Bài đăng

6297. Người ta đến chùa làm gì?

Hình ảnh
Người ta đến chùa làm gì?  Tác giả: Tạ Duy Anh    Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài. Bà nhất định bắt tôi đi giật lùi mỗi khi từ Chùa trở ra. Có lẽ do cuộc đời chịu quá nhiều tai ương, vì thế khi đã trưởng thành, tôi vẫn thường tìm đến cửa Phật mỗi khi cảm thấy đầu óc âm u, chỉ để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, thanh sạch. Lời cầu xin duy nhất của tôi là mọi tai họa nếu có, hãy đổ hết lên đầu tôi, nhưng chừa các con các cháu, người thân của tôi ra. Nhưng cũng chính cái việc chăm đi chùa, lại khiến tôi cứ dần dần thất vọng ê chề về cái nơi vẫn được gọi là cửa Phật ấy. Mọi thứ tại đó thay đổi còn nhanh hơn cả ở chốn phàm trần. Thậm chí có thể nói rằng, nơi những cửa chùa mà tôi có dịp đến “ăn mày Phật” giờ đây là nơi nhiều nhốn nháo nhất. Tràn ngập là xôi, thịt và nhữ

6296. “Chọn bạn mà chơi”

Hình ảnh
“Chọn bạn mà chơi” PNTB - Nguyễn Ngọc Dương                                     Ảnh minh họa: Ngọc Dương Trong quan hệ đối tác Chiến lược Toàn diện Trung – Việt có 16 chữ: “Sơn thủy tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”. Phía TQ nhấn mạnh: “Mối quan hệ cùng nhau, giống nhau toàn diện về tư tưởng, lí tưởng, văn hóa”. Người dân Việt Nam nhận thấy, 16 chữ với TQ là những chữ “sơn son, thiếp vàng” … dường như muốn che đậy điều gì để Việt Nam phải lệ thuộc như ngàn năm Bắc thuộc? Quan hệ  Đối tác Chiến lược Mỹ - Việt, cũng 16 chữ: “Khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Người Mỹ còn tặng Việt Nam bốn từ: “Mạnh, Độc lập tự cường và Thịnh Vượng”. Dân Việt Nam bình luận: Đó là những câu chữ mộc mạc, thực tế, thẳng thắn và chân thành. Người Mỹ đơn giản ủng hộ Việt Nam Độc lập, Hùng mạnh, Thịnh vượng và Tự cường, bằng những hành động thực tế. Đó vốn là mong ước hằng nghìn năm của Dân tộc Việt Nam. Người Việt vốn

6295. ““Khuôn vàng thước ngọc" ”

Hình ảnh
“Khuôn vàng thước ngọc"  Nguyễn Ngọc Dương Từ xa xưa, những đứa trẻ trong các gia đình, nhất là những gia đình khá giả thường bị người lớn “bao cấp” từ ý thức đến hành động, nhất nhất phải tuân theo cho đến lúc lấy vợ gả chồng: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Giới “mũ cao áo dài” là “quan phụ mẫu”, tức “cha mẹ dân”, bất luận sai đúng thì dân không được trái lời. Đó là thứ văn hóa đã tồn tại hằng nghìn năm. Cách mạng về đã “đánh đổ chế độ phong kiến thối nát”, ai cũng vỗ tay cho rằng, xã hội mới là hoàn toàn “ưu việt”, không còn dính dáng gì đến những thứ văn hóa lạc hậu, thấp kém của chế độ phong kiến. Thế nhưng, trải qua 2/3 thế kỷ, thực tiễn đã cho thấy “cái xác” phong kiến tuy đã “chôn sâu ba tấc đất”, nhưng “cái hồn” của nó vẫn lẩn quất khắp nơi, dù chế độ mới ít nhiều cũng đã có tiến bộ. Có lẽ Quy luật của “ý thức xã hội” trong đó có “văn hóa, đạo đức…” không thể “đứt đuôi con nòng nọc”, khi một chế độ mới được thiết lập về mặt Hình thức nhưng chưa căn bản thay đổi về

