Bài đăng

5806. Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam

Hình ảnh
Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam Tác giả: Lê Phú Khải Ngày 4/7/2018 (PNTB): Một bài ghi chép đọc trào nước mắt. Được biết, ông Hạ Đình Nguyên đã từ trần vào 02 h 10 ngày hôm nay, 04 tháng 7 năm 2018. PNTB thành kính phân ưu cùng gia quyến và cầu mong linh hồn ông được siêu thoát miền cực lạc.    . Hạ Đình Nguyên (1943 - 2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”. Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát... Anh đã trưởng

5805. Giáo dục - cội nguồn của thành công và thất bại (2)

Hình ảnh
Giáo dục - cội nguồn của thành công và thất bại (2) XUÂN DƯƠNG / 06:00 04/07/18 Học sinh có thực sự là “trung tâm” trong hệ thống giáo dục quốc dân? Ảnh minh hoạ: TTXVN (GDVN) - Việc “Lấy người học làm trung tâm” là một “sáng tạo” nguy hiểm của giáo dục Việt Nam. Thứ ba, xác định vai trò trung tâm trong nhà trường Việc xác định đối tượng nào - người dạy hay người học - là trung tâm trong nhà trường gần đây được xới xáo tí chút, một số phát biểu, một số bài báo và ngôn từ trong một vài văn bản cho rằng phải xem “người học là trung tâm” trong nhà trường. Có cảm giác một số chuyên gia và cơ quan chức năng đang “phát minh” một “triết lý giáo dục” mới, đó là đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo thông qua việc “lấy người học là trung tâm”. Không cần phải là chuyên gia, chỉ cần là một nhà giáo bình thường cũng có thể thấy câu hỏi “Đối tượng nào là trung tâm trong nhà trường?” đã có câu trả lời từ hơn nửa thế kỷ trước.

5804. Vài ý kiến lạm bàn với giáo sư Lê Văn Cương

Hình ảnh
VÀI Ý KIẾN LẠM BÀN VỚI GIÁO SƯ LÊ VĂN CƯƠNG PNTB Sự sụp đổ của Liên Xô khiến bao người nuối tiếc. (Ảnh intenet). Thưa GS Lê Văn Cương, Ông là Thiếu tướng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, một người nổi danh đất nước. Còn tôi chỉ là một người vô danh tiểu tốt, không học hàm, học vị…Nhưng muốn được trao đổi với ông, vì tôi ngưỡng mộ ông là người lâu nay có nhiều bài viết, phát ngôn thẳng thắn theo phong cách khoa học, được giới truyền thông quan tâm. Tất nhiên tôi nghĩ, khoa học là khách quan. Khoa học chân chính không phụ thuộc cả học hàm, học vị lẫn chức tước, quyền lực. Nó chỉ bị khuất phục bởi Chân lý. Mới đây tôi đã đọc kỹ lại bài viết của Giáo sư đăng trên các báo Vietnamnet, Văn hóa Nghệ An, Dân trí… từ 7 tháng 11 năm 2013, nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga, với tựa đề TẠI SAO LIÊN XÔ TAN RÃ? ( Xem ở đây ). Để trả lời cho câu hỏi tại tiêu đề bài viết, ông đã nêu ra những lý do khá thuyết phục: Đó là “ Sự tha hóa, biến chất ” của

5803. CÒN THỜI…HẾT THỜI…

Hình ảnh
CÒN THỜI…HẾT THỜI… PNTB   Biệt phủ của ông Trần Văn Truyền, nguyên Chánh Thanh tra Chính phủ (Dân trí) “Còn thời ỉa cứt có khuôn Hết thời lấy mặt làm trôn cho người” Hai câu thơ trên gần đây mình được biết đến lần đầu tiên trong một bài viết của nhà báo Nguyễn Tiến Tường. Đó là bài viết dựa trên cảm hứng về chia sẻ của Trương Châu Hữu Danh ở trang facebook của anh về việc ông cựu chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng bị “thằng dân” úp tô phở lên đầu. Chẳng biết hai câu trên có phải ca dao hay không, nhưng ngẫm ra, thấy nó thật chí lý. Một quan chức khi còn thời, đầy quyền lực, thì luôn sở hữu trạng thái kiểu “ỉa cứt có khuôn”. Đó là một trạng thái vô cùng sung sướng. Nói thật, chỉ những người bị bệnh viêm đại tràng mãn tính mới thấy hết cái hạnh phúc của những lần “ỉa cứt có khuôn”. Những lần hiếm hoi ấy nó lâng lâng, sung sướng vô biên, khác nào như đang lên tiên!...

