5777. LĂNG KÍNH MÀU HỒNG
LĂNG KÍNH MÀU
HỒNG
![]() |
Phát triển đặc khu kinh tế là một thử nghiệm chính sách. Và như mọi thử nghiệm khác, nó có thể thành công hay thất bại (Dân Việt). |
Chính vì lối
tư duy ngắn hạn dựa trên lòng tham chỉ nhìn thấy được những món lợi trước mắt
nên cứ nghĩ đầu tư một đồng mà đòi lấy được của thiên hạ hàng trăm đồng (một
vốn mà trăm lời), thành ra họ không lường đến được các hậu hoạ có thể gặp phải
mang tính lâu dài về sau. Những kẻ dạy làm giàu theo mô hình đa cấp lúc nào
cũng tuyên bố rằng nếu ai đó bỏ ra đầu tư một thì sẽ nhận về tới hàng trăm,
thậm chí hàng nghìn lần con số đó mà hầu như không phải làm gì. Nghe đến như
vậy thì ai cũng đều ham hố, nhưng họ không biết là sau đấy những kẻ đầu tư vào
đó đã gặp những cảnh khốn cùng như thế nào.
Việt Nam
không có đủ nhân lực, cơ sở vật chất và tiềm lực về lĩnh vực công nghệ. Thế
giới đã đánh giá Việt Nam không đủ yếu tố để (sẵn sàng) chuẩn bị cho cuộc cách
mạng 4.0 và như chính chúng ta cũng thừa nhận mới đây rằng mục tiêu cho phát
triển công nghiệp đến năm 2020 về cơ bản đã hoàn toàn thất bại. Vậy việc thành
lập đặc khu ngoài ngành du lịch và dịch vụ kiểu như cờ bạc ra thì cũng không có
lĩnh vực nào khác để đầu tư.
Và chúng ta
cũng không có gì ngoài đất đai và ưu đãi thuế, nhân công dồi dào nhưng rẻ mạt
cùng nguy cơ luôn phải đánh đổi môi trường, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến an
ninh quốc gia, nếu một khi chấp nhận sự hiện diện của những nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biệt là người Trung Hoa. Mà sợ nhất là sau này chúng ta sẽ phải trả
những món nợ khổng lồ và đắt giá kiểu như Sri Lanka đang phải gánh chịu đối với
Trung Quốc. Tân Thủ tướng Malaysia đã nhìn ra điều này nên đã ngay lập tức cho
chấm dứt hợp đồng có giá trị hàng tỷ đô la đối với nước này để đảm bảo vấn đề
an ninh quốc gia.
Mô hình đặc
khu kinh tế hầu hết là không thành công và nó đem lại nhiều bất ổn hơn là những
gì nó đạt được. Chúng ta cũng không có lợi thế về nhân lực, về cơ sở hạ tầng,
về khả năng kiểm soát sự thất thường của các nước lớn. Trong khi các đặc khu
này chủ yếu nằm ở vị trí quan trọng về địa chính trị lẫn chiến lược.
Nếu chỉ vì
mục đích tăng trưởng kinh tế đơn thuần thì rõ ràng nền kinh tế của chúng ta lúc
nào cũng thấy báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ, kể cả trong lúc thế giới khủng hoảng
và đầy rẫy khó khăn mà ta vẫn cứ tăng trưởng trên 6.7%. Vậy chúng ta đâu cần
đặc khu trong việc phát triển kinh tế nữa?
Và với việc
chúng ta vẫn thường xuyên than phiền về việc các tập đoàn lớn như Cocacola hay
Samsung nộp thuế rất ít hay Formosa là một ví dụ điển hình về thảm hoạ môi
trường, vậy khi thành lập các đặc khu thì chúng ta làm sao thu được thuế và
quản lý hiệu quả những hoạt động của những nhà đầu tư lọc lõi nước ngoài với
hàng loạt loại và mức ưu đãi thuế, với chính sách đặc thù, luật pháp và thể chế
riêng biệt?
Luật pháp
còn chưa làm rõ được rất nhiều vấn đề quan trọng nhưng chúng ta đã vội vàng đem
ra bàn thảo và nhất quyết phải thông qua bằng được theo kiểu “không tranh luận
nữa, hãy làm đi”?
Cương quyết
là tốt, linh hoạt và nhanh gọn trong quyết định là một lợi thế, nhưng đây là
một vấn đề đặc biệt lớn mà lại liên quan đến rất nhiều vấn đề đại sự của quốc
gia, hơn thế là còn về mặt lâu dài sau này.
Trung Quốc họ khác chúng ta rất nhiều ở vấn đề là làm việc triệt
để một khi họ đã hành động, còn chúng ta thì thường hời hợt, nửa vời, không có
chiều sâu và luôn trong tình trạng rời rạc (không đồng bộ hệ thống). Vậy với
tầm vóc như thế thì có thể làm được ra trò hay không? Mà điều cốt yếu nhất là
bản thân chúng ta cần phải thay đổi và cởi mở trên diện rộng là toàn bộ đất
nước chứ không chỉ vài đơn vị hành chính cấp huyện nhưng lại ở những vị trí
hiểm yếu nhất về quân sự.
Nhận xét