Bài đăng

6259. NÓI THÊM VỀ VAI TRÒ MXH

Hình ảnh
NÓI THÊM VỀ VAI TRÒ MXH PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương   Trong những ngày qua, truyền thông trong nước (cả hai, ba ‘lề’) “nổi sóng” về vụ ‘vợ chồng chủ shop quần áo ở Thanh Hóa làm nhục cô gái 17 tuổi’. Báo Giao thông (04/11/2021) viết: “Trước đó, chiều ngày 03/12/2021, CÔNG AN TP THANH HÓA PHÁT HIỆN MXH FACEBOOK xuất hiện một clip dài gần 4 phút về việc một cô gái bị một nhóm người có hành vi dùng vũ lực và có dấu hiệu làm nhục, được cộng đồng mạng chia sẻ gây bức xúc trong dư luận xã hội”. Hôm 5/11/2021, rất nhiều báo online có tên tuổi như Thanh niên, Người Lao động, báo Lao động, VnExpress, Công an, Sức khỏe & đời sống, Zing… đã đồng loạt đưa tin “Khởi tố vợ chồng chủ shop quần áo bạo hành nữ sinh”. Nội dung câu chuyện thì hàng chục triệu người dân Việt Nam đều đã tỏ, không cần nói lại. Nhưng qua sự việc, một lần nữa, thực tế đã chứng minh thêm: VAI TRÒ CỦA MXH, nhất là facebook. Còn nhớ, những ngày đầu fb mới du nhập vào Việt Nam đã có rất nhiểu quan chức thuộc loại “khố

6258. Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Hình ảnh
Việt Nam cần được ‘HIỆN THỰC HÓA’ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Muốn “cất cánh”, một quốc gia phải thực sự đi bằng con đường phát triển khoa học & công nghệ, bằng nguồn lực trí tuệ con người Việt Nam. Từ năm 1996, Trung ương đảng đã ra Nghị quyết “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” . https://thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/nghi-quyet-02-nq-hntw-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-127646.aspx   Có thể nói, Nghị quyết này có rất nhiều tham vọng phát triển Khoa học & Công nghệ để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Hồi đó có nhiều người đọc Nghị quyết xong đã nằm trên giường tưởng tượng rằng, nước Việt Nam thân yêu của mình sắp thành “rồng”, thành “phượng” rồi – một ý tưởng “tự sướng” ngoạn mục. Nhưng thực tế sau 16 năm, đến năm 2000, Việt Nam vẫn không thấy trở thành nước công nghiệp. Còn sự phát triển Khoa học, Công nghệ để “hiện đại

6257. CÔNG TY VIỆT Á LÀM TOANG ĐỘI NGŨ CHỐNG DỊCH CỦA VIỆT NAM

Hình ảnh
CÔNG TY VIỆT Á  LÀM TOANG ĐỘI NGŨ CHỐNG DỊCH CỦA VIỆT NAM (Bài copy từ BLVN)   Việt Á là công ty cực khủng, cung cấp kit test cho tới 62 CDC các tỉnh và cung cấp thiết bị y tế cho rất nhiều BV lớn tuyến TƯ. Mà riêng với CDC Hải Dương, họ đã chi hoa hồng tới 30 tỷ. Như vậy, nếu CA đánh triệt để thì CDC cả 62 tỉnh đều vào lò tất, kể cả lãnh đạo các BV từng là đối tác của Việt Á cũng vậy! Bởi không có lý gì CDC 1 tỉnh nhỏ như Hải Dương còn nhận được 30 tỷ mà các tỉnh khác và các BV khác lại không có gì. Nên nhớ rằng việc chống dịch của Việt Nam là huy động toàn bộ hệ thống chính trị, cả QĐ, CA, anh em đều phải mua kit test, trang thiết bị y tế...Thôi chẳng dám nghĩ xa hơn nữa, vì lấy lực lượng nào để điều tra cho hết toàn bộ hệ thống chính trị tham gia chống dịch chứ! Đáng lưu ý hơn nữa là Việt Á còn đang hợp tác với HV Quân Y, Vingroup để sản xuất kit test và vaccine. Nên bây giờ CA chỉ cần dùng biện pháp nghiệp vụ như đã dùng với bọn PĐ vừa xử là sẽ lòi ra hết những ai đã nhận t

