Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn

5991. NHỚ CHU VĂN SƠN

Hình ảnh
NHỚ CHU VĂN SƠN Tác giả: Mai An NGUYỄN ANH TUẤN Lần gặp cuối cùng trong bệnh viện, Chu Văn Sơn đã bị di căn lên não giai đoạn cuối, nhưng anh vẫn nhận ra bạn bè thân thiết của anh, cặp mắt anh sáng rực lên, rồi gắng gượng ngồi dậy cầm tờ tạp chí Văn Hiến mới có in bài của anh… Bùi Ngọc Minh nghẹn ngào, lay tay CVS: “Còn hoành tráng lắm… Tươi tỉnh lắm…”. Anh đã cười, cái cười bao dung, thương mến quen thuộc bao năm nay đối với các bạn. Anh cười mà chúng tôi nuốt nước mắt vào lòng, để tới hôm nay mới có thể òa ra được một mình khi nhớ thương anh, thầm lặng đưa tiễn anh về nơi mà thi hào Nguyễn Du hằng mong mỏi: Nghìn thuở nơi chín suối vẫn có mùi hương (Thiên cổ trùng tuyền thượng hữu hương). Nhớ những ngày tháng của hội cao học văn ĐH sư phạm HN, tôi và CVS dù không trong hội này, nhưng vẫn dành nhiều buổi tối vào trường để tụ họp vui vẻ, đọc thơ đọc văn của nhau để khen và để “phang” cật lực… Thời đó, anh đã có những “ký họa chân dung” ( cả ký họa viết lẫn ký họa v

5974. Đêm kinh hoàng trong hang Hòn Kẽm

Hình ảnh
Đêm kinh hoàng trong hang Hòn Kẽm Mỗi lần nhớ con, bà Năm Nghê  đốt nhang đi trong rừng  khấn nguyện TTCT - Vì cháu khóc quá, sợ lộ Mỹ sẽ giết hết dân, người mẹ đó đành chôn sống đứa con ba tháng tuổi do mình rứt ruột sinh ra v ào một đêm tối trời của mùa đông năm 1969. Cháu chết đi là để bảo tồn hàng trăm tính mạng dân thường đang chạy giặc trốn tại hang núi Hòn Kẽm. Một cái chết khủng khiếp, kinh hoàng, tưởng như trong phim, ấy vậy mà có thật 100% tại vùng thượng nguồn sông Thu Bồn đã gần 40 năm trôi qua. Người mẹ đó tên là Lê Thị Nghê (Năm Nghê) nay đã 73 tuổi. Hiện bà vẫn sống với tâm trí điên tỉnh lẫn lộn trong ngôi nhà tạm tại thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Đây là một câu chuyện chưa từng được viết ra nhưng nó đã ám ảnh nhiều thế hệ người dân ở địa phương này, kể cả những dũng sĩ diệt Mỹ thời đó, và họ muốn nó phải được kể lại cho hậu thế.

5931. Bà hiệu trưởng trường Đại học Khoa học

Hình ảnh
Bà hiệu trưởng trường Đại học Khoa học (Theo hồi ký của GS Đào Văn Tiến ) Ảnh: Bùi Tuấn (VTC news) GS Nguyễn Đăng Hưng: Ứng xử của người trí thức khoa bang trong những ngày đầu (1945) sau khi Việt Minh cướp chính quyền . Chuyện bây giờ mới biết! Người hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nữ tiến sĩ khoa học Hoàng Thị Nga. Bà đỗ tiến sĩ vật lý tại trường Đại học Sorbonne (Paris). Khi nhậm chức (cuối năm 1945), bà khoảng 40 tuổi, người đẫy đà, mặt trái xoan trắng trẻo, mắt một mí, môi mỏng và trông hơi giống phụ nữ Nhật. Bà thường mặc bộ đồ tay-ơ, áo vét, váy ngắn màu xám, chân đi giày cao gót, tôi nhớ mang máng là bà để tóc xoăn dài, rẽ giữa và uốn thành hai mảnh vỏ trai úp sau đầu. Khi được tin bà về trường Đại học đã có nhiều bàn tán trong giới sinh viên vì họ đã quen với các thầy giáo Pháp ở trường đại học trước kia – không có thầy giáo Việt Nam ở trường Đại học. Ngay cả thầy Nguyễn Mạnh Tường, đã đỗ tiến sĩ luật kh

