4690. Đường trường trong rừng

Đường trường trong rừng
(Làn điệu Chèo cổ)

Lời thơ:

Cô bay ơi sao ở mãi trong rừng
Chim kêu vượn hót nửa mừng nửa lo

Trót sa chân bước xuống mạn đò

Sông sâu nào vắn khôn dò tới nơi

Gió hiu hiu buồm chạy ra khơi

Một con chèo quế khôn bơi bể hồ

Nhác trông lên (cánh ghềnh) đá mọc lô xô

Mặt sông lai láng nước (bể) hồ trong xanh

Suốt đêm đông trường năn nỉ cùng anh…

(Thể thơ 6 – 8 phá cách).
Xuất xứ nội dung: Đây là làn điệu chèo nằm trong Hệ thống làn điệu Đường trường, hát ngoài tích trò. Nội dung nói về tâm sự của một cô gái lạc đến vùng đất lạ, như “chim chích vào rừng”, vì thế tâm trạng nửa mừng, nửa lo, chưa biết nhân tình thế thái ra sao. Đã trót sa chân bước xuống mạn đò, “làm kiếp lênh đênh đò dọc, bất định, giang hồ, không biết đi về đâu”. Nhìn lên bờ thì ghềnh đá lô xô, ngó xuống dưới chỉ thấy nước (bể) hồ trong xanh… Cô nàng đành “năn nỉ cùng anh”, phó thác cho số phận…
Hát bài này, mình nhớ đến số phận của nhiều cô gái Việt hiện nay với nhiều lý do khác nhau đã lang bạt nơi đất khách quê người, làm dâu ngoại quốc như Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tính chất của làn điệu: Thường dùng để tả cảnh, tả tình, sâu lắng, chơi vơi. Như Truyện Kiều viết: “Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì vậy, nét nhạc của làn điệu thiết tha, trầm lắng, suy tư, bất lực. Cấu trúc giai điệu có nhảy quãng xa, nên đây là một trong những làn điệu khó hát, cần sử dụng nhiều đến “giọng giả”. Khi nối giữa  giọng giả với giọng thật, dễ bị đứt quãng, hụt hơi, nếu không xử lý tốt kỹ thuật thanh nhạc trong hát chèo.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Hát chèo của Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết/ Những làn điệu chèo cổ chọn lọc của Hoàng Kiều, Hà Hoa, NXB Văn hóa Thông tin, H, 2007)'
Dưới đây là bài Đường trường trong rừng, NND thể hiện.

 Đường trường trong rừng
(Hát Chèo lời cổ)
Trình bầy: Ngọc Dương

Nhận xét

Unknown đã nói…
bác có thể nói giúp cho cháu hiểu tác dụng của nhịp nội và nhịp ngoại trong hát chèo không ạ ???
Nhịp, nói chung là đánh dấu độ dài của một đơn vị nhịp hát. Nhịp nội đánh vào chữ nhả ra trong khi hát, nhịp ngoại đánh vào khoảng giữa hai chữ nhả ra trong khi hát. Nhờ nhịp nội và nhịp ngoại người ta mới có thể hát được đúng trường độ của giai điệu bài hát chèo.

Bạn muốn hiểu kỹ hơn thì viết thư vào email cho tôi.
Cám ơn bạn đã quan tâm kỹ thuật Hát Chèo.

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.