6256. Trăn trở…

Hình ảnh
Trăn trở…   Hôm 22/11/2021, vừa mở máy tính đọc được một câu mà thấy rất vui: “xã hội muốn phát triển cần con người sáng tạo, muốn sáng tạo cần có con người chủ động” . Đó là khẳng định của Giáo sư Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) tại Hội thảo giáo dục do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21-11-2021. Giáo sư Thêm còn cho rằng, môi trường học đường cần đề cao, khích lệ tư duy phản biện, khai phóng . Không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như “ con ngoan trò giỏi ”. Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ... https://tuoitre.vn/xa-hoi-muon-phat-trien-can-con-nguoi-sang-tao-muon-sang-tao-phai-co-con-nguoi-chu-dong-20211121224337725.htm Tám năm trước, 9/2013, cũng giáo sư Trần Ngọc Thêm, tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại Dalat, ông đã đưa ra một con số thống kê giật mình: “ kết quả

6255. Vài nhời về thầy thuốc

Hình ảnh
Vài nhời về thầy thuốc PNTB: Nguyễn Ngọc Dương Thủ tướng Phạm Minh Chính:  Yêu cầu khắc phục tình trạng cán bộ Y tế nghỉ việc   Đất nước này có mấy lĩnh vực được xã hội gọi là “Thầy” ? Tất nhiên những “thầy chùa” – sư, thầy bói, thầy cúng, thầy lang, thầy địa lý… ngoài biên chế thì không nói, nhưng còn hai người thầy là THẦY GIÁO & THẦY THUỐC (rộng ra là Giáo dục, Y tế), là những đối tượng thuộc tổ chức của nhà nước thì còn quá nhiều chuyện phải bàn. Có thể nói, những người làm nhiệm vụ ở hai lĩnh vực này, không phải ngẫu nhiên mà xã hội tôn vinh họ là “Thầy”. Vì con người ta có hai phần: phần THỂ XÁC và TÂM HỒN, đều chủ yếu giao hai người thầy này chăm sóc.   Nhưng chuyện Giáo dục, ngành chăm sóc tâm hồn con người từ nhỏ, nói mãi rồi, chưa có hồi kết. Hôm nay nhân việc “Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng cán bộ Y tế nghỉ việc”, ( https://cafef.vn/thu-tuong-yeu-cau-khac-phuc-tinh-trang-can-bo-y-te-nghi-viec-20211211131819663.chn?fbclid=IwAR2EXd2SCvDwpqcPHMXNyej873wnFPeanY

6254. KHẨU HIỆU

Hình ảnh
KHẨU HIỆU   Trong Statut “Niềm hạnh phúc - xúc động” post lên sáng qua, có một bình luận của bác Ledoanthao Le khiến tôi rất thích : “ Tôi kính nể hành động của ông Nguyễn Đình Bin. Tôi ủng hộ giáo dục gia đình, nhưng tôi không ưa khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Thời tôi (năm nay tôi 80 tuổi) chẳng có khẩu hiệu đó mà mọi người vẫn tử tế hơn bây giờ nhiều. Cứ theo Tầu là vứt. Lễ là gì, Văn là gì...? Giải thích vòng vo, mệt mỏi mà vẫn tối tăm. Chỉ “khẩu hiệu khẩu hiệu...” nói nhiều, làm ít. Đọc bình luận của bác, tôi giật mình vì hình dung ra một đất nước có “nền phát triển khẩu hiệu” top đầu trên thế giới? Cứ bảo mình thua kém các nước phát triển, nhưng về mặt “khẩu hiệu” mà nói thì dám chắc chúng ta hơn hẳn, chả thua kém nước nào, (trừ Trung Quốc, Triều Tiên thì chưa dám chắc). Hễ cứ thò mặt ra ngõ là đã thấy khẩu hiệu lóa mắt. Khẩu hiệu từ miền Xuôi đến miền Núi, từ thành thị đến nông thôn, từ ngày thường đến ngày hội.... Bỗng  tôi ngẫu hứng ra một câu lục b

