5205. Pháp luật đất đai của Việt Nam có 3 lỗ hổng lớn
GS Đặng Hùng Võ: Pháp luật đất đai của Việt Nam có 3 lỗ
hổng lớn
![]() |
GS Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật đất đai Việt Namhiện tại còn nhiều lỗ hổng lớn |
PNTB: Đất nước đang có những bi kịch lớn trong "cuộc chiến đất đai" kéo dài nhiều năm qua: 70% các vụ khiếu kiện, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đòi đất, hàng đoàn dân oan kéo lên Thủ đô và biết bao vùng quê ‘nổi sóng’ kiểu Đồng Tâm..., có phải ngẫu nhiên? cũng có phải dân Việt bướng bỉnh, ‘khó dạy’ hay vô pháp?
Hãy
tìm nguyên nhân đích thực.
TS.
Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó văn phòng Quốc hội viết trên Fb của ông: "Sự
kiện Đồng Tâm một lần nữa cảnh báo cho chúng ta rằng pháp luật về đất đai đang
có vấn đề, mà có lẽ là vấn đề lớn nhất của thế chế. Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân mà toàn dân không có cách gì để thực thi quyền sở hữu của mình; đất đai
thuộc sở hữu toàn dân mà toàn bộ chênh lệch địa tô chỉ làm giàu cho các nhóm
lợi ích nhỏ bé trong xã hội, thì đó chỉ là một sự đánh tráo khái niệm!"
(https://www.facebook.com/nguyensidzung)
Còn
GS Đặng Hùng Võ, một người đầy kinh nghiệm trong quản lý đất đai nhiều năm với
tư cách Thứ trưởng đã chỉ ra cái gọi là “lỗ hổng” trong pháp luật về đất đai,
trong đó ngay bản thân đường lối, thể chế đã bộc lộ sự xung đột nội tại (“Vận
hành CÔNG HỮU ĐẤT ĐAI trong CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG”). Và ông nói: "Càng về lâu
dài, nó càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và tương lai sẽ phát sinh ra nhiều câu
chuyện”...
Vì
thế, người cầm quyền không nên “cả giận” trấn áp, cưỡng chế hay “xử lý nghiêm”
những người dân quá bức xúc, bởi trước hết nguyên nhân không bắt nguồn từ họ -
những người sống dưới đáy xã hội, và cũng không phải tại thế lực thù địch nào
xúi giục. Phải nhớ câu: “tiên trách kỷ hậu trách nhân”… Một hành động bất công
không chỉ làm mất lòng tin ở vài nghìn người trong một thôn, một xã. Nó làm mất
lòng tin hàng triệu triệu người của cả một Dân tộc…
(VNF)
– Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua
3 lần chỉnh sửa, pháp luật về đất đai của Việt Nam vẫn đang tồn tại 3 lỗ hổng
lớn. Điều đáng lo ngại là càng ngày các lỗ hổng này càng bị khoét rộng hơn.
Vận hành công hữu đất đai trong cơ chế thị trường
Giáo
sư Đặng Hùng Võ cho rằng cái khó của Việt Nam hiện nay là phải vận hành chế
độ công hữu đất đai trong cơ chế thị trường. Chúng ta phải đưa ra một cách thức
là công nhận quyền sử dụng đất là tài sản và vận hành nó trong cơ chế thị
trường.
Tuy
nhiên, điều này chỉ có thể chấp nhận tới một mức độ nhất định. Càng về lâu dài,
nó càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và tương lai sẽ phát sinh ra nhiều câu chuyện.
“Chúng
ta đã bắt đầu đưa (chế độ công hữu đất đai - PV) vào luật từ năm 1993 và cho
đến nay chúng ta thấy lỗ hổng này ngày càng rộng ra, tồn tại nhiều điểm bất hợp
lý. Ví dụ như giá quyền sử dụng đất, trong lý luận về giá hàng hóa thì giá về
quyền sử dụng đất là một thứ rất trừu tượng, đôi khi nó lệch với cái thửa đất
đang tồn tại trên thực tế nữa…”, GS Võ nói.
Lỗ hổng cơ chế Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư
Theo
GS Võ, cơ chế Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư được xác lập tại Luật
Đất đai năm 1987. Nhưng thời đấy chưa có chính sách hỗ trợ tái định cư, tức là
Nhà nước thu hồi đất, nếu ai còn nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước sẽ giao đất
khác, không thì coi như Nhà nước thu hồi không.
Đến
Luật Đất đai 1993, một tiêu chí rõ ràng được đặt ra: Nhà nước thu hồi đất trong
trường hợp thật cần thiết để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng. Tiêu chí đẹp là vậy nhưng khi thực hiện lại khác
rất xa khi thu hồi tất cả các dự án mà được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Luật
Đất đai 2003 đã cố gắng tách bạch, cái nào Nhà nước thu hồi vì mục đích phát
triển kinh tế, cái nào thu cho tư nhân đồng thời xác định rõ đất quốc phòng là
gì, an ninh là gì.