5919. Chuyện thương binh

Hình ảnh
Chuyện thương binh Tác giả: Nguyễn Thông   Sáng 10/12, hàng trăm thương binh  tập trung bên trong cổng Liên đoàn bóng đá Việt Nam  để mua vé ưu tiên.   Hai hôm nay (10 - 11.12), vụ thương binh (chẳng biết thật hay giả) “tấn công” trụ sở Liên đoàn Bóng đá VN – VFF trên đường Lê Quang Đạo ở Hà Nội khiến dư luận quan tâm đặc biệt. Không phải do máu đánh nhau, mà chỉ để… mua vé xem bóng đá. Máu thể thao hừng hực. Hồi xưa dùng xe tăng T54 húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập bắt tổng thống Sài Gòn đầu hàng thì nay dùng xe công nông tự chế tiến thẳng vào phòng làm việc của chủ tịch VFF khiến liên đoàn phải phất cờ trắng, van vỉ bộ tư lệnh thủ đô giải cứu. Công nhận thương binh kinh thật, thời nào cũng máu, cả đánh nhau lẫn xem bóng đá. 

5883. Cú lừa ngoạn mục

Hình ảnh
Cú lừa ngoạn mục Bút ký: Võ Đắc Danh PNTB: "ĐẤT THỦ THIÊM" là thiên bút ký đầy xúc động và đậm chất bi kịch thời đại của Võ Đắc Danh. Mấy hôm nay truyền thông đại chúng đang ‘nóng’ với sự kiện “ xây dựng nhà hát “trên xác người”, tôi xin cóp trích một kỳ trong bút ký trên như sự đồng cảm cùng dư luận. Kỳ II: CÚ LỪA NGOẠN MỤC Tháng Năm năm 2018, trong những ngày Thủ Thiêm trào nước mắt với tiếng kêu thảm khốc của những người dân bị cướp nhà cướp đất dậy sóng trên mạng xã hội, bất chợt người ta thấy trên Facebook của chị Mai Xuân Phượng có một stt ngắn với những lời "Xin lỗi nhân dân, tôi ngàn lần xin lỗi nhân dân... với trách nhiệm là chủ tịch phường An Khánh, tôi đã thuyết phục bà con chấp hành giao đất, hy sinh lợi ích riêng tư rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó từ thời thơ ấu đến tuổi xế chiều để nhường chỗ cho việc hình thành khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tôi ngàn lần xin lỗi bà con vì tôi đã tin tưởng tuyệt đối cấp trên sẽ đưa dân mình vào t

5806. Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam

Hình ảnh
Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam Tác giả: Lê Phú Khải Ngày 4/7/2018 (PNTB): Một bài ghi chép đọc trào nước mắt. Được biết, ông Hạ Đình Nguyên đã từ trần vào 02 h 10 ngày hôm nay, 04 tháng 7 năm 2018. PNTB thành kính phân ưu cùng gia quyến và cầu mong linh hồn ông được siêu thoát miền cực lạc.    . Hạ Đình Nguyên (1943 - 2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”. Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát... Anh đã trưởng

5773. BÉ HOÀNG SA VÀ ĐÔI DÉP MÀU HỒNG

Hình ảnh
BÉ HOÀNG SA   và  ĐÔI DÉP MÀU HỒNG Nguyễn Thị Kim Thoa : Nhân vụ Bác sĩ Hoàng Công Lương ở tỉnh Hòa Bình bị xử oan, tôi công bố bài này để chia sẻ cùng ông. ------------ Từ sau 1975 có nhiều ngày trở nên ồn ào, náo nhiệt. Ngày cách mạng tháng Tám, ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, ngày giải phóng miền Nam, ngày thương binh liệt sĩ, ngày phụ nữ, ngày nhà báo, ngày người cao tuổi, ngày thầy thuốc, ngày HIV, ngày bệnh lao, ngày thành lập Đảng… Ngày nào cũng là ngày kỷ niệm, cũng rất quan trọng và đáng nhớ. Hội hè, kỵ chạp, cúng giỗ ăn uống ngồm ngoàm, rước xách đều như nhau cả. Ngày 20 tháng 11, ngày nhà giáo Việt nam Xã hội chủ nghĩa có lẽ là một ngày rộn ràng, náo nhiệt nhất trong năm. Trên các nẻo đường từ thành phố đến thôn xóm làng quê, học sinh, sinh viên các cấp kể cả phụ huynh, từng người, từng nhóm, từng đoàn lũ lượt đi bộ, đèo xe cặp đôi, cặp ba, hàng dọc hàng ngang tìm đến nhà thầy cô để tặng hoa tặng quà.

