Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn

4610. Đá có nổi trên mặt nước?

Hình ảnh
Võ Kim Cự - không chỉ đi trong bão Formosa Lê Anh Đạt TP   - Nhiều người ở Hà Tĩnh cho rằng, ông Võ Kim Cự là kiểu người “ngã xuống rồi vùng dậy chạy”, gan lì, quyết liệt đến lạ lùng. Bao phen gặp bão tố ông đều vùng vẫy thoát nạn. Lần này bão tố lại đến với ông dữ dội hơn. Một cơn bão mà ít ai, kể cả ông Cự tiên lượng hết được hậu quả... “Duyên” và “Nợ” Một “phát hiện” khá thú vị là, ông Võ Kim Cự vừa có “duyên” vừa có “nợ” với báo Tiền Phong. Khi biết chúng tôi  muốn tìm hiểu về ông Võ Kim Cự, một lãnh đạo Hà Tĩnh cũ đã có một gợi ý mà theo đó, chiều 26/7, tôi đến Sóc Sơn gặp nhà thơ Dương Kỳ Anh. Ông tên thật Dương Xuân Nam , bút danh Dương Kỳ Anh gắn với tên quê hương ông. Không chỉ lấy tên quê làm bút danh cho mình mà cả con trai ông là Dương Thái Hà (Hà Tĩnh) và con gái Dương Anh Xuân (xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh) cũng mang tên quê nội.

4592. Sự bình an hay Formosa

Hình ảnh
SỰ AN BÌNH HAY FORMOSA ? Nhà văn Hoàng Quốc Hải Thứ năm ngày 4/8/2016 9:24 AM Một góc Formosa PNTB: Hỡi các nhà văn, cuộc sống đang cần những tác phẩm như thế này... Bút ký   “… Không bao giờ loại trừ được khả năng Formosa có thể tạo ra một thảm họa mới khiến cá chết trắng suốt 3.000 cây số chạy dọc bờ biển Việt Nam .” (Lâm Nhân Huệ- Tổng thư kí Hội thẩm phán môi trường quốc đảo Đài Loan ) Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam , chuẩn bị cho đoàn nhà văn chúng tôi đi thâm nhập thực tế rất chu đáo. Chúng tôi chọn Hà Tĩnh, nơi có điểm nóng Formosa . Đoàn chúng tôi gồm nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà thơ Trần Nhương, nhà văn Văn Chinh, nhà phê bình kiêm nhà giáo Bùi Việt Thắng, nhà báo Kiều Mai Sơn trẻ nhất đoàn, khoảng ba chục tuổi. Số còn lại tuổi trên 60 đến dưới 80.

4579. Chuyện guốc dép (2)

Hình ảnh
Chuyện guốc dép (2) Dép nhựa Tiền phong trắng thời bao cấp thứ hàng hiệu dành cho đại gia lúc ấy PNTB: Công nhận Nguyễn Thông tuy ít tuổi hơn mình nhưng hắn nhớ những kỷ niệm ở quê Hải Phòng thời bao cấp đến là dai. Mình với Nguyễn Thông tuy cùng quê nhưng khác huyện. Bài viết này hắn nhớ những chi tiết về đôi dép Tiền Phong đến là kỹ. Cái mà gợi cho mình nhớ quê nhất là hắn nhắc đến tiếng địa phương ở vùng mình, gọi quả ổi là quả ủi, cái chổi là cái chủi, đánh đổi là đánh đủi... Đó là thứ ngôn ngữ 'đặc sản' của xứ Vĩnh Bảo mà Nguyễn Thông đã vào Sài Gòn nhiều năm vẫn không quên...