6253. Từ “tự cấp tự túc” đến “vườn rau gác thượng”

Hình ảnh
Từ “tự cấp tự túc” đến “vườn rau gác thượng” Nguyễn Ngọc Dương   “Tự cấp tự túc” là cụm từ xuất hiện ở thời kỳ sau năm1960, khi miền Bắc thực hiện khẩu hiệu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên cnxh”. Và phương thức sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao vẫn là thống nhất theo hiệu lệnh: “dứt tiếng kẻng thì kéo nhau ra đồng; nghe tiếng kẻng tan tầm, dù đang dở sá cày cũng lập tức tháo trâu”… Để tháo gỡ một phần những khó khăn của cuộc sống, nhà nước có chủ trương thực hiện “chế độ đất 5%”, nghĩa là mỗi gia đình được chia 5% đất, theo mức đã đóng góp vào htx. Ví dụ, trước khi vào htx, anh có 5 sào ruộng (Bắc bộ): 5x360 m² = 1800 m² x 5% = 90 m². Nhưng có nhà chỉ được 15 – 20 m² thôi. Đây là diện tích được coi là “tư liệu sản xuất tư nhân”, được tự do “định đoạt” (nhưng không được bán), tức là anh muốn trồng cây gì, nuôi con gì cũng được, không bị ai kiểm soát. Đó chính là mảnh đất “tự cấp, tự túc”. Dư luận lúc ấy cho rằng, tất cả các mảnh đất “tự cấp t

6252. Một giờ đi bộ trên đường phố - bờ sông.

Hình ảnh
Một giờ đi bộ trên đường phố - bờ sông Nguyễn Ngọc Dương   Chiều qua, lần đầu tiên tôi rủ thằng cháu ngoại tuổi Đinh Hợi (2007) đi bộ để ‘rèn luyện sức khỏe’. Chưa đủ 15 tuổi mà cu cậu cao 1,79 m, nặng 69 kg. Đi cạnh ông, mà nó như một “thằng Tây con”. Cháu sinh hoạt theo phong cách Âu Mỹ, thích ăn đồ Tây, nói tiếng Việt như… người Mỹ ở VN hai năm! Thấy cháu giúp bà ngoại luộc rau củ cải, ông bảo: “Hình như chín rồi, cháu vớt ra đi”. Cháu bảo: “Cháu biết, nước sôi thế này là nó đang có ‘hiệu quả’ đấy ạ”. Hễ mở TV hay điện thoại thì chỉ xem phim tiếng Anh, có lúc nó vỗ đùi cười khanh khách một mình, nhưng ông ngó vào thì như vịt nghe sấm. Hôm nay đi bộ với ông, ông hỏi: “Hồi năm kia cháu theo ba mẹ đi Israel cháu có giao dịch với họ bằng tiếng Anh không?”. “Có, cháu còn gặp mấy người Mỹ ở Việt Nam sang và nói chuyện với họ…”. Có điều, chỉ nghe, nói, chứ đọc thì cháu “do not know”!   Chuyện về thằng cháu ngoại thì hơi dài, bởi nó có một số ‘dị biệt’, đến mức phải gặp bác sĩ chuyê

6251. LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA CUỐN SÁCH VỀ MỘT NGƯỜI CHA

Hình ảnh
LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA CUỐN SÁCH VỀ MỘT NGƯỜI CHA   PNTB: Lịch sử bao giờ cũng là những bài học có giá trị cho tương lai, nếu nó được phản ánh trung thực, khách quan, không bị chìm lấp bởi ý chí chủ quan của những người đương cuộc.   Nhà báo Huy Đức giới thiệu cuốn sách của nữ PGS Cao Bảo Vân, dù chưa đọc sách tôi nghĩ, qua bài viết vẫn có thể có một cái nhìn tổng quan như thế! (Ngọc Dương)   *** Chỉ là cuốn sách của con gái viết về cha nhưng đọc kỹ và nhìn lại thì thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào được xuất bản ở Việt Nam trình bày lịch sử chiến tranh ở "bên thắng cuộc", cả về chi tiết và mức độ khái quát, hấp dẫn và có quy mô như thế.   Có lẽ, vì người cha ấy, tướng Cao Văn Khánh, là một vị tướng tài ba, vừa tham mưu ở tầm chiến lược vừa trực tiếp cầm quân ở những chiến dịch quan trọng nhất; ông nằm trong số rất ít các vị tướng đóng vai trò quyết định cho chiến thắng chung cục của QĐND VN trong cả hai cuộc chiến tranh: chống pháp và thố