5728. ÔNG PHAN VĂN KHẢI...NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT

Hình ảnh
ÔNG PHAN VĂN KHẢI...NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT Lê Phú Khải (LTS): Trong bài có một chi tiết, nói về chuyện TT Phan Văn Khải khi qua Mỹ, gặp TT George W. Bush năm 2005, ông đã phải cầm giấy đọc. Tiếng Dân xin được bào chữa cho ông Khải: Thật ra, lúc đó ai ở vị trí của ông Phan Văn Khải cũng đều phải làm như vậy. Cũng cần lưu ý, ông Khải là lãnh đạo đầu tiên của Chính phủ Việt Nam sang thăm Mỹ kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975. Mặc dù ông Khải là thủ tướng, là người đứng đầu chính phủ CSVN, nhưng ông là người của Bộ Chính trị, do BCT quản, ông không được quyền nói bất cứ điều gì ông nghĩ, mà chỉ nói những điều ông được phép nói, những phát biểu của ông ở Mỹ phải được BCT duyệt trước, ông phải ghi ra giấy, nếu nói sai là không còn đường quay về với đảng. Đảng “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mà, làm gì có chuyện ông Khải được tự do phát biểu?! _____ (LPK) - Mấy ngày nay, tin về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lâm trọng bệnh, khó lòng qua khỏi, tự dưng những kỷ niệm cũ về ôn

5722. TẠI SAO NGƯỜI DÂN ĐÀ NẴNG KHÔNG BIẾT CÓ CUỘC GIAO LƯU NÀY ?

Hình ảnh
Tại sao người dân Đà Nẵng không biết có cuộc giao lưu này? Ghi chép của Trần Kỳ Trung (PNTB): Đọc bài ghi chép thấy buồn mênh mang. (TKT) - Đến tôi, một người hay chú ý đến chuyện thời sự,  tuy ở Hội An nhưng hộ khẩu ở Đà Nẵng, sinh hoạt trong Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng… không biết chuyện này, tôi có hỏi nhiều người trong Hội VH-NT thành phố Đà Nẵng, họ cũng không biết. May cho tôi, có một anh bạn nhà báo thân thiết nhắn tin, thế là vội thu xếp để dự cuộc giao lưu, dù không được mời. Dự từ đầu đến cuối của buổi giao lưu, tôi nhận xét, rất lâu rồi, tôi mới được dự một cuộc giao lưu cảm động như thế, lấy không ít nước mắt của người dự khán.

5709. Văn nghệ đầu năm: Ăn Tết thời sản

Hình ảnh
Văn nghệ đầu năm: Ăn Tết thời sản Posted on  Tháng Hai 19, 2018  by  chumonglong Ghi chép của Chu Mộng Long Kiệt tác của Francois Rabelais và tranh minh họa của Louis Icart French Viết về cái sự ăn mà không viết về cái sự ỉa là một thứ văn chương vô hậu. Bởi ăn và ỉa là một quan hệ biện chứng giữa đồng hóa và dị hóa. Cho nên, đại văn hào Pháp F. Rabelais đã phải cực tả  chủ nghĩa anh hùng Gargantua  bằng hình tượng những cục phân khổng lồ để chất vấn thứ văn hóa giáo điều Trung cổ, rằng người hùng ăn khổng lồ mà tại sao không được phép ỉa??? Ăn sung thì ỉa phải sung. Chất lượng ỉa đánh giá chất lượng ăn. Cũng như kinh tế học lấy sản phẩm đầu ra làm thước đo để nhập nguyên liệu đầu vào… Không biết ngày xưa ông bà ta ăn Tết thế nào. Có biết chăng chỉ là trong sách vở. Mà sách vở thì chỉ có đẹp đẽ, sung túc trở lên. Đến thơ Tú Xương cũng chỉ thấy sự sung túc, vì không thấy cụ Tú mỉa mai vào sự nghèo hèn.