6294. Nhớ "cụ" Duối

Hình ảnh
Nhớ “cụ” Duối Nguyễn ngọc Dương   Xa quê từ năm 1965, nhưng đến nay không lúc nào tôi không đau đáu nhớ về nơi chôn rau cắt rốn. Trong nỗi nhớ ấy, không hẳn là những gì “to tát” mà có cái nói ra thì bảo “tầm thường”, trong đó có cây Duối ở bờ dậu sau nhà. Tôi thường nghĩ, đó là “cụ” duối bởi từ lúc 5-6 tuổi (70 năm trước), khi biết đến cái khuôn viên nhà mình do ông cha bao đời để lại là tôi đã thấy cây duối cao to, sần sùi gần bằng những năm gần đây. Cây được cụ cố (tứ đời) nhà tôi trồng. Như vậy “cụ” duối có thể được trồng trong khoảng cuối thế kỷ 19, đến nay cũng khoảng 130 năm tuổi? “Cụ” Duối đứng một mình trong hàng dậu tre vân. Hàng dậu ngăn vườn sau nhà tôi với con đường chạy vắt ngang theo chiều Đông – Tây trong ngôi làng hình chữ nhật hướng Nam. Vị trí cây duối còn đánh dấu khu đất của nhà tôi và khu đất của gia đình ông cụ mà thày tôi gọi là chú họ ở phía Tây, bên phải ngôi nhà. Thời còn niên thiếu, tôi và mấy đứa bạn thường chui qua gốc duối để vào xóm trong, tạo

6293. Bác tôi

Hình ảnh
Bác  tôi Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Mới đây tôi đi dự ngày giỗ lần thứ 50, đồng thời cũng là 110 năm ngày sinh của Bác tôi. Bác tên là Nguyễn Văn Năm, cũng là con trai thứ 5 trong gia đình. Ở quê, có nơi gọi quan hệ “con cô con cậu” dù là anh hay em mẹ cũng đều là “cậu”. Nhưng riêng làng tôi thì chỉ gọi em mẹ là cậu, còn anh mẹ là bác. Tuy mẹ (bu) tôi là em con chú của bác Năm, nhưng ông bà ngoại tôi không có con trai, nên để tránh “tuyệt tự”(1), bác Năm được Cụ ngoại giao cho “kế tự”, nghĩa là người NỐI DÕI. Đã là người nối dõi thì coi như CON TRAI. Vì thế, anh em “con chú con bác” giữa Bu tôi với Bác trở thành “anh em ruột”.   Năm 1973, mới 60 tuổi, Bác mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Trước khi lâm chung vài tuần, Bác cho người tìm tôi, lúc đó đang công tác ở cơ quan huyện Bảo Thắng, là phải về ngay để Bác nhờ một việc. Tôi đạp xe 20 cây số từ Phố Lu về Phong Niên, vừa ngồi xuống, Bác nói luôn: “Cháu có biết ‘triện tàu lá rắt’ không?”. Mới 25 tuổi, chưa được học hành gì nhiều, ng

6292. Chị tôi

Hình ảnh
Chị tôi  Bài của Nguyễn Đình Thi [Kỷ niệm 32 năm, ngày mất của anh rể tôi – chồng chị - 10/4 (âm lịch) năm 1991] Chị tôi Là con cả trong gia đình 5 chị em, năm nay Chị vừa bát tuần. Nhưng có lẽ do số phận an bài mà cuộc đời Chị không ít long đong! Ngay khi lọt lòng mẹ, Chị đã bị ngạt – tôi được thày bu kể - do ca sinh khó trong cái thời ở làng quê chỉ biết nhờ bàn tay Bà Tắm. Chị không cất được tiếng khóc chào đời!… Mọi người ngậm ngùi chuẩn bị “đưa Chị ra đồng” thì bất ngờ Chị cựa quậy, hồi sinh! Chắc do Bà Mụ “nhầm lẫn” gì đó, nhưng đã kịp thời “sửa sai”? Đó là lý do khiến Chị không hẳn được bình thường như mọi người!... Thày bu tôi đặt tên Chị là “Mười”, chắc mong sao Chị lớn lên nếu không được “mười phân vẹn mười” thì cũng được nên người bình dị.     Trong một gia đình nghèo khó, sáu, bảy tuổi Chị đã phải chăn trâu, cắt cỏ, xay lúa, giã gạo, bế em… Những năm mới hòa bình, Chị cũng được thày tôi dạy dăm ba chữ quốc ngữ trong chương trình “bình dân học vụ”. Nhưng do tiếp th