5802. CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ

Hình ảnh
CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ (Mình được người bạn gửi cho bài này, đăng lên cho mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Thanks). Đất nước chúng ta từng có vụ “nạn kiều” vào những năm 70 của thế kỷ 20. Lúc ấy giữa ta và Tàu rất căng thẳng. Nhiều người Hoa, dù đã sống lâu đời ở ta cũng được Tàu vận động treo cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông, vận động khai mình là người Tàu, mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ năm 1956… và vận động người Hoa biểu tình, vận động người Hoa trở về nước.

5801. ÔNG CỰU CHỦ TỊCH TỈNH GIA LAI BỊ DÂN ÚP TÔ PHỞ LÊN ĐẦU

Hình ảnh
ÔNG CỰU CHỦ TỊCH TỈNH GIA LAI BỊ DÂN ÚP TÔ PHỞ LÊN ĐẦU Ánh Liên (VNTB) Ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai (PNTB) - Đọc bài này, những ông “đương” các loại nên rút bài học, cố gắng “lãnh đạo” sao cho khi thành “cựu” không bị “thằng dân” úp tô phở hay bất cứ thứ gì đó lên đầu. Tất nhiên, nếu đã có nhà ở Mỹ rồi thì cũng không ngại lắm, cứ thoải cái mái đi, hưu một cái, phải bay ngay. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh trong một chia sẻ cho biết, ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khi ông đi ăn phở buổi sáng bên hông Cung Thiếu nhi, 'thằng dân cầm nguyên bát phở chậm rãi đến bên cụ, sau khi xác nhận đúng là cụ thì thằng dân ụp luôn bát phở lên đầu cụ.' Ông cựu Chủ tịch tỉnh vô liêm sỉ Nhà ông Phạm Thế Dũng ở Tăng Bạt Hổ kín như nhà tù và nhiều lần bị dân phá, lại thêm chuyện khi ông cựu Chủ tịch tập thể dục ở công viên thì bị vài 'thằng dân' ném đất và đá vào người kèm theo chửi thề. Hay câu chuyện, 'thằng dân'

5800. DẠY CÁI GÌ?

Hình ảnh
DẠY CÁI GÌ? PNTB Mấy hôm nay, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị trận thiên tai đầu mùa 2018, khiến nhiều vùng dân tình khốn đốn. Tất nhiên nó liên quan ít nhiều đến sự “THỨC DẬY” của đất đai, núi rừng, tài nguyên khoáng sản.… Trong khi đó, trên mạng cũng xảy ra “cơn bão” về đề thi Văn quốc gia Trung học Phổ thông. Nhiều bài viết phê phán, phân tích kỹ càng dựa trên lý luận văn học. Nhưng tôi, chả có lý luận gì sất, chỉ xin có một nhận xét là NỘI DUNG ĐỀ THI VỚI BÀI THƠ CHẢ ĂN NHẬP GÌ CUỘC SỐNG, VÀ THỰC TIỄN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY, vì nó được viết ra từ những năm 80 của thế kỷ trước. Không biết các bố dạy văn cho các cháu nhằm mục đích gì mà lại đưa ra việc ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN NHIÊN của đất nước vào lúc này, khi mà những tiềm năng ấy đã “thức” lâu rồi, nó đã và đang bị khai thác cạn kiệt. Nó “thức dậy” không phải bằng tiềm năng, trí tuệ con người Việt Nam mà bằng TIỀN, VÌ TIỀN... Đất, Rừng, Biển, Tài nguyên Khoáng sản... còn mấy đâu mà phải “đánh thức”? Thậm chí đến