5704. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tết Tuất kể chuyện chó“

Hình ảnh
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tết Tuất kể chuyện chó“ Nhà thơ Trần Đăng Khoa PNTB: Hai câu chuyện về chó rất hay và có ý nghĩa thật sâu sắc. Câu chuyện thứ nhất: Chó đã cứu lão Khoa thoát chết Chuyện này xảy ra cũng lâu rồi. Tôi nhớ chính xác là ngày 1/10/1978. Hồi đó chúng tôi đang ở mặt trận Tây Nam. Tốp phóng viên chiến trường chúng tôi chỉ có hai người. Tôi và nhà văn nổi tiếng Xuân Đức. Chiến đấu chống quân Pol Pot quả là rất căng thẳng và mệt mỏi. Ta huấn luyện cho họ lối đánh du kích. Binh pháp ấy, Mỹ rất sợ. Giờ chúng lại dùng lối đánh ấy phản lại ta. Chúng xuất quỷ nhập thần, ẩn hiện như ma. Không thể nào lường được. Một mô đất, một bụi cây, một người nông dân hiền lành đang cày ruộng, thế mà rồi vụt cái, đã hoá ngay tên lính Pol Pot, chĩa thẳng súng vào ngực ta mà nhả đạn.

5568. Chút bâng khuâng Noel

Hình ảnh
Chút bâng khuâng Noel Đức Hồng y Phạm Đình Tụng Lời chủ trang blog Nguyễn Thông Đạo Thiên Chúa ở xứ ta, ngoài bề dày lịch sử, còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn những ngôi nhà thờ luôn là điểm nhấn kiến trúc đẹp nhất, hoành tráng nhất của một vùng, những đức cha thông tuệ, đẹp cả phần đạo lẫn đời, những quần cư xứ đạo yên bình gắn bó. Bài viết này của bạn tôi, nhà báo Xuân Ba, nói đến 2 vị chủ chăn cộng đồng chiên Việt là đức Hồng y Phạm Đình Tụng và Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Sang. Hai cụ đã về nước Chúa nhưng bóng dáng, tâm hồn vẫn như còn quanh quẩn đâu đây.  Đêm nay Noel, bạn đi rước lễ, bạn đi chơi xong, về đọc bài này, để biết thêm dưới bàn thờ Chúa có những con người thật đáng kính. (Blog Nguyễn Thông) Chút bâng khuâng Noel XUÂN BA 1.  Bao năm làm cư dân gần Nhà Thờ Lớn Hà thành mà thứ trần phàm như mình chả thấy có điều chi sốt mến hay rung động với nơi chúa ngự được coi là lớn nhất trời Nam? Năm đã lâu lần

5657. Chuyện năm 1972

Hình ảnh
Chuyện năm 1972 Nguyễn Thông Một góc phố Hà Nội 1972. Ảnh trên mạng Đến thời điểm này, năm 2017, thì chuyện năm 1972 đã lùi xa gần nửa thế kỷ, chính xác là 45 năm. Nhưng đó là thứ dấu mốc lịch sử âm thầm mà dữ dội. Miền Bắc 1972. Tôi biên ra những điều chính tôi biết và còn nhớ ở miền Bắc, chứ không biết miền Nam năm ấy thế nào. Tới năm 1972, cuộc chiến tranh kéo dài, chỉ thiếu 2 năm nữa thì tròn 2 thập niên, đã làm cho cả dân tộc mệt mỏi. Sự chán chường hằn lên mỗi khuôn mặt người. Bi thảm như chiến tranh. Thế hệ chúng tôi tuổi giao thời trẻ con-người lớn vào đúng khoảng này. Miền Bắc, từ đầu năm 1969 Mỹ tạm ngưng ném bom. Đánh mãi nó cũng chán. Dân đuối lắm rồi. Chỉ có đảng còn hăng, vì vậy người dân vẫn không có hòa bình. Vừa lo “tất cả cho tiền tuyến”, đưa người, vũ khí, lương thực vào Nam, vừa chuẩn bị đề phòng Mỹ đánh trở lại. Những cái hầm chữ A, hố phòng không cá nhân ven đường vẫn được giữ nguyên, tu bổ, bồi đắp cho dày hoặc nạo vét thường xuyên. Bộ đội tên lửa t

