6266. Phát triển bền vững phụ thuộc cung cách làm ăn?

Phát triển bền vững phụ thuộc cung cách làm ăn?

Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB

 


Kể từ sau “đổi mới” 1986, Việt Nam đã chuyển sang một cung cách làm ăn hoàn toàn khác thời kỳ trước đó. Cung cách ấy là một nội dung của “Đổi mới”. Nó đã có tác dụng tức thời tháo gỡ những bế tắc trong nền kinh tế “tập trung quan liêu bao cấp”, khiến nền kinh tế kéo theo chế độ xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ, cho nên Tổng Bí thư trường Chinh phải phải đặt lên bàn câu hỏi “Đổi mới hay là chết?”…

Đại hội VI (1986) là dấu ấn cực kỳ quan trọng cứu vãn đất nước… Nhưng sau 35 năm, nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển đất nước nay đã “hết dư địa”, cần phải tiếp tục đổi mới. Và sự đổi mới lần 2, sẽ có rất nhiều việc phải làm.

Một trong những việc đó là sự “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” mà cả trong chủ trương của Đảng, Nhà nước và phát biểu của nhiều vị lãnh đạo lâu nay từng nói, nhưng chưa làm được.

Phát triển bền vững, nói nôm na là “ăn bữa hôm phải lo bữa mai”, là phải tránh xa thói “ăn xổi ở thì” … dẫn đến sự bất ổn xã hội.

Ở đây, tôi chỉ nói riêng về một khía cạnh rất quan trọng là Phát triển bền vững trong việc KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN của một đất nước “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” do cha ông để lại.

Khai thác như thế nào để bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững vẫn đang là một câu hỏi lớn trước thực tế đã thấy rõ…

Rất may cho chúng ta đã có câu trả lời - một công trình khoa học - cuốn sách có tên:  “BƯỚC NGOẶT THIÊN NIÊN KỶ ĐÀO MỎ NƠI ĐÂU” của tiến sĩ khoa học Nicolae Bud (Romania), người suốt đời tâm huyết và đam mê với ngành khai thác khoáng sản. Cuốn sách được nhà văn, nhà báo, dịch giả Phạm Viết Đào chuyển ngữ, ra mắt công chúng Việt Nam, NXB Trí thức, quý III/ 2021 


Tác giả cuốn sách Nicolae Bud (Romania)

Một độc giả đã đọc kỹ cuốn sách quý này và giới thiệu rằng:

“Đó là một công trình khoa học lớn chứa đựng nhiều nội dung phong phú về mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, an ninh, khoa học tự nhiên và xã hội. Với 457 trang khổ 19 x 27 cm, tác giả Nicolae Bud đã khái quát khá đầy đủ về lịch sử đất nước, con người Romania, đặc biệt là NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN qua hàng ngàn năm nay. Bằng sự cống hiến lớn lao cho đất nước, tác phẩm “Bước ngoặt thiên niên kỷ Đào mỏ nơi đâu”, đã được Viện hàn lâm Romania trao giải năm 2014” (Độc giả fb. Trần Văn Ẩm).

Theo Trần Văn Ẩm: “Nicolae Bud đã tập trung lý giải về “lời nguyền tài nguyên” từ bao đời nay. Đặc biệt, Nicolae Bud phân tích, mổ xẻ một nội dung lớn và cũng là mục tiêu mà loài người văn minh hướng tới - SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG!

Nicolae Bud viết: “Khai thác công suất cao chắc chắn sẽ tạo ra chất thải… ngoài việc mất năng suất đất, chất thải có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các hệ sinh thái xung quanh. Nơi những vùng đất này khía cạnh vật lý không ổn định, xói mòn hoặc lở đất thảm khốc có thể dẫn đến tác động nghiêm trọng hoặc lâu dài. Nơi bãi chứa không ổn định về mặt hóa học, chúng có thể là nguồn ô nhiễm lâu dài hơn…” (trang 172).

Đó là những cảnh báo của tác giả mà những người Việt Nam liên tưởng đến sự KHAI THÁC TÀI NGUYÊN trên đất nước mình lâu nay, điển hình như công trình khai thác than đá Quảng Ninh, Boxit ở Tây Nguyên … những năm qua mà không khỏi rùng mình!

 

Các bãi thải mỏ tại TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) cao hàng trăm mét như núi, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở (Ảnh báo Tài Chính - Kinh tế)

Những bãi thải mới ở Cẩm Phả hàng ngày vẫn phát tán bụi ra môi trường (Ảnh báo Tài chính - Kinh tế)
Một góc Công trường Khai thac Bauxite Tây Nguyên (Ảnh trên mạng)

Chương cuối, Nicolae Bud đã đưa NHIỀU GIẢI PHÁP với mong muốn công cuộc khai thác khoáng sản ở Romania nói riêng và thế giới nói chung cần phải đạt hiệu quả tốt nhất trên nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững. Ông nhấn mạnh một cảnh báo đáng lưu ý: “Chúng ta không thể phát triển bền vững nếu không có nền tảng là nguồn lực tự nhiên. Cụ thể, chúng ta không cần một ngành khai thác như bây giờ, trong đó chỉ bán tài nguyên thiên nhiên và tài sản hiện có. Dự án khai thác mà tôi cầu xin không có nghĩa là bán tài nguyên bằng bất cứ giá nào…” (trang 363).

Có thể nói, đây là cuốn sách rất có tác dụng đối với các nhà hoạch định chiến lược và trước hết là các nhà khoa học Việt Nam, nhất là các chuyên gia địa chất học … cần thiết tham khảo như một cẩm nang giúp ích cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Fb Trần Văn Ẩm: https://www.facebook.com/am.tran.7/posts/1987981964699568?__cft__[0]=AZVo5MJi_ozpuDnqqlqG5Sm_J8hBB5cTmYk79KM95EQe_nd0fRRUXyno6iiYiZl6nJy5xDHQcNSOYnpvW107FxWX1iyd9rA3Tsnklf46WsymHnyUByIB2FolNtUSHguKmYQ&__tn__=%2CO%2CP-R

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.