3996. Đọc lại tác phẩm Làm no

Hình ảnh
Đọc lại tác phẩm Làm no của Ngô Tất Tố Hình minh họa PNTB: Đã 70 năm rồi mà cái ký này của cụ Ngô Tất Tố vẫn mới mẻ. Đọc lại lần nào cũng lôi cuốn, bởi bài ký đậm đà, chân thật và xúc động, không thể tìm thấy một câu văn sáo, không thấy một chi tiết nào thiếu chân thực. Đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật, với chất giọng rất nông dân, lạc quan, trào lộng, cười ra nước mắt. Văn thế mới là văn! --------------------- Qua những rặng tre bị ngâm đã lâu, cành lá úa rực, xiêu đổ, chiếc thuyền nan của chúng tôi phải len lỏi, chỗ thì phải cúi đầu để chui qua những cây sắn đổ, chỗ thì phải đè một cành cây cổ thụ xuống nước, chỗ thì phải gạt những trà rào trôi nhấp nhô trên mặt nước đỏ ngầu và phải đẩy cong con sào mới vượt được cụm bèo tây ứ lại. Chiếc thuyền mỗi chốc chòng chành làm cho tôi lảo đảo, nhưng cái ý muốn mục kích cảnh điêu linh cùng khổ của dân lụt đã làm cho tôi quên cả nhọc nhằn. Một vùng nước mông mênh bát ngát, bao nhiêu những nhà tranh vách đất chỉ còn trông thấy

3995. Chuyện rơm rạ

Hình ảnh
Chuyện rơm rạ (4) (Kỷ niệm thời chống Mỹ của Nguyễn Thông) Tôi còn nhớ như in cái ngày loa truyền thanh phát thông báo máy bay Mỹ khởi đầu ném bom miền Bắc. Chiếc loa nhỏ xíu màu xanh nhạt bằng gỗ gắn trên tường mà thời ấy quen gọi là loa kim báo rằng hôm 5.8.1964 Mỹ đã ném bom bắn phá vùng mỏ Quảng Ninh, rồi mấy tỉnh miền trong là Thanh Hóa, Quảng Bình. Vậy là chiến tranh đã lan ra tận Hải Phòng quê tôi. Mấy ngày đầu còn hoảng hốt, lo lắng nhưng sau có cảm giác quen dần, thấy cũng bình thường. Nhiều hôm nhìn hàng đàn tàu bay nối nhau cao tít trên trời từ phía biển Bàng La, Quần Mục, cửa sông Văn Úc tiến sâu vào đất liền, đám trẻ con chúng tôi thậm chí không chịu nhảy xuống tăng xê hoặc hố cá nhân mà còn nhí nhố chỉ trỏ, chỉ khi nghe bom nổ ùng oàng từ mạn Thượng Lý, cầu Niệm vọng về mới hơi sờ sợ.

3958. Nghệ sĩ đích thực của trần gian

Hình ảnh
Nghệ sĩ đích thực của trần gian   TTTG / 17/02/2016 Tha nhân cứ bán mua, tất cả, còn ông chỉ biết cây đờn và tiếng hát của mình. Ảnh: Nguyễn Hàng Tình. Ai bảo ông là ăn mày, ông cho là họ xúc phạm âm nhạc và tâm hồn nghệ sĩ. Ông khuyên họ hãy công bằng, bình tâm, và quan sát rõ cuộc đời. “ Đường nhân gian đầy ải thương đau/ Ai chưa qua chưa phải là người/ Trong thói đời cười ra…” Lời của một bài khác nối tiếp sau khi bài kia dứt chừng mười phút và ông đã cầm cái chai nhựa Coca-Cola chứa nước nấu ở nhà mang theo uống vào một ngụm lấy giọng. Phần đông người đi qua không thèm nhìn xuống chỗ ông. Nhưng cũng có nhiều người ngoái đầu nhìn lại. Có đôi ba bà chủ các sạp hàng xung quanh kê chiếc ghế nhựa ngồi hóng nghe ông hát, nhân lúc sạp vắng khách. Thi thoảng mới có những người đi chợ dừng lại bỏ tiền vào trong cái ca nhựa.

