6205. Tại sao người Nhật có nhiều cái tốt?

Tại sao người Nhật có nhiều cái tốt?

PNTB/Ngọc Dương


Karl Marx có một luận điểm: “Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tạo ra hoàn cảnh”.

Có thể hiểu: Con người (về mặt bản chất) được sinh ra và lớn lên ở mỗi quốc gia – dân tộc với một chế độ xã hội nhất định thì tất yếu sẽ bị chi phối bởi chế độ xã hội đó. Theo Marx, tuyệt nhiên không có con người nói chung, dù đều là xương là thịt, là trái tim khối óc…, mà chỉ có những con người cụ thể trong một xã hội lịch sử - cụ thể. Do vậy, về nhân cách, phẩm chất, đạo đức, lối sống, hành xử văn hóa… của con người ở những chế độ xã hội khác nhau thì nhìn chung không giống nhau. Thành ngữ Việt từ xưa đã có câu: “Rau nào sâu ấy”.

Lâu nay truyền thông cho hay, có rất nhiều bài viết về văn hóa ứng xử của người Nhật rất “khác người”. Kể từ 2011, khi nước Nhật bị thảm họa kép, thì những phẩm chất tuyệt vời của người Nhật được bộc lộ càng rõ. Trong một bài viết trên báo Nhân dân có đoạn: “Từ bàng hoàng xúc động trước cảnh thiên tai tàn phá vùng đông bắc Nhật Bản, người dân trên thế giới chuyển sang khâm phục thái độ và cách hành xử tuyệt vời của người Nhật trong thảm họa”. 

https://nhandan.vn/theo-dong-su-kien/nhat-ban-kien-cuong-trong-tham-hoa-kep-604022/

Tháng 6/ 2017, trong một chuyến sang thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán VN và đại diện cộng đồng người Việt tại Nhật đã hết lời ca ngợi “tinh thần Nhật Bản”. Ông nói: “Chúng ta nhớ thảm họa động đất, sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản. Chúng ta thấy hình ảnh gì của dân tộc Nhật Bản mà có thể là bài học cho lớp trẻ chúng ta hay không? Chúng ta thấy họ mất mát như thế nhưng trật tự xếp hàng lấy bánh mì, đồ ăn, không hề có sự lộn xộn. Hay ví dụ có một em bé 9 tuổi đã nhường phần ăn của mình cho người già trong lúc khó khăn như vậy…”

https://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-ca-ngoi-be-9-tuoi-nhuong-phan-an-cho-nguoi-gia-o-nhat-ban-20170605070105751.htm

Những đức tính ấy của người Nhật là do sự ảnh hưởng trực tiếp, liên tục từ thực tiễn của cái chế độ xã hội họ đang sống, mà Karl Marx gọi là Hoàn cảnh. “Hoàn cảnh (ấy) tạo ra con người trong chừng mực mà con người (ấy) tạo ra hoàn cảnh”.

Đó là một luận điểm biện chứng – khoa học. Nó phản ánh mối quan hệ giữa Hoàn cảnhCon ngườiCon ngườiHoàn cảnh luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau như một dòng chảy không ngừng, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hai yếu tố Xã hội (hoàn cảnh) và Con người luôn bổ sung cho nhau, “sửa chữa” nhau liên tục để xã hội ngày càng tốt lên, đẹp lên, nâng tầm văn hóa của con người lên, chứ không bị “xuống cấp thảm hại” như những quốc gia – dân tộc yếu kém hoặc/và sai lầm về Văn hóaGiáo dục.

Một ví dụ điển hình về Giáo dục của xã hội Nhật Bản– yếu tố tác động đến việc hình thành con người Nhật từ đầu đời, là “Trẻ em ở Nhật Bản được dạy dỗ khác với các nước khác như thế nào”, đã nêu: “Nếu có ba điều để nói về nền Giáo dục Nhật Bản, Samurai Tour sẽ chọn: 1.Nhân cách, 2.Trách nhiệm và 3.Tính dân tộc…”. Theo Samurai Tour:

https://dulichnhatban.net/amazing/tre-em-o-nhat-ban-duoc-day-do-khac-vii-cac-nuic-khac-nhu-the-nao-297


Với ba yếu tố đó, trọng tâm hàng đầu trong giáo dục Nhật bản là “dạy làm người” – một nền giáo dục dạy làm người trước khi dạy tri thức.

 

Theo nhiều nguồn tin cho hay, ở trường học Nhật Bản, tất cả các học sinh sẽ không phải thi cử cho tới khi lên lớp 4 tức 10 tuổi. Người Nhật tin rằng 3 năm đầu tiểu học là thời điểm tốt nhất để trẻ nhỏ có thể rèn luyện nhân cách, xây dựng đức tính tốtphát triển con người theo hướng toàn diện. Rõ ràng đó không phải là khẩu hiệu tươi rói, mà là cơ chế giáo dục.


Dọn vệ sinh lớp học đã trở thành "môn học chính khóa" của học sinh Nhật Bản.


Ở trường học Nhật Bản không có lao công. Học sinh phải tự làm vệ sinh và dọn dẹp trường học, phải tự mình dọn dẹp căng tin, lớp học và thậm chí cả toilet. Công việc tưởng chừng như không sạch sẽ, đổ mồ hôi và vất vả nhưng điều đó lại giúp các em tự rèn luyện bản thân, làm việc theo nhóm, tôn trọng công việc và thành quả lao động của bản thân cũng như của người khác.

Trái lại, khi một xã hội luôn coi trọng thái quá những hình thức bề ngoài như “phong trào thi đua”, “điểm số”, “bằng cấp”…, thì đương nhiên nó tạo môi trường phát sinh bệnh giả dối để lấy thành tích. Nhỏ là quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử, báo cáo láo, học sinh lớp 6 không biết đọc, biết viết vẫn cho lên lớp để… đạt chỉ tiêu. Lớn hơn là mua, bán bằng cấp để chen chân vào chốn quan trường, nhằm vinh thân phì gia…  

Bệnh thành tíchGiả dối là hai anh em sinh đôi, nó vùi dập đức tính trung thực, vùi dập ý thức cộng đồng, thiếu tôn trọng người khác… Nó là cơ sở của ăn cắp, của bệnh tham lam, ích kỷ và mầm mống của tham nhũng… Một xã hội có nhiều con người như thế thì khi thấy xe hàng đổ, người ta chen nhau ra hôi của là không có gì lạ…


Còn ở Nhật Bản, một xã hội như thế tất yếu phải sinh ra những con người như thế. Đến lượt nó, những con người như thế khi tham gia chính sự, chắc chắn họ sẽ có những quyết sách thông minh để xã hội của họ từng bước tiến bộ, văn minh … khiến thế giới phải ngưỡng mộ.

 

Có thể nói, người Nhật có những đức tính ‘khác người’: cái tốt trội hơn cái xấu  hoặc cả một số quốc gia – dân tộc khác cái xấu lấn át cái tốt, đều là những minh chứng cho luận điểm của Karl Marx: “Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tạo ra hoàn cảnh”.

 

Tất nhiên, Con người ở mỗi quốc gia – dân tộc đều tồn tại cả Cái tốtCái xấu. Nhưng nếu Cái xấu trội hơn và có xu hướng bất trị, thì những người Quản trị quốc gia phải điều chỉnh những yếu tố sinh ra cái xấu từ chính thể chế xã hội đó, để làm cho xã hội dần dần tốt lên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.