5565. Sự sắp xếp của thầy giáo suýt chút nữa hủy diệt cả thế giới
Bí
mật của Hitler: Sự sắp xếp của thầy giáo suýt chút nữa hủy diệt cả thế giới
Việc không phân biệt tốt xấu, đúng sai, dùng thành tích mà tiến hành “định giá” học sinh, thầy giáo đã không chỉ làm tổn hại đến danh dự mà còn đè nén sự phát triển lành mạnh nhân cách của học sinh, đây không phải là giáo dục chân chính, mà là sự ngược đãi tinh thần.
Một thầy giáo đã dùng một phương cách xưa cũ để thưởng
phạt học sinh, đó là: Căn cứ vào thành tích học tập để sắp xếp chỗ ngồi cho học
sinh trong lúc chụp ảnh tại lễ tốt nghiệp. Cách làm này vô tình đã góp phần tạo
ra một kẻ độc tài trong lịch sử.
Theo cách đó, những học sinh ưu tú được ngồi gần hiệu trưởng và
thầy giáo ở phía trước – nơi tập trung ánh đèn chiếu vào. Những học sinh yếu
kém phải ngồi xa hiệu trưởng và thầy giáo, ngồi co cụm ở phía sau và ở trong
những góc khuất.
Bức ảnh chụp tại lễ tốt nghiệp này sở dĩ trở nên nổi tiếng lẫy
lừng như vậy là vì trong đó thể hiện sự trái biệt rõ ràng của hai học sinh. Một
em có thành tích tốt được xếp ngồi bên cạnh thầy hiệu trưởng, trong lòng hưng
phấn, ánh mắt sáng ngời. Còn một em học sinh yếu kém 11 tuổi, đứng ở hàng sau
cùng, hai tay khoanh trước ngực với thái độ cẩu thả và bất bình.
Cách thức giáo dục như vậy, thiên đường của một người nào
đó, thì tất nhiên có thể sẽ là địa ngục của một người khác.
Rất nhiều năm sau đó, tâm lý bị lệch lạc của học sinh yếu kém
đó, cộng với việc cực khổ muốn trở thành họa sĩ hạng hai mà không được, đến đâu
đều bị nhìn với ánh mắt lạnh lùng, đến đâu cũng là sự chế nhạo, ngay cả làm một
họa sĩ thấp kém cũng không được, vật lộn thế nào cũng không xong, cuối cùng anh
ta bực bội và tức giận với chính bản thân mình. Về sau này, anh ta đã biến
thành “tên đồ tể”, giết người không ghê tay, thậm chí anh ta còn muốn tiêu diệt
chủng tộc người Do Thái thông minh. Học sinh yếu kém này, có tên gọi là Adolf
Hitler, thần kinh hắn khá điên loạn, suýt chút nữa đã hủy diệt cả thế giới.
![]() |
Người học sinh yếu kém này, tên của anh ta là Adolf Hitler, thần kinh hắn khá điên loạn, suýt chút nữa đã hủy diệt cả thế giới. (Getty images) |
Trong cuốn sách “Cuộc tranh đấu của tôi”, Hitler tiết lộ, lý do
hắn chống lại người Do Thái là vì bị một học sinh Do Thái khiêu khích, sau đó
sự việc càng nghiêm trọng hơn, cuối cùng không thể kiềm nén. Đây là vòng đầu
tiên trong chuỗi dây xích hận thù “Trại tập trung Auschwitz” và cũng là nạn
diệt chủng sau này.
Vậy, người học sinh Do Thái mà Hitler hận đến tận xương tủy là
ai? Tất cả chứng cứ đều hướng về bức ảnh này, hướng về phía Linz – cậu học sinh
giỏi ngồi bên cạnh thầy hiệu trưởng ở trong bức ảnh. Cậu bé này sau khi trưởng
thành đã trở thành một trong những nhà triết học có tầm ảnh hưởng nhất của thế
kỷ 20. Khi nói đến ông, người ta nghĩ ngay đến một nhà logic học, một nhà triết
học, ông đã dùng tư tưởng triết học của mình mà cải biến cả thế giới. Ông tên
là Ludwig Wittgenstein.
![]() |
Ludwig Wittgenstein |
Khi còn là học sinh tiểu học, Wittgenstein là bạn học cùng lớp
với Hilter, là người Do Thái và đặc biệt rất thông mình, ông cũng rất được thầy
giáo sủng ái, xem như là báu vật. Học sinh giỏi và học sinh yếu, một bên
được đưa lên “thiên đường”, còn một bên bị đẩy xuống “địa ngục”. Thầy giáo đối
đãi với họ, một bên thì giận giữ như “núi lửa”, một bên lại bao dung như “đại
dương”.