6291. Văn hóa gì?!

Hình ảnh
Văn hóa gì?!   PNTB Có lẽ Việt Nam hiện nay là một trong những nước sính “to tát”, sính “hoành tráng”, bất chấp nó là thứ văn hóa gì! Một lần tới Băng Cốc, tôi vào phòng ăn sáng của khách sạn dễ có đến 500 người. Đông như thế, nhưng thực khách không ai nói to. Trong mâm, họ nói chuyện với nhau rất nhỏ nhẹ mà không bị bất kỳ tiếng ồn nào che lấp. Hơn nữa, tiếng nhạc du dương được lắp đặt trong một hệ thống loa nhỏ rải khắp phòng ăn. Ngồi chỗ nào cũng thưởng thức một giai điệu thanh thoát, nhẹ nhàng. Người ta vừa ăn vừa thưởng thức thứ âm nhạc như vậy. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tôi được dự nhiều sự kiện mà trong đó thường có “Chương trình văn nghệ chào mừng”. Điều phản cảm nhất là tiếng nhạc, tiếng hát bị những anh thợ âm li chỉ thích vặn to volum. Khi bật nhạc lên là hành hạ người nghe. Tiếng nhạc, tiếng hát có hay đến mấy, khách mời cũng muốn chuồn ra khỏi hội trường. Nếu giữ lịch sự, cố ngồi lại thì phải lấy ngón tay bịt lỗ tai. Ở khu dân cư, có những nhà thích mở

6290. Chợ phiên vùng cao – đa dạng văn hóa truyền thống độc đáo

Hình ảnh
Chợ phiên vùng cao – đa dạng văn hóa truyền thống độc đáo                                                     Chợ Cán Cấu-Si Ma Cai, Lào Cai Ở vùng cao, thường vài xã mới có một cái chợ. Xuất phát từ địa hình đồi núi nên cư dân thưa thớt. Các bản làng không quần tụ trong những lũy tre khép kín như làng cổ truyền vùng đồng bằng Bắc bộ. Các hộ gia đình vùng cao thường ở cách xa nhau, hiếm thấy hai nhà chung nhau “cái dậu mùng tơi”… Do vậy, người vùng cao ít có điều kiện giao lưu trong phạm vi làng xã… Nhưng giao lưu vốn là bản tính con người. Từ thượng cổ, người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, mỗi làng đều có một ngôi đình để làm nơi hội tụ. Người Tây Nguyên có ngôi nhà Rông cũng là nơi gặp gỡ giao lưu của dân làng… Ngày nay, khắp nơi đều có “nhà văn hóa” của làng bản, khu dân cư… Nhưng xem ra có rất nhiều nơi “nhà văn hóa” chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Vì thế, chợ phiên vùng cao, ngoài việc mua bán trao đổi hàng hóa cho sinh hoạt thì nó còn mang chức năng quan tr

6289. Đôi điều về Ảnh nghệ thuật

Hình ảnh
Đôi điều về Ảnh nghệ thuật Bài và ảnh: Ngọc Dương/PNTB                           Làng Choản Thèn - Y Tý, Lào Cai Đ ể làm rõ khái niệm Ảnh Nghệ thuật , trước hết cần điểm lại thể loại ảnh . Thể loại ảnh được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn của Bộ môn Nhiếp ảnh. Còn ít có bài viết bàn chung về thể loại, nhưng sự khác nhau về thể loại “ ảnh nghệ thuật” và “ ảnh báo chí” thì đã có khá nhiều ý kiến đề cập.   Trong thực tế, chúng ta nghiễm nhiên công nhận một số thể loại ảnh như: ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí, ảnh dịch vụ, ảnh tư liệu khoa học … Rồi chia theo hình thức kỹ thuật như ảnh màu, đơn sắc... Hoặc chia theo chuyên đề như ảnh phong cảnh, chân dung, sinh hoạt đời thường, lao động sản xuất, ảnh “nuy”, thời trang... Ở nhiều cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật, chúng ta được chứng kiến những cuộc tranh luận, hoặc phàn nàn đôi khi rất bức xúc rằng, tại sao lại thiên về ảnh báo chí – thời sự, thiếu quan tâm đến ảnh nghệ thuật? Có ý kiến còn cho rằng việc thẩm định ả