5799.Quan & dân

Hình ảnh
Quan & dân Tác giả: theo FB Nguyến Tiến Tường Ảnh: Biệt phủ Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Trị (VTC) Ảnh: Dân nơi mưa lũ Tây Bắc (VOV) . … Nhìn nhận đúng, nỗi đoạn trường của dân, có nguyên do trực tiếp hoặc gián tiếp của quan. Không xốn con mắt sao được khi cứ mỗi biệt phủ “lộ hàng” đi kèm với những bi kịch của dân. (Bình luận của Kim Dung):   XH này, tự lúc nào, giống hệt những trang văn học thời thụộc Pháp, sưu cao thuế nặng, dân bị bóc lột, quan chức thì tòa ngang dãy dọc, hưởng thụ các kiểu. Đạo lý XH thì xuống cấp. Trí thức thì cầu vinh. Trẻ con thì bị xâm hại….   Nhìn những thân thể co quắp trong mưa lũ Tây Bắc, thật sự bàng hoàng, chát đắng cho phận người. Trời xanh không mắt. Lòng dân đang ngổn ngang biến cố, đã lại hứng chịu tai ương. Trăm nỗi niềm, đều ụp xuống dân cả. Làm sao nói hết cay cực của dân trong vài con chữ. Nhất là dân nơi địa đầu sóng cả hoặc chốn rừng thiêng nước độc. Bao liếp nhà rách nát, tài sản quý giá độc mỗi nồi niêu

5798. CHỊ DẬU "TUỔI GÌ"

Hình ảnh
CHỊ DẬU "TUỔI GÌ" Chị Dậu à, chị chẳng khổ lắm đâu! So với các chị thời nay, em nói thật! Chị chẳng qua không đủ tiền nộp thuế Đành gửi con "đi ở" rồi, bán ổ chó non Nếu sống thời này chị sẽ đóng thuế nhiều hơn Vì ngày xưa chưa có "phí môi trường", "BOT thu giá" Chưa có luôn thuế VAT, thuế thu nhập (Nên bán chó đi chị đỡ phải "hao" nhiều) Nếu ngày đó lỡ đói mà ăn cắp ổ bánh mì Chắc cũng không đến nổi vào tù chị ạ Chị thấy không dưới thời "thực dân Pháp" Chị "tuổi gì" so với thời "độc lập - tự do"?

5797. Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Hình ảnh
Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã   (Hình minh họa của TTHN) Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

5796. Giọt nước mắt muộn màng của Bí thư Thành ủy.

Hình ảnh
GIỌT NƯỚC MĂT MUỘN MÀNG CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY. (Bình luận của Trần Đình Huân) Những giọt nước mắt muộn màng, giọng nghèn nghẹn với những lời hứa của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có vực lại  được lòng tin của người dân Thủ Thiêm? Có làm dịu được nỗi bất hạnh, những mất mát mà họ đã phải tự gặm nhấm suốt 18 năm qua? 

5795. Tại sao Liên Xô tan rã?

Hình ảnh
TẠI SAO LIÊN XÔ TAN RÃ? Duyệt binh của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở Quảng trường Đỏ. PNTB: Bài của PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.     Những nguyên nhân sụp đổ Liên Xô và Đông Âu, dưới nhãn quan của ông tuy có hạt nhân hợp lý, nhưng đó mới là những  nguyên nhân trực tiếp . Có thể vì lý do nào đó, ông không đi đến cùng. -    Xét dưới góc độ triết học (phép biện chứng của Karl Marx) thì cần phân tích sâu hơn, tìm nguyên nhân sâu xa từ sai lầm về mô hình xã hội, thể chế chính trị, mô hình nhà nước… mà các Đảng Cộng sản đã thiết lập, không riêng có ở Liên Xô… dẫn đến những khuyết tật trong đảng  khi đất nước yên bình, đời sống khá giả...  như tham nhũng, mất dân chủ, độc đoán, chuyên quyền, coi thường quần chúng, để mất lòng dân...

5794. Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền?

Hình ảnh
Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền? Chu Mộng Long Ảnh minh họa Xem các clip bạo động ở Phan Rí, thấy có già trẻ, gái trai với một lực lượng rất đông tấn công cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động không biết trước đó ứng xử thế nào, chỉ thấy khi bị đám đông tấn công mãnh liệt đã hoàn toàn bất lực và kết cục là giải giáp. Xe cộ của cơ quan công quyền bị đốt cháy và đổ vỡ nhiều thứ. Báo đài công bố kết luận điều tra, rằng thì là có sự xúi giục, kích động từ các thế lực thù địch bên ngoài. Điều này có thể. Nhưng cái nội dung bọn thù địch chi cho mỗi người chỉ có 300.000 đồng để cả một đám đông gây bạo loạn lật đổ chính quyền thì thật khó hiểu. Mