5280. Đôi lời về Phát triển (tăng trưởng) bền vững
ĐÔI LỜI VỀ PHÁT TRIỂN (TĂNG TRƯỞNG) BỀN VỮNG
PNTB

Khói bốc lên từ một nhà máy của Formosa, một trong
10 doanh nghiệp ô nhiễm nhất trên đảo Đài Loan.
Ảnh: Getty (báo Nghệ An)
Nếu tôi nhớ không nhầm thì khái niệm này mới xuất hiện ở nước ta
độ hơn chục năm qua, khi mà đảng, nhà nước ngộ ra rằng, sự phát triển kinh tế
đất nước vừa qua đã đồng thời xuất hiện nhiều hệ lụy. Có nhiều ý kiến, kể cả
đại biểu Quốc hội cho rằng, nền kinh tế đất nước nào chả muốn phát triển, nhưng
nếu phát triển vô tội vạ, bằng mọi giá sẽ gây ra nhiều hậu họa khôn lường. Và
điều đó không còn là dự báo, nó đã hiện hữu mà bất kỳ người dân thường nào cũng
nhận ra.
Chính vì vậy, khái niệm PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ra đời. Có thể hiểu
nôm na Phát triển bền vững nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế, tăng
trưởng GDP phải phòng ngừa sự ĐƯỢC MẶT NÀY, HỎNG MẶT KIA như: phá hoại môi
trường sống, tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, khai thác cạn kiệt tài
nguyên đất nước, tăng nợ công, nợ xấu đến mức chạm ngưỡng, thậm chí vượt trần
cho phép, và đặc biệt là phát triển kinh tế không gắn liền với giữ vững an
ninh, chủ quyền đất nước, giữ vững ổn định chính trị, hoặc lại tạo điều kiện
cho sự tha hóa về đạo đức lối sống của cán bộ, của con người, và kéo tụt
nền văn hóa dân tộc xuống cấp…
Nếu kinh tế phát triển mà gây ra những hệ lụy kèm theo như trên
thì không khác gì “giở vai cho giời xem”, không khác gì bắt cái xe cà tàng, đi
trên con đường xấu xí, nhiều ổ trâu ổ gà, đèo sâu, dốc cao nguy hiểm, nhiều bất
trắc, nhưng không được giảm tốc độ?!... Tôi còn nhớ đã có nhiều lần đọc được
trên truyền thông của ta những câu đại thể là người ta “say sưa với GDP, với sự
tăng trưởng kinh tế, với Dự án các loại” và với “tư duy nhiệm kỳ”, với “bệnh
thành tích”, “bệnh háo danh”…, không có cách nào trị được. Vì thế cho nên các
ngành các cấp, các địa phương đều hào hứng khoe khoang trên các BÁO CÁO định kỳ
rằng GDP liên tục tăng, tăng thế này thế nọ như một sự hãnh diện của những
người lãnh đạo đương chức, đương quyền.
Sự phát triển kinh tế đất nước giống như cái xe đang vận hành
trên đường. Tốc độ của nó hoàn hoàn không thể theo ý thích của ông thủ trưởng
hay anh lái xe. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Về khách quan
là chất lượng đường sá cho phép đi với tốc độ nào; chất lượng cái xe đó thuộc
loại nào (sản xuất ở Nhật, Mỹ hay hàng lắp ráp nội địa?...), hệ thống an toàn
của nó có bảo đảm không… Về chủ quan là người lái xe tay nghề ra sao khi được
giao cầm lái?...
Nói thực, với suy nghĩ như vậy, hôm qua đọc bài THỦ TƯỚNG HỌP
KHẨN CHÍNH PHỦ BÀN GIẢI PHÁP GIỮ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG, (Báo Dân trí) tôi
thật lòng ái ngại cho Thủ tướng. Bài báo nói, Thủ tướng vừa rời Quốc hội, tối
hôm qua 22/5 phải họp khẩn Chính phủ để chỉ đạo các thành viên quyết tâm “có giải pháp phù hợp, phấn đấu thực hiện được mục tiêu
đề ra cho từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP
6,7%”. Vì theo Thủ tướng: “Vấn đề tăng trưởng kinh tế năm 2017 có ý
nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác, nhất
là thu, chi và bội chi NSNN, nợ công cũng như việc làm, thu nhập cho người lao
động…”. Thủ tướng cũng chỉ đạo: “Các Bộ, ngành tổng hợp như các Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo cụ thể những giải pháp tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đồng thời phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô,
tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.”. Vâng, thế là Thủ tướng cũng nói
đến…TĂNG TRƯỞNG (phát triển) BỀN VỮNG.