Cái bóng của thời niên thiếu chính là vận mệnh của tương
lai. Ai cũng không ngờ được rằng nỗi oán hận trong lòng Hitler lại sâu nặng như
vậy, đến nỗi sau này đã tạo thành đại họa trong lịch sử nhân loại.
Người sống khép kín nếu gặp phải sự kỳ thị thì rất khó
mà phát triển lành mạnh; nếu họ gặp phải sự đối đãi bất công trong xã
hội thì có thể sẽ khiến cho tâm hồn họ hoàn toàn bị méo mó. Một người có
tâm hồn bị méo mó lệch lạc, họ có thể sẽ trả thù cả cái thế giới này.
Tại sao có thể phát sinh hậu quả xấu to lớn đến thế? Những điều
này đáng để chúng ta suy ngẫm sâu xa.
Trước tiên, thầy giáo sắp xếp chỗ ngồi như vậy là theo ý muốn
chủ quan.
Thầy giáo sắp xếp chỗ ngồi như vậy là vì muốn khen thưởng những
học sinh đạt được thành tích cao, là khách quan để cho những học sinh có thành
tích cao có cảm giác thành công và vinh dự, cũng là khích lệ họ cố gắng giữ
vững “vị trí” của mình. Đồng thời để cho những học sinh yếu kém, nhận lấy sự
trừng phạt và chế giễu, lại ám thị cho họ rằng, đây là vị trí của họ trong lớp
học, rất có thể chính là vị trí trong cuộc sống tương lai sau này, kích thích ý
thức về nguy cơ của họ, tự biết xấu hổ mà gan dạ và cố gắng hơn để đuổi theo,
nếu không sẽ thành một người bỏ đi.
Tuy nhiên, vấn đề là mong muốn chủ quan của thầy giáo chỉ là một
trạng thái lý tưởng. Ý kiến của thầy giáo xuất phát từ quan niệm: Tất cả
học sinh nhờ nỗ lực đều có thể đạt được “thành tích tốt”, tất cả học sinh có
“thành tích tốt” đều là nỗ lực mà có được. Đạo lý tương đồng là, tất cả học
sinh có “thành tích kém” đều là do không cố gắng nỗ lực, tất cả học sinh không
nỗ lực đều sẽ có “thành tích kém”.
Đúng là quan niệm này có tồn tại vấn đề lớn. Có học sinh
không hề nỗ lực, nhưng thành tích lại tốt; có học sinh học đến bạc cả đầu, khổ
sở vì học thậm chí chết vì học, nhưng thành tích không hề thấy khởi sắc.
Hơn nữa, thành tích học tập của học sinh còn có liên quan đến
rất nhiều yếu tố, ví dụ như sự phát triển của môi trường học tập, tình trạng
sức khỏe, còn có một nguyên nhân rất quan trọng không thể bỏ qua, thành tích
học tập có liên quan chặt chẽ với trình độ dạy học của giáo viên.
Trừng phạt người thất bại, người thất bại này không nhất định là
người lười biếng, thậm chí có khả năng còn là một người chăm chỉ, chỉ là học
tập không đúng phương pháp, mà người học không đúng phương pháp này có khả năng
lại là vì thầy giáo không làm tròn trách nhiệm.
Việc không phân biệt tốt xấu, đúng sai, dùng thành tích
mà tiến hành “định giá” học sinh, thầy giáo đã không chỉ làm tổn hại đến danh
dự mà còn đè nén sự phát triển lành mạnh nhân cách của học sinh, đây
không phải là giáo dục chân chính, mà là sự ngược đãi tinh thần.
Trường học là nơi dạy dỗ con người hướng đến Chân Thiện Mỹ, là
một nơi với tư tưởng rộng mở tự do, với tinh thần sáng suốt minh tỏ, không phải
là nơi thi đấu cạnh tranh của điểm số. Lùi một vạn bước mà nói (khiêm nhường mà
nói), cho dù học sinh vì lười biếng mà đạt thành tích không tốt, nhưng đã cố
gắng hết sức, thì cũng không thể lấy thái độ kỳ thị như vậy mà đối đãi. Giáo
dục không phải chỉ cần nhìn đến những điểm số lạnh lùng đó, mà nên nhìn đến
thực tế cuộc sống của con người.
Giáo dục không chỉ là muốn truyền đạt cho học sinh các
điểm số để đánh giá, mà còn cần truyền đạt cho học sinh sự công bằng, chính
nghĩa, dân chủ và nhân ái, còn có lòng từ bi và sự khoan dung… Điều mà vẫn luôn
bị xem nhẹ.
Theo Secretchina
Nam Quân biên dịch
Nam Quân biên dịch
(Đại Kỷ nguyên)
Nhận xét