6287. "Trứng khôn hơn vịt"

 “T r ứ n g  k h ô n  h ơ n  v ị t”

Tranh minh họa: Ngọc Diệp, báo Dân trí


Đó là khẩu ngữ ý nói, trứng (mà đòi) khôn hơn vịt hay trứng (mà đòi) khôn hơn rận. (Từ điển tiếng Việt).

thường được áp dụng vào tình huống những người sinh ra trước, mặc nhiên coi là phải khôn hơn người sinh ra sau. người có vị thế xã hội, nắm quyền trong tay thường tự coi mình là (có quyền) khôn hơn kẻ bề dưới. Quan niệm dù chỉ đúng một phần, nhưng người ta đã tuyệt đối hóa, khiến bề trên luôn tự phụ, quyết không bao giờ nghe bề dưới, vì “trứng không thể khôn hơn vịt”!    

Nhà nghiên cứu văn hóa Sần Cháng mới đây nhắc lại một giai thoại từ mấy chục năm trước. Cuộc triển lãm hội họa Việt Bắc 1952, Sĩ tốt, họa sĩ quân đội có bức tranh thằng bé cưỡi con lợn đặt trên chiếu hoa… Ông Phó ban tuyên huấn (PBTH) Khu yêu cầu bỏ ra không cho treo, với lý do: người ta cưỡi ngựa, chứ ai lại cưỡi lợn bao giờ! Hs Sỹ Tốt giải thích đây là nghệ thuật… Nhưng ông PBTH dứt khoát: “Tôi không cho treo là không cho treo!”. Sau đó ông yêu cầu CA theo dõi Sỹ Tốt xem có gì thì bắt ngay!

Cũng năm ấy, Sỹ Tốt gửi bức tranh đó sang Bun Ga Ri triển lãm lại được Giải thưởng Quốc tế !...

Đúng là Sỹ Tốt đã không hiểu tâm lý kẻ cả của người có quyền, mà theo quan niệm của họ là không thể “trứng khôn hơn vịt”!…

Thời kỳ còn tỉnh Hoàng Liên Sơn, huyện Văn Chấn tổ chức Hội diễn Văn nghệ quần chúng, có một tiết mục ca khúc hát bè. Ông Phó ban Tuyên huấn huyện làm Giám khảo nhất định không cho điểm. Ông bảo: “Hát không đều”!...

Ngày nay cái nét văn hóa “trứng (đòi) khôn hơn vịt” kiểu này hơi bị nhiều. 

Ví như nó được mặc nhiên trong “triết lý giáo dục” bất thành văn. Đã là vị thế học trò thì tuyệt đối không được “khôn” hơn thầy cái gì. Tất cả đều phải theo giáo án của thầy, làm khác đi, dù có sáng tạo thì cũng ăn điểm kém. Trong học tập, trò nào mà đưa ra ý kiến ngược với thầy (nôm na bị cho là “cãi thầy”) là điều cấm kỵ…

Tóm lại, cái “văn hóa áp đặt” bắt nguồn từ xã hội phong kiến còn khá nặng nề. Nó biểu hiện của sự mất DÂN CHỦ. Nếu bên dưới có tư duy năng động mà bày tỏ ý kiến khác với bề trên, thì bị cho là “cãi” lại! Chân lý thuộc bề trên. Trong gia đình, con cái không được khác ý cha mẹ, vợ không được khác ý chồng. Trong xã hội, bề dưới không được phép khác ý bề trên. Đã là bề trên, là cha mẹ hay người có quyền không cần phải lắng nghe...

Vậy thì chớ có “trứng khôn hơn vịt”!


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.