6288. Ở quán cà phê

Hình ảnh
Ở quán cà phê Thơ Đỗ Trung Lai Anh bạn trẻ mặt buồn rười rượi kể tôi nghe chuyện chỗ anh làm - Học như thế mà giáo sư, tiến sĩ đời bây giờ sao lắm kẻ ăn gian!   - Ồ! - tôi hỏi - Sao anh không học họ để bây giờ ngồi than vãn cùng tôi? Anh bạn trẻ thở dài và bảo: - Dạ thưa anh! Tôi còn muốn làm người!   Mặt giời lặn trong cà phê đen nhánh chúng tôi ngồi, không nói gì thêm Một ngày nọ, làm người, không muốn nữa sẽ thế nào, anh bạn trẻ ngồi bên?  

6287. "Trứng khôn hơn vịt"

Hình ảnh
  “T r ứ n g  k h ô n  h ơ n  v ị t” Tranh minh họa: Ngọc Diệp, báo Dân trí Đó là khẩu ngữ ý nói, trứng (mà đòi) khôn hơn vịt hay trứng (mà đòi) khôn hơn rận. (Từ điển tiếng Việt). Nó thường được áp dụng vào tình huống những người sinh ra trước, mặc nhiên coi là phải khôn hơn người sinh ra sau. Và người có vị thế xã hội, nắm quyền trong tay thường tự coi mình là ( có quyền ) khôn hơn kẻ bề dưới. Quan niệm dù chỉ đúng một phần, nhưng người ta đã tuyệt đối hóa, khiến bề trên luôn tự phụ, quyết không bao giờ nghe bề dưới, vì “trứng không thể khôn hơn vịt”!      Nhà nghiên cứu văn hóa Sần Cháng mới đây nhắc lại một giai thoại từ mấy chục năm trước. Cuộc triển lãm hội họa Việt Bắc 1952, Sĩ tốt, họa sĩ quân đội có bức tranh thằng bé cưỡi con lợn đặt trên chiếu hoa… Ông Phó ban tuyên huấn (PBTH) Khu yêu cầu bỏ ra không cho treo, với lý do: người ta cưỡi ngựa, chứ ai lại cưỡi lợn bao giờ! Hs Sỹ Tốt giải thích đây là nghệ thuật… Nhưng ông PBTH dứt khoát: “Tôi không cho treo là không c

6286. Bệnh hình thức

Hình ảnh
Bệnh hình thức PNTB “Hình thức” là biểu hiện bề ngoài cần thiết chứa đựng & phản ánh nội dung của sự vật, con người... Nhưng bằng ý thức chủ quan, phóng đại hình thức lên quá mức màu mè, nhằm che đậy sự thật bên trong thì nó là bệnh hình thức .   “Bệnh hình thức”, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cả từ một cá nhân con người đến những tổ chức xã hội. Ví dụ như hình thức ăn mặc của một cá nhân, hình thức về tiêu chuẩn cán bộ, về việc đánh giá cán bộ; hình thức tổ chức sự kiện; hình thức xây dựng đời sống văn hóa; hình thức truyền thông, tuyên truyền… Triệu chứng của Bệnh hình thức là cố làm cái vẻ bề ngoài, để che đậy cái sơ sài bên trong.   Chỉ riêng công tác cán bộ, bệnh hình thức đã giúp nhiều kẻ lừa bịp, che đậy bản chất con người. Quốc nạn tham nhũng trong những năm gần đây có phần minh chứng cho bệnh hình thức này.   Bài “Chữa bệnh hình thức” trên báo Đại đoàn kết có đoạn: “ Dư luận xã hội bất bình trước những quy định rất hình thức, vì nó sẽ tạ