3744. Làng phố

Hình ảnh
Làng phố  Tùy bút của Trần Đăng Khoa Thứ Hai, ngày 28 / 12 / 2015   Ngay cái tên đã nhập nhằng rồi. Làng phố. Làng là làng. Mà phố là phố. Làng ở thôn quê. Còn phố nơi phồn hoa đô thị. Đấy là hai vùng địa giới, hai miền văn hóa hoàn toàn riêng biệt. Bây giờ, trong công cuộc đổi mới, đời sống cũng bắt đầu xuất hiện nhiều vẻ đẹp mới. Lại còn có cả những vẻ đẹp của sự nhập nhằng. Ấy là cái làng quê của tôi.

3740. LÀNG VÀ NƯỚC MẮT THỜI MỞ CỬA

Hình ảnh
LÀNG VÀ NƯỚC MẮT THỜI MỞ CỬA   Tùy bút của Phạm Quang Long Nhà quê và về quê Phạm Quang Long Là trai nông thôn, học xong làm việc ở thành thị, lấy vợ là người Hà Nội, công việc, con cái ổn cả, nhà cửa chẳng sang trọng gì nhưng cũng đủ để sống một cuộc sống yên ổn mà sao những suy nghĩ về quê cứ luôn thấp thỏm trong tôi? Trước đây, thỉnh thoảng vợ và con vẫn đùa: "bố nhà quê lắm". Tôi hiểu, đó như một lời chê. Thì tôi vốn là người nhà quê, không quê sao được?.Dù xa quê đã lâu và thực sự, tôi đã là một tay nhà quê mất gốc nhưng cái chất quê, kiểu quê nó lặn vào máu tự bao giờ. Ẩn kín đến đâu rồi cũng có lúc cũng bật ra, gây khó chịu cho người khác bởi cái sự thiếu văn minh của mình.

3696. Người kể chuyện cảnh giác, đã ra đi

Hình ảnh
NGƯỜI KỂ CHUYỆN CẢNH GIÁC, ĐÃ RA ĐI Vũ Từ Trang/  Thứ ba ngày 15 /12 /2015  Công nghệ truyền thông bây giờ quá phát triển, chứ như ngày đầu nhà báo Nghi Xuyên vào nghề, thì dụng cụ tác nghiệp còn quá thô sơ, lạc hậu. Tuy vậy, chương trình phát thanh “Vì an ninh Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày đó, tạo sự hấp dẫn ghê gớm cho thính giả. Đặc biệt, tiết mục “Kể chuyện cảnh giác” mà anh Nghi Xuyên tham gia thực hiện, đã gây sự chú ý của hàng triệu thính giả từ nông thôn cho tới thành phố. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình phát thanh “Vì an ninh Tổ quốc” ngày đó còn ít ỏi. Nhà báo Nghi Xuyên ngày đó là phóng viên trẻ xông xáo, nhiệt tình. Anh sốt sắng đi thực tế, cặm cụi viết bài. Nhiều buổi, anh còn là người trực tiếp đọc bài của mình viết. Tuy chỉ là phát thanh viên nghiệp dư, nhưng trời phú cho anh giọng đọc truyền cảm, nên rất cuốn hút thính giả.

