Bài đăng

6241. Vẻ đẹp của rừng nguyên sinh

Hình ảnh
Vẻ đẹp của rừng nguyên sinh PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Ai đã từng đến Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) sẽ có cơ may biết đến Khu rừng già, một khu vực hiếm hoi còn bảo tồn được những cây cao bóng cả ở Tây Bắc Việt Nam… đúng nghĩa là Rừng nguyên sinh.   Từ TP Lào Cai lên Y Tý, đi phía Mường Hum, Dền Sáng…, nhất định được xuyên qua Khu rừng già trên con đường hẹp rải nhựa, cảm giác đúng là được “vào rừng” và du khách thường dừng lại để ngắm cây, ngắm cảnh...   Dưới tán rừng già, người dân trồng cây thảo quả, một loài cây chỉ ưa phát triển dưới tán rừng và cho thu nhập cũng rất đáng kể.   Nhìn hình ảnh rừng già nguyên sinh thấy nao nao nhớ về quá khứ. 56 năm trước (1965), lần đầu tiên tôi đến Lào Cai, và cư trú ở Bảo Thắng, một huyện vùng thấp của tỉnh. Tôi thường xuyên vào rừng và gặp những cây cao bóng cả, thân gốc xù xì, mốc meo. Tháng Tư, mùa gieo lúa nương, suốt ngày nghe tiếng chim “bắt cô trói cột”, tiếng gà rừng gáy te te, gặp những chú sóc thấy động chạy từng đàn chuyền c

6240. TẠI ANH TẠI Ả, TẠI CẢ ĐÔI ĐẰNG?

Hình ảnh
TẠI ANH TẠI Ả, TẠI CẢ ĐÔI ĐẰNG? Bài của nhà văn Sương Nguyệt Minh 9 năm trường nhân dân ta làm chiến thắng cuối cùng Điện Biên phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. 10 năm (tính từ năm 1965, người Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, năm 1975 chúng ta kết thúc cuộc chiến tranh, thống nhất đất nước. 10 năm nữa, (1979-1989) kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Bộ đội Việt Nam rút khỏi chiến trường K Cũng 10 năm (1979-1989) kết thúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược. Nhưng, chúng ta có hơn 10 năm nay chưa xong Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Hàng ngày hàng giờ con mãng xà chết vắt thây trên đầu người dân đi qua đi lại. Làm tiếp không được, đập đi không xong. Đội vốn lên gần gấp 2 lần. Tiền của nhân dân chẳng khác gì như gió vào nhà trống, trong khi đó chúng ta còn rất nghèo. Con mãng xà bê tông chết cứng không chỉ gây khó khăn cho giao thông, phải đốn chặt bao nhiêu cây xanh dọc đường Nguyễn Trãi, mà còn làm xấu bộ mặt thủ đô

6239. Tác giả “khóc” tác phẩm

Hình ảnh
Tác giả “khóc” tác phẩm PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Khi đạo diễn “sáng tạo quá đà” làm thay đổi ý tưởng nhân văn của kịch bản văn học, khiến tác giả phải thốt lên: “Tôi đã phải “khóc” tác phẩm của mình!”. Ở thị xã Đồ Sơn (nay là quận Đồ Sơn) TP Hải Phòng có ngôi đền Bà Đế đã được người dân xây dựng lâu đời. Tôi từng chứng kiến nhà viết kịch Trần Tuấn Tiến suốt hơn bốn năm lặn lội đi lại nhiều lần nơi đây để tìm hiểu cặn kẽ nhiều nguồn tư liệu về “Truyền thuyết Bà Đế” , để viết ra kịch bản sân khấu chèo. Khi vở chèo “nổi tiếng”, thì tác giả lại gặp “nỗi buồn phát khóc”.    Sau khi trao đổi với Trần Tuấn Tiến và được sự đồng ý, tôi (NND) xin phản ánh lại câu chuyện của anh.   Tóm tắt Cốt truyện và lịch sử ngôi đền Ở vùng biển Đồ Sơn có gia đình thuyền chài họ Đào , nghèo khó, sống nhân hậu, tuổi đã cao mà không có con. Ông bà cầu tự mãi mới sinh hạ được một người con gái. Tương truyền, khi đẻ ra đứa trẻ tỏa mùi thơm ngát , nên ông bà đặt tên là Hương. Lớn lên, Hương trở th