5618. “BẠN” LÁNG GIỀNG

Hình ảnh
“BẠN” LÁNG GIỀNG Truyện ký: Nguyễn Ngọc Dương /PNTB “Cô bạn” này là một con Mèo Khoang. Nhà nó trong cùng dãy phố, cách nhà mình 3 nhà. Hàng ngày cứ khoảng 5 giờ sáng mình dậy tập thể dục là Khoang đứng ngoài hiên bắc chân lên cửa kính vừa cào vừa “meo meo” đòi vào. Mình ra hé cửa, nó tọt nhanh vào nhà, đi loanh quanh phòng khách, bước lên cầu thang rồi lại xuống, nhẩy lên kệ ti vi nằm…. Có lúc nó xuống quấn vào chân mình. Cứ như định nói gì nhưng “bất đồng ngôn ngữ” nên mình chả hiểu.

5596. 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Hình ảnh
100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI (7/11/1917 – 7/11/2017) Lê Phú Khải (Nguồn từ Văn Việt) Tác giả và các bạn Nga 1991 Mạc Văn Trang: Bài dài nhưng rất lý thú. Những ai "bảo hoàng hơn vua" càng nên đọc bài này. I. Những gì mắt thấy tai nghe May mắn cho người viết là được có mặt ở Liên Xô đầu năm 1991 trong một chuyến đi “công tác” được chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, do các bạn Nga trong ban Tiếng Việt của Đài Phát thanh đối ngoại Liên Xô nói tiếng Việt rất thạo, nói về tình hình Liên Xô lúc đó. Tức tình hình Liên Xô lúc gây cấn nhất và chỉ vài tháng sau, Liên Xô tan rã. Sở dĩ tôi đặt chữ “công tác” trong dấu nháy (“ ”) vì thực chất là đi chơi, nói đi công tác để cho oai mà thôi (!) hai nước với danh nghĩa trao đổi phóng viên, hàng năm có những cuộc giao lưu. Lúc vui vẻ thì người ta đi hết rồi, nay mới đến lượt tôi, kẻ thường trú tận mãi đồng bằng Sông Cửu Long xa xôi.

5564. TÙY BÚT VỀ THƠ

Hình ảnh
TÙY BÚT VỀ THƠ PNTB Nói đến THƠ thì mình “ngoại đạo”. Phát một câu thế cho vuông. Thế nhưng không có nghĩa là mình mù tịt về Thơ. Cũng cảm nhận được thơ hay và thơ dở. Loại dở thì có nhiều cách gọi khác nhau. Ví dụ nhà thơ Trần Đăng Khoa có lần viết: “Nhiều người bảo bây giờ lắm thơ quá, đất nước mình “lạm phát” thơ. Nhưng không phải. Thơ đúng là thơ, tức thơ hay vẫn hiếm. Có chăng chỉ nhiều VĂN VẦN hay VÈ mà người ta cứ ngộ nhận là thơ…”. Trong bài: “ Bộ Y tế nên có thuốc đặc tri cai thơ ”, Trần Đăng Khoa viết: “ Nhà văn nổi tiếng Nguyễn Khắc Trường, tác giả của cuốn tiểu thuyết lừng danh “Mảnh đất lắm người nhiều ma” bảo: “ Nhà nhà làm thơ – Người người làm thơ – Vè nhất định thắng – Thơ nhất định thua ”. Mình nghĩ, chắc không phải anh Trường chê vè, vè cũng có giá trị của nó, nếu nó có ích cho cuộc sống. Chắc anh muốn nói không nên đánh lộn vè với thơ, vì thơ phải “đau” đời như đau đẻ, có khi cả tháng, cả năm mới ra được một câu, một bài, còn vè một ngày viết cả trăm câu

5549. Nhà thơ Hữu Loan: Kể chuyện bố mẹ vợ bị hành quyết trong CCRĐ

Hình ảnh
Nhà thơ Hữu Loan:  KỂ CHUYỆN BỐ MẸ VỢ BỊ HÀNH QUYẾT TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan. Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà

5545. Nhà văn Nguyễn Tuân chiêu đãi giáo sư Trần Đức Thảo một chầu hát cô đầu chui ở ATK

Hình ảnh
NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN CHIÊU ĐÃI GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO  MỘT CHẦU HÁT CÔ ĐẦU CHUI Ở ATK Ảnh minh họa PNTB: Một bài viết hay, xúc động. Trần Đức Thảo và đêm hát cô đầu chui ở ATK Thời gian sống ở ATK, tôi (Trần Đức Thảo) bị sai khiến làm mấy việc vơ vẩn như ngồi dịch những tài liệu cũ kỹ, mà rồi sau chẳng dùng được vào việc gì! Hoặc là theo chân mấy phái đoàn Trung ương đi thanh tra này nọ với vai trò của một cây cảnh: đi tới đâu cũng được giới thiệu là trí thức ở bên Tây mới về tham gia cách mạng! Rồi được vỗ tay, hoan hô. Chứ chẳng làm được một việc gì hữu ích cả! – Sống như thế thì tẻ nhạt quá, làm sao bác chịu nổi? – Ấy trong quãng thời gian sống ở bên lề chính trị như thế không hẳn là tẻ nhạt đâu. Thỉnh thoảng cũng có những giây phút rất thú vị, rất vui. Bởi sống ở hậu phương thời kháng chiến, luôn luôn được chứng kiến những ngang trái xảy ra thật là bất ngờ, làm bật cười, cười đến chảy nước mắt. Trong cách mạng mà cũng có lúc ăn chơi lén lút, đáng ghi nhớ

5528. Ghi chép ở Đồng Tâm: Niềm tin đã mất

Hình ảnh
Ghi chép ở Đồng Tâm: Niềm tin đã mất Nguyễn Đình Ấm Cổng làng Hoành, Đồng Tâm. Sau những ngày “nước sôi, lửa bỏng” vụ Công an Hà Nội và sĩ quan Bộ Quốc phòng hành hung bắt cóc cụ Kình và một số dân làng dẫn đến dân cầm giữ 38 cán bộ, chiến sĩ CSCĐ rồi rào làng như thời chiến… chúng tôi về Đồng Tâm. Từ tỉnh lộ 429 rẽ vào thôn Hoành theo GPS chỉ dẫn hỏi thăm một phụ nữ nhà bên vệ đường, lúc đầu chị tỏ ra nghi ngờ nhưng sau khi quan sát và hỏi vào nhà ai, chúng tôi nói vào nhà cụ Kình thì chị bảo: - Cứ theo đường này, rẽ đường kia… không hỏi ai nữa. Nay ở đây nhiều an ninh chìm. Thôn Hoành không còn mấy dấu vết của những ngày “bi thảm”, dân rào làng như chống giặc càn. Những đống gạch đá, mảng bê tông, cây cối, đồ đạc,… chất ở các lối vào thôn nhằm ngăn cản một cuộc tấn công cơ giới đã được dẹp sang một bên.

5489. SƠN ĐOÒNG

Hình ảnh
S Ơ N Đ O Ò N G Tùy bút CHU VĂN SƠN PNTB: Một Tùy bút cực hay ! 1. Báu vật và huyền thoại Là xứ sở đá vôi, nên nước Việt cũng là xứ sở hang động. Tỏ mờ trong mỗi lòng Việt hẳn đều có những bóng hình hang động được gieo cấy từ đời não đời nào. Không Từ Thức, Mắt Rồng (Thanh Hóa), thì cũng Tràng An, Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), Cắc Cớ, Hương Tích (Hà Tây). Chẳng Đầu Gỗ, Thiên Cung, Sửng Sốt (Quảng Ninh), thì cũng Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn). Chả Pác Bó, Ngườm Ngao (Cao Bằng), Cống Nước (Lai Châu), thì cũng Phong Nha (QuảngBình), Huyền Không (Đà Nẵng)… Lắm hang nhiều động đến thế rồi, thêm một cái nữa, liệu có làm nên khác biệt gì không ? Nghĩ cũng lạ, ở nước này, ba tỉnh được phú cho nhiều kỳ quan đá vôi nhất đều có chữ “Bình”, chữ “Ninh” : Quảng Ninh, Ninh Bình và Quảng Bình. Chả biết những đất ấy đã thật Bình thật Ninh chưa. Bởi, chỉ cần Bình thật, Ninh thật thôi, các kỳ quan đá vôi trời cho kia sẽ biến mỗi tỉnh thành một con rồng. Là tôi nghĩ thế. Cũng mong nó