“Tôi
lưu ý không có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà được gọi đấy là đất
quốc phòng. Đất quốc phòng là đất chỉ được sử dụng cho những mục đích bảo vệ
đất nước. Không có chuyện quốc phòng đem ra kinh doanh mà lại bảo đấy là mục
đích quốc phòng”, GS Võ nói.
![]() |
GS Đặng Hùng Võ cho rằng Nhà nước cònchưa có kinh nghiệm trong việc thu hồi đất theo quy hoạch |
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2003 vẫn vướng
một điểm là hầu hết các dự án Nhà nước thu hồi đất đều dính đến khiếu kiện.
Những dự án do doanh nghiệp trực tiếp thương thảo với người dân thì chỉ đạt
được kết quả thu hồi 70%.
Do đó, đã có đề xuất cơ chế trung gian:
Nhà nước phê duyệt việc chuyển nhượng đất đai còn việc chuyển nhượng như thế
nào là thỏa thuận của doanh nghiệp với người dân. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị
bác bỏ vì Nhà nước cho rằng trong cơ chế thị trường: một là thương thảo theo
thị trường, hai là Nhà nước can thiệp từ đầu đến cuối
Luật Đất đai 2013 đã chọn phương án Nhà
nước thu hồi đất theo quy hoạch, sau đó đem ra bán đấu giá. Theo nhận xét của
GS Đặng Hùng Võ, cơ chế này là một bước thụt lùi “chỉ kém Luật năm 1993 một
chút, vì cứ quy hoạch xong là Nhà nước thu hồi, chả có gì để bàn cãi”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là Nhà nước lại
chưa có kinh nghiệm gì trong việc thu hồi đất theo quy hoạch. Ngoại trừ Đà
Nẵng, tất cả các tỉnh thành đều không có thành tựu gì về việc thu hồi đất theo
cơ chế này.
“Sự thực là chúng ta chưa có kinh nghiệm
về thu hồi đất theo quy hoạch, đó là chưa nói đến tính khốc liệt của việc thu
hồi đó. Chúng ta chưa làm tốt việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, chưa xử lý
việc khiếu nại và bất đồng của dân đối với cơ chế Nhà nước thu hồi đất đã áp
dụng ngay việc thu hồi theo quy hoach thì tôi cho đó là lỗ hổng rất lớn”.
Lỗ hổng quyết định hành chính “đẻ” ra tiền
Theo GS Võ, Việt Nam là một
trong số ít nước mà quyết định hành chính “đẻ” ra tiền. “Chỉ cần quyết định đất
nông nghiệp chuyển sang đất ở thì lập tức quyết định đấy sinh ra tiền, diện
tích càng lớn thì tiền càng lớn. Đây là nguồn cơn cho những rủi ro tham nhũng”.
![]() |
GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh cách tiếp cậncủa Luật Đất đai 2013 là không chính xác |
Cũng theo GS Võ, tại các nước, đất nông
nghiệp có quy hoạch làm đất ở thì cứ thế làm đất ở, đóng thuế đất ở, câu chuyện
rất đơn giản. Nhưng ở ta, cơ chế thuế đất đai rất thấp dẫn đến tích trữ đầu cơ
thoải mái. Điều này khiến Nhà nước phải xử lý bằng cách nộp tiền sử dụng đất
khi được chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở.
“Cơ chế này là cơ chế cực kì yếu kém,
cực kì không có lợi cho quản lý. Mà Luật Đất đai 2013, chúng ta còn tăng cường
quyền lực hơn nữa cho cơ quan quản lý. Đây là điều không đúng, hoàn toàn không
đúng.
“Tôi cho rằng nhiều khi chúng ta ngồi
trong phòng lạnh sáng tác ra chính sách, điều đó không phù hợp với thực tế, với
suy nghĩ của từng người dân bình thường. Nếu quản lý đất đai của Nhà nước hướng
đến sự chặt chẽ, chặt đến mức người dân không cựa được thì chặt thế cũng chẳng
để làm gì. Không phải chúng ta giữ đất cho Nhà nước sinh lợi, người dân sử dụng
đất tốt, đóng thuế cao thì khả năng sinh lợi của Nhà nước còn cao hơn. Nhưng
phải thông qua sử dụng đất một cách hợp lý chứ không phải Nhà nước thu hồi ngày
càng nhiều, giữ đất ngày càng nhiều. Cách tiếp cận đó không đúng…”, GS Võ nhấn
mạnh.
Nguồn: VNF
Nhận xét