6238. Người Trung Quốc, người Việt Nam và người Bắc Triều Tiên

Hình ảnh
Người Trung Quốc, người Việt Nam và người Bắc Triều Tiên Bài của nhà thơ Quỳ Thạch   Người Trung Quốc, khi một mình, dù nằm hay ngồi thì vẫn đang nghĩ mưu, nghĩ kế. Hễ có 2 người thì mang mưu kế ra thực hiện. Họ thực hiện mưu kế với bất cứ đối tượng nào, kể cả vợ chồng, cha con, anh em, bạn bè, đồng liêu, đồng chí.   Tôi đố các bạn tìm được một cuốn phim, một vở kịch, một cuốn sách, hay một mẩu chuyện nào của Trung Quốc mà trong đó không chứa mưu kế và việc thực hiện mưu kế. Mưu kế là quốc hồn, quốc túy, là gen di truyền, là tính cách, là nòi người, là cuộc sống, là bản chất, là cốt lõi của Tinh Thần Trung Quốc. Giả sử, bây giờ có ai đó hỏi tôi: Trừ người Nhật ra, ở Châu Á, người nước nào dũng cảm nhất ? Tôi trả lời ngay: Người Bắc Triều Tiên và người Việt Nam. - Vì sao? Có phải là vì họ đã từng đánh Pháp, đánh Mỹ không? - Không phải - Thế thì vì cái gì ? - Vì 2 nước đó dám coi Trung Quốc là bạn! Chỉ những kẻ có đủ gan cóc tía thì mới dám đánh bạn với những kẻ bụng

6237. Tổ quốc *

Hình ảnh
Tổ quốc * “Tổ quốc” là gì? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng có thể có nhiều người hiểu khác nhau, thậm chí chưa chính xác. Tổ quốc, theo định nghĩa trong bộ Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên, được Giải thưởng nhà nước năm 2005: “Tổ quốc là Đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.” Định nghĩa đó cho thấy, Tổ quốc  không của riêng một thời đại nào. Tổ quốc hình thành từ thủa khai thiên lập địa. Tổ quốc là lãnh thổ, lãnh hải, không phận, có biên giới với nước khác, gắn với Dân tộc (cộng đồng người sinh sống ở đó) trong suốt tiến trình lịch sử. Như vậy, khi nói Tổ quốc cũng đã bao hàm Dân tộc. Tuy nhiên trong thực tế, để cho rõ ràng hơn, người ta thường nói ‘Tổ quốc và Dân tộc’… Tổ quốc Việt Nam đã trải ‘bốn nghìn năm lịch sử’, qua rất nhiều thời kỳ, rất nhiều hình thức nhà nước, từ thời tiền sử đến thời cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Những ai sinh ra giữa thế kỷ XX hẳn còn nhớ: sau năm 1954, khi

6236. XUẤT PHÁT TỪ CÁI TÂM?

Hình ảnh
XUẤT PHÁT TỪ CÁI TÂM? PNTB   Trong việc xử lý cuộc tháo chạy của người lao động đi làm thuê từ TP HCM và các tỉnh lân cận về quê những ngày qua, đã bộc lộ những vấn đề phải suy nghĩ. Thử xem câu chuyện ở An Giang. Cho đến 1/10/2021, lãnh đạo cao nhất tỉnh An Giang vẫn kiên quyết không tiếp nhận người dân trở về tự phát. “ Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, An Giang sẽ không tiếp nhận các trường hợp người dân ở các tỉnh, thành tự phát trở về địa phương” https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-giang-khong-tiep-nhan-nguoi-dan-tu-phat-tro-ve-779638.html Cụm từ “tự phát” nghe rất xót xa, hình như cho rằng người dân cố gây khó khăn cho chính quyền? Nhưng có lẽ cái gốc của vấn đề là cán bộ không thấu hiểu nỗi khổ cực của người dân. Cán bộ không nhìn thấy, sau thời gian dài giãn cách, mất việc làm, ‘ráo mồ hôi là hết tiền’, không còn nguồn sống, dân không còn lựa chọn nào, ngoài việc phải về nhà để “có gì ăn

6235. Có công bằng không /Đôi lời nói thêm

Hình ảnh
CÓ “CÔNG BẰNG” KHÔNG? PNTB 1. Tóm tắt câu chuyện: Bà Hoàng Thị Phương Lan, 38 tuổi, ngụ chung cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú, TP phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là nhân vật chính trong vụ “Người phụ nữ bị cưỡng chế test covid-19” xôn xao trên mxh. Trước đó, VOV đã đưa tin, Ban quản trị Block B3, B4 chung cư Ehome 4  nhiều lần phát phiếu và thông báo mời đi test COVID-19 nhưng bà Lan đều từ chối với lý do sợ lây chéo nên đã tự mua que test tại nhà cho mình và con trai 7 tuổi. Ngày 28/9, chung cư Ehome 4 tổ chức xét nghiệm diện rộng, yêu cầu 100% người dân xuống test làm căn cứ để thành phố Thuận An công bố “vùng xanh” nhưng bà Lan vẫn không hợp tác với lý do trên và đóng cửa ở trong phòng. Do đó, ông Võ Thanh Quan, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 phường Vĩnh Phú đã chỉ đạo lực lượng chức năng (LLCN) mời thợ khóa đến mở cửa, cưỡng chế bà Lan ra test nhanh Covid-19 và sau đó tiến hành lập biên bản “vi phạm quy định phòng, chống dịch” đối với bà Lan. Cùn