6258. Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Việt Nam cần được

‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Muốn “cất cánh”, một quốc gia phải thực sự đi bằng con đường phát triển khoa học & công nghệ, bằng nguồn lực trí tuệ con người Việt Nam.

Từ năm 1996, Trung ương đảng đã ra Nghị quyết “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”.

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/nghi-quyet-02-nq-hntw-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-127646.aspx  

Có thể nói, Nghị quyết này có rất nhiều tham vọng phát triển Khoa học & Công nghệ để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Hồi đó có nhiều người đọc Nghị quyết xong đã nằm trên giường tưởng tượng rằng, nước Việt Nam thân yêu của mình sắp thành “rồng”, thành “phượng” rồi – một ý tưởng “tự sướng” ngoạn mục.

Nhưng thực tế sau 16 năm, đến năm 2000, Việt Nam vẫn không thấy trở thành nước công nghiệp. Còn sự phát triển Khoa học, Công nghệ để “hiện đại hóa đất nước” thì hầu như vẫn nguyên… mùi thơm của giấy!


Tuy nhiên, nhìn ở góc cạnh khác thì mấy chục năm qua, nhiều tài liệu cho thấy, “thành tích tăng trưởng của Việt Nam rất đáng tự hào”. Sự tăng trưởng đó được đánh giá bằng các chỉ số GDP. (Có thể tham khảo ở nhiều báo chí chính thống trên mạng)

Những “thành tích đó khiến ai nghe cũng thấy “sướng cái lỗ nhĩ”! Tuy nhiên có nhiều người chưa rõ những con số “tăng trưởng” ấy dựa vào đâu?

Bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng, ta cứ dựa mãi vào ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN do cha ông để lại mà “đào”, mà “bới”… thì khác gì “gà què ăn quẩn cối xay”! Bởi những nguồn lực đó đâu phải vô hạn?

Tại sao cho đến nay “tăng trưởng cao”, đội ngũ bằng cấp nhiều vô kể, không thua kém quốc gia nào, thậm chí chưa bao giờ ra ngõ là gặp giáo sư, tiến sĩ như bây giờ. Nhưng khoa học, công nghệ thì không tiến bộ, đất nước chưa thực sự phát triển bằng nguồn lực con người Việt Nam?

TS Nguyễn Ngọc Chu viết:

“Từ năm 1986 đến nay, Đại hội nào cũng đề ra các chỉ tiêu kinh tế với số liệu cụ thể về GDP, song chưa hề có Đại hội nào đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng về sở hữu các công nghệ tiên tiến - để tự sản xuất, thay thế và cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.

“Khi các lãnh đạo cấp cao mà không đặt mục tiêu về sở hữu công nghệ tiên tiến, thì các doanh nghiệp tỷ phú Việt Nam sẽ mải đi kiếm tiền trong bất động sản, dịch vụ và thương mại.

“Đã đến lúc chính các lãnh đạo cao nhất của nhà nước cần đặt mục tiêu về sở hữu công nghệ tiên tiến. Đã đến lúc cần có chiến lược để các doanh nghiệp tỷ phú Việt Nam tập trung đầu tư cho công nghệ”.

TS Nguyễn Ngọc Chu nêu những ý kiến đó trong bài “Cần có chiến lược để các doanh nghiệp tỷ phú Việt Nam đầu tư cho công nghệ”

Đó là những ý kiến chân thành của một trí thức có trách nhiệm với Tổ Quốc.

Xem toàn bài ở đây: https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2525157054284376?__cft__[0]=AZVaZpEHpKKKsgxw6uDAChkFMc1RRvIGh_Q5mzXSod2nw3x16wnbXarnFr6F4ZNdYIkyyzxgQL-bTYehO6r-MD3j-dshaMDypfI_8UZvq4EK-xWldHRRGVZ4z1uEl3nLsOY&__tn__=%2CO%2CP-R

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.