừa nức nở khóc: “Cuối cùng mẹ đã được thấy con. Mẹ rất xin lỗi. Cuối cùng mẹ đã gặp con…”

Kati: “Con trông giống mẹ quá nhưng con không hiểu mẹ đang nói gì?

Lida: “Con yêu, hãy về nhà nào...".

Họ bị tắc, họ bị mắc kẹt trong một hệ thống đầy sai lầm.

Kati: “Có rất nhiều khoảnh khắc nhỏ khi tôi thấy họ yêu thương tôi đến chừng nào".

Ken (bố nuôi): “Chúng tôi yêu cháu hết lòng và cháu biết điều đó. Hôm nay chúng tôi không mất gì. Chúng tôi không mất gì cả. Chúng tôi mừng cho cháu. Mừng là cháu đã tới đây.

Ruth (mẹ nuôi): “Tôi hy vọng là cháu sẽ cảm thấy bình an và toại nguyện trong thâm tâm.

Kati: “Thật là tuyệt theo nhiều cách khác nhau nhưng với tôi nhất định là thỏa nguyện. Tình yêu thương gần như choáng ngợp. Tôi biết bố mẹ nuôi yêu tôi và giờ đây tôi có được tình yêu thương khác mà tôi chưa từng biết đến nhưng vẫn luôn tồn tại.”.

(NND gỡ băng Video của BBC)
Xem Video Ở ĐÂY

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.