Nhưng thưa Thủ tướng, cụm từ này chúng ta nói
đã quá lâu, nhưng càng nói càng không giữ được sự phát triển bền vững. Bền vững
là AN TOÀN. Muốn cái xe chạy trên đường cho an toàn thì ít nhất nó phải có hệ
thống Phanh (quê Miền Nam của Thủ tướng gọi là Thắng) đủ tốt. Cái hệ thống ấy
trong sự phát triển kinh tế chính là hệ thống Pháp luật đủ mạnh, hệ thống
truyền thông hoàn toàn trung thực, chỉ tuân theo pháp luật, không có kiểm
duyệt...
Nhân đây, tôi xin trích dẫn một ý của bài báo vừa đăng hôm qua
(còn nóng hổi) về mối quan hệ giữa PHÁT TRIỂN và MÔI TRƯỜNG trong bài: “đại
biểu Quốc hội và bài toán cần cân nhắc cho năm 2017” (Báo Dân trí), có đoạn:
“…Giải pháp tiếp theo Chính phủ mong Quốc hội ủng hộ là khẩn trương hoàn thành
các công việc liên quan đến xử lý vấn đề môi trường của dự án Formosa, nếu đủ
điều kiện để hoạt động, có thể xem xét cho phép nhà máy đi vào vận hành. Theo
tính toán của cơ quan điều hành, dự án này nếu được vận hành trong tháng 5 sẽ
đóng góp khoảng 0,16 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP.
Về việc này, UB Kinh tế của Quốc hội cũng cảnh báo, bài học
từ sự cố môi trường gây ra tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua cho thấy những
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài.
Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng, các địa phương cần đặc biệt
lưu ý tiêu chí bảo vệ môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, kiên
quyết không đánh đổi, cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô
nhiễm môi trường…”.
Vậy thưa Thủ tướng, sự CẢNH BÁO của UB Kinh tế của Quốc hội không phải không
có căn cứ. Và, một khi những điều kiện tối
thiểu cho cái xe của Thủ tướng đi đúng tốc độ mong muốn chưa có đủ, thì một
người dân thường như tôi cũng rất ngại cho tinh thần quyết tâm của Thủ tướng và
Chính phủ trong việc giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước.
(PNTB)
ĐÔI LỜI VỀ PHÁT TRIỂN (TĂNG TRƯỞNG) BỀN VỮNG
PNTB
![]() |
Khói bốc lên từ một nhà máy của Formosa, một trong
10 doanh nghiệp ô nhiễm nhất trên đảo Đài Loan.
Ảnh: Getty (báo Nghệ An)
|
Nếu tôi nhớ không nhầm thì khái niệm này mới xuất hiện ở nước ta
độ hơn chục năm qua, khi mà đảng, nhà nước ngộ ra rằng, sự phát triển kinh tế
đất nước vừa qua đã đồng thời xuất hiện nhiều hệ lụy. Có nhiều ý kiến, kể cả
đại biểu Quốc hội cho rằng, nền kinh tế đất nước nào chả muốn phát triển, nhưng
nếu phát triển vô tội vạ, bằng mọi giá sẽ gây ra nhiều hậu họa khôn lường. Và
điều đó không còn là dự báo, nó đã hiện hữu mà bất kỳ người dân thường nào cũng
nhận ra.
Chính vì vậy, khái niệm PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ra đời. Có thể hiểu
nôm na Phát triển bền vững nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế, tăng
trưởng GDP phải phòng ngừa sự ĐƯỢC MẶT NÀY, HỎNG MẶT KIA như: phá hoại môi
trường sống, tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, khai thác cạn kiệt tài
nguyên đất nước, tăng nợ công, nợ xấu đến mức chạm ngưỡng, thậm chí vượt trần
cho phép, và đặc biệt là phát triển kinh tế không gắn liền với giữ vững an
ninh, chủ quyền đất nước, giữ vững ổn định chính trị, hoặc lại tạo điều kiện
cho sự tha hóa về đạo đức lối sống của cán bộ, của con người, và kéo tụt
nền văn hóa dân tộc xuống cấp…
Nếu kinh tế phát triển mà gây ra những hệ lụy kèm theo như trên
thì không khác gì “giở vai cho giời xem”, không khác gì bắt cái xe cà tàng, đi
trên con đường xấu xí, nhiều ổ trâu ổ gà, đèo sâu, dốc cao nguy hiểm, nhiều bất
trắc, nhưng không được giảm tốc độ?!... Tôi còn nhớ đã có nhiều lần đọc được
trên truyền thông của ta những câu đại thể là người ta “say sưa với GDP, với sự
tăng trưởng kinh tế, với Dự án các loại” và với “tư duy nhiệm kỳ”, với “bệnh
thành tích”, “bệnh háo danh”…, không có cách nào trị được. Vì thế cho nên các
ngành các cấp, các địa phương đều hào hứng khoe khoang trên các BÁO CÁO định kỳ
rằng GDP liên tục tăng, tăng thế này thế nọ như một sự hãnh diện của những
người lãnh đạo đương chức, đương quyền.
Sự phát triển kinh tế đất nước giống như cái xe đang vận hành
trên đường. Tốc độ của nó hoàn hoàn không thể theo ý thích của ông thủ trưởng
hay anh lái xe. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Về khách quan
là chất lượng đường sá cho phép đi với tốc độ nào; chất lượng cái xe đó thuộc
loại nào (sản xuất ở Nhật, Mỹ hay hàng lắp ráp nội địa?...), hệ thống an toàn
của nó có bảo đảm không… Về chủ quan là người lái xe tay nghề ra sao khi được
giao cầm lái?...
Nói thực, với suy nghĩ như vậy, hôm qua đọc bài THỦ TƯỚNG HỌP
KHẨN CHÍNH PHỦ BÀN GIẢI PHÁP GIỮ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG, (Báo Dân trí) tôi
thật lòng ái ngại cho Thủ tướng. Bài báo nói, Thủ tướng vừa rời Quốc hội, tối
hôm qua 22/5 phải họp khẩn Chính phủ để chỉ đạo các thành viên quyết tâm “có giải pháp phù hợp, phấn đấu thực hiện được mục tiêu
đề ra cho từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP
6,7%”. Vì theo Thủ tướng: “Vấn đề tăng trưởng kinh tế năm 2017 có ý
nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác, nhất
là thu, chi và bội chi NSNN, nợ công cũng như việc làm, thu nhập cho người lao
động…”. Thủ tướng cũng chỉ đạo: “Các Bộ, ngành tổng hợp như các Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo cụ thể những giải pháp tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đồng thời phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô,
tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.”. Vâng, thế là Thủ tướng cũng nói
đến…TĂNG TRƯỞNG (phát triển) BỀN VỮNG.
Nhưng thưa Thủ tướng, cụm từ này chúng ta nói
đã quá lâu, nhưng càng nói càng không giữ được sự phát triển bền vững. Bền vững
là AN TOÀN. Muốn cái xe chạy trên đường cho an toàn thì ít nhất nó phải có hệ
thống Phanh (quê Miền Nam của Thủ tướng gọi là Thắng) đủ tốt. Cái hệ thống ấy
trong sự phát triển kinh tế chính là hệ thống Pháp luật đủ mạnh, hệ thống
truyền thông hoàn toàn trung thực, chỉ tuân theo pháp luật, không có kiểm
duyệt...
Nhân đây, tôi xin trích dẫn một ý của bài báo vừa đăng hôm qua
(còn nóng hổi) về mối quan hệ giữa PHÁT TRIỂN và MÔI TRƯỜNG trong bài: “đại
biểu Quốc hội và bài toán cần cân nhắc cho năm 2017” (Báo Dân trí), có đoạn:
“…Giải pháp tiếp theo Chính phủ mong Quốc hội ủng hộ là khẩn trương hoàn thành
các công việc liên quan đến xử lý vấn đề môi trường của dự án Formosa, nếu đủ
điều kiện để hoạt động, có thể xem xét cho phép nhà máy đi vào vận hành. Theo
tính toán của cơ quan điều hành, dự án này nếu được vận hành trong tháng 5 sẽ
đóng góp khoảng 0,16 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP.
Về việc này, UB Kinh tế của Quốc hội cũng cảnh báo, bài học
từ sự cố môi trường gây ra tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua cho thấy những
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài.
Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng, các địa phương cần đặc biệt
lưu ý tiêu chí bảo vệ môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, kiên
quyết không đánh đổi, cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô
nhiễm môi trường…”.
Vậy thưa Thủ tướng, sự CẢNH BÁO của UB Kinh tế của Quốc hội không phải không
có căn cứ. Và, một khi những điều kiện tối
thiểu cho cái xe của Thủ tướng đi đúng tốc độ mong muốn chưa có đủ, thì một
người dân thường như tôi cũng rất ngại cho tinh thần quyết tâm của Thủ tướng và
Chính phủ trong việc giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước.
(PNTB)
Nhận xét