3688. Làm báo giữa lưng trời Tây Bắc

Hình ảnh
Làm báo giữa lưng trời Tây Bắc NNVN/ 07/12/2015, 06:35 (GMT+7) PNTB: Mình với Thái Sinh (TS – tên thật Nguyễn Đình Sinh) là huynh đệ theo nghĩa “tâm đồng ý hợp”. Mình hơn 7 tuổi nên TS gọi mình là Anh với nghĩa tôn trọng và quý mến. Năm nay vừa tròn lục tuần, TS được nghỉ hưu như bao người khác hưởng lương nhà nước, tuy vẫn tiếp tục làm việc với tư cách hợp đồng theo yêu cầu của tờ báo mà 20 năm cuối của sự nghiệp phóng viên anh coi như “ngôi nhà” của mình. Nhân kỷ niệm 70 năm ra đời Báo Nông nghiệp Việt Nam , TS đã viết bài này như một lời tri ân tờ báo đã khuyến khích, động viên anh đi và viết, trở thành một nhà báo có ấn tượng trong lòng công chúng. PNTB trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. TS - Tây Bắc nơi chứa đựng những câu chuyện huyền bí và hãi hùng đã thấm đẫm trong tâm hồn tôi từ những ngày còn cắp sách tới trường…Tôi từng mơ ước được đặt chân tới mọi miền Tây Bắc để khám phá về mảnh đất và cuộc sống của những con người nơi đây. Báo Nông nghiệp Việt Nam đã cho

3634. Chuyện nhặt ở bệnh viện (phần 1)

Hình ảnh
Chuyện nhặt ở bệnh viện (phần 1) Nguyễn Thông/ Thứ Bảy, ngày 28 / 11 / 2015 "Chợ bệnh viện". Ảnh Dân trí (để minh họa) Hồi xưa, nhà văn Bùi Đức Ái (Anh Đức) có truyện dài “Một chuyện chép ở bệnh viện” viết về cuộc đời chị gì đó hoạt động cách mạng, sau thành phim Chị Tư Hậu. Tác phẩm chẳng hay lắm nhưng cũng gây xúc động một thời. Mình chả khỏe gì cho cam nhưng ít phải vào bệnh viện, nên đóng bảo hiểm y tế chỉ toàn lỗ. Hai hôm nay nhà có người yếu nhọc, phải bám vào thứ cơ quan chăm lo sức khỏe này, mình theo để chăm. Buông việc thường làm hằng ngày, nhẹ cái đầu một tí nhưng mỏi cái chân cái tay. Chỉ riêng bữa nay lên lầu xuống lầu cả hai chục bận chứ không ít. Quá cả thằng bé trong thơ Tố Hữu, chân cứ thoăn thoắt, chỉ có điều hết hơi không huýt sáo được.

3587. Một cuộc đời sống thác với nghiệp chèo

Hình ảnh
Một cuộc đời sống thác với nghiệp chèo Trần Tuấn Tiến PNTB: Thế là một "cây đại thụ" trong Làng Chèo Đất Cảng nói riêng và Việt Nam nói chung đã về trời - Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Lan (1930 - 7/11/2015), hưởng thọ 85 tuổi. PNTB chân thành phân ưu cùng gia quyến, anh chị em trong Làng chèo Hải Phòng, cầu chúc cho hương hồn NSND Hoàng Lan siêu thoát nơi cực lạc!  Nghệ sĩ Trần Tuấn Tiến, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Hải Phòng, với tấm lòng ngưỡng mộ và kính trọng chị Hoàng Lan, đã có bài viết xúc động về những kỷ niệm sâu sắc trong sự hợp tác nghề nghiệp với chị. Tuấn Tiến coi đây như một nén tâm nhang tri ân và tưởng nhớ người chị, người NSND đáng kính, dâng lên trước hương hồn nghệ sĩ Hoàng Lan. PNTB trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. ooOoo  

3558. Thăm người đổ máu vì… Tập Cận Bình

Hình ảnh
Thăm người đổ máu vì… Tập Cận Bình Lê Phú Khải Tác giả và Trần Bang Ngày 6.11.2015. Sáu giờ sáng. Tôi nhận được điện thoại của nghệ sĩ Kim Chi. Chị thông báo cho tôi, nhà Trần Bang đang bị công an bao vây, đừng đến thăm, có thể phiền cho tôi!. Chị Kim Chi từ tối 5.11.2015 đã chăm sóc tận tình cho Trần Bang và đưa Bang về nhà… Thực tình thì hiện lúc đó, tôi có hơn gì Trần Bang, hai chú an ninh vây chặt cửa nhà tôi, có lẽ vì họ Tập chưa rời Việt Nam! Nhưng tôi quyết định phải đi thăm Bang dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì đó là chuyện tình cảm riêng với Bang, ngoài cái chung.

3678. Chầm chậm đi qua một nước Nga tráng lệ…

Hình ảnh
Chầm chậm đi qua một nước Nga tráng lệ… Đỗ Doãn Hoàng (Thúy Quỳnh) -  CÓ MỘT NƯỚC NGA CHÚNG MÌNH CHƯA BIẾT Sau khi đọc bài này, một bạn thốt lên: từ nay em sẽ đọc báo Văn nghệ Thái Nguyên nhiều hơn!   Vì sao à? Vì bạn ấy không biết báo có những bài khiến bạn ấy thay đổi cái nhìn về nước Nga như thế này.   PR cho báo tí, nhưng mà nói thật. Cảm ơn nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã ủng hộ tụi mình một bài báo rất hay. Đọc bản thảo xong, khối đứa cơ quan mình đòi cơ quan phải đi Nga! Mình bảo: Ok, đi luôn, Nga My! (Các đồng bào Thái Nguyên đừng bảo tớ là không biết Nga My ở đâu nhé! Tớ... cắt xoẹt đấy ! (Fb. Thúy Quỳnh) Chầm chậm đi qua một nước Nga tráng lệ…

3702. Xuyên đêm giường nằm ký

Hình ảnh
XUYÊN ĐÊM GIƯỜNG NẰM KÝ Nhà thơ Văn Công Hùng PNTB: VCH vừa được "xả hơi" sau một khóa BCH Hội Nhà văn. Chắc vì thế làm một chuyến du ký ở đâu đó, rồi tiện thể ra cái "giường nằm ký" này? Mình mang về đây để bà con nào đi giường nằm 7 tỉ đọc trước để khỏi bỡ ngỡ. Nghe nói có một cái xe giường nằm khủng giá 7 tỉ chạy tuyến Hà Nội - Điện Biên hiện đại như một cái máy bay mặt đất. Trên xe chỉ có 20 giường với đầy đủ tiện nghi như bar, mát xa, tivi cá nhân vân vân, cũng ước ao đi một chuyến cho biết nhưng chưa có điều kiện, thì nhân chuyến công tác Hà Nội vừa rồi, lại nhân sân bay Pleiku đang dừng bay để sửa, tôi làm một cuốc máy bay Hà Nội - TP HCM rồi từ HCM đi xe giường nằm ra Pleiku.

3664. Đất Tổ - Tháng Ba gọi về

Hình ảnh
Đất Tổ - Tháng ba gọi về  Bút ký của Công Thế VACNE/ Thứ Năm, 11/06/2015 | 03:28:00 PM (VACNE) - Tác giả Công Thế (Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai), người đã tham gia và đoạt giải Cuộc thi viết về Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam vừa gửi cho Văn phòng Hội bài bút ký về chuyến đi dự Lễ kỷ niệm 5 năm Sự kiên Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. Xin cảm ơn Tác giả Công Thế và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.   Dồn chân trảy hội Tổ hương. Dù nàng xuân có chùng chình nấn ná đến mấy rồi cũng dần nhạt theo tiết thời gian. Sắc thắm của hoa đào, hoa mai, của hương chanh, hương bưởi Đoan Hùng có nồng nàn đến mấy cuối cùng cũng phải ẩn mình vào xum xuê  cành lá, vào những chùm quả xanh biếc đầu cành. Dù nàng xuân có chùng chình nấn ná đến mấy rồi cũng dần nhạt theo tiết thời gian. Sắc thắm của hoa đào, hoa mai, của hương chanh, hương bưởi Đoan Hùng có nồng nàn đến mấy cuối cùng cũng phải ẩn mình vào xum xuê  cành lá, vào những chùm quả xanh biếc đầu cành. Gió nồm nam có dùng dằng đi

4532. Nhà báo đối mặt quyền lực

Hình ảnh
Nhà báo đối mặt quyền lực Thái Sinh NND/PNTB : Bài hồi ức viết về những kỷ niệm buồn của Thái Sinh (TS) ở Yên Bái và Lào Cai từ hàng chục năm đã qua mà như vẫn còn nóng hổi, bởi mình đã từng chứng kiến một số sự kiện anh chép lại trong bài này, thật 100%. Nhưng đúng như TS nói, trong cái rủi lại có cái may. Cuối cùng, TS vẫn là một nhà báo xuất sắc, nổi tiếng dũng cảm, ít nhất ở vùng Tây Bắc, nơi anh trưởng thành. Những thế lực trả thù anh bây giờ cũng chả ra gì, khi mà cái ghế của họ không còn. Nhân dịp chào mừng ngày Nhà báo cách mạng VN 21/6, chỉ còn 2 ngày nữa, mình đăng lại bài viết tâm huyết này. Trong những năm qua, nhiều nhà báo bị trả thù một cách hèn hạ, không phải vì viết sai, mà họ phản ánh đúng về cơ quan hay một nhân vật quyền lực nào đó. Bản thân tôi đã từng bị trả thù như vậy, đó là khi nhà báo đối diện với quyền lực. 20 ngày làm... bảo vệ Năm 1993, tôi đang làm phóng viên kiêm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái, trước tình trạng mua bán giấy ph

4475. Anh cu Đa

Hình ảnh
ANH CU ĐA Nguyễn Quang Lập Thứ sáu ngày 5 tháng 6 năm 2015 2:27 PM Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông. nhớ nhiều người nhưng nhớ nhất anh Đa. Bây giờ kể chuyện anh Đa thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này. Anh Đa lùn, đen, xấu. Anh Di nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l. trâu. Anh sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê. Là con liệt sĩ, lại con một, anh khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ.

3968. Đọc lại bài: Mười bẩy tháng Hai Bẩy chín – nhớ gì ghi nấy.

Hình ảnh
Mười bẩy tháng Hai Bẩy chín – nhớ gì ghi nấy. NND/ PNTB Năm ấy, tôi là giảng viên ở Trường Đảng tỉnh Hoàng Liên Sơn (thị xã Yên Bái). Cách đấy hai ngày, trong một buổi nói chuyện thời sự, ông Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy khẳng định: “Tình hình biên giới rất căng thẳng, nhưng các đồng chí cứ yên tâm, Trung Quốc không thể đánh chúng ta bằng quân sự được”…  Tôi hiểu, đó là thông điệp của Trung ương, ông Trưởng ban Tuyên giáo nói là nói theo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương nói là ý của Bộ Chính trị, chứ đó tuyệt nhiên không phải là phát ngôn cá nhân. Và điều đó hoàn toàn có lý. Cùng là nước xã hội chủ nghĩa anh em, ai lại đánh nhau!

3249. Nhớ ông Tụ !

Hình ảnh
Nhớ ông Tụ ! Bùi Hoàng Tám Ông Tụ là anh em con chú, con bác với ông nội tôi. Ông Tụ mất lâu rồi, nhưng hôm nay, tôi chợt nhớ đến ông, nhớ cả cái ngày ông mất, mẹ tôi khóc như thế nào. Và nhớ về câu chuyện mẹ tôi kể ngày Cải cách ruộng đất. Chuyện nhà tôi bị qui địa chủ, đã nói rồi. Bố tôi thì sau khi thoát chết, hình như có phần "biết ơn" những người không giết mình. Nhưng mẹ tôi thì không. Cho đến tận khi mất (1991), mẹ tôi dù đã có thời gian lẫn lộn nhưng nhắc lại những ngày này, lạ thay mẹ tôi vẫn nhớ một cách rành mạch. Ân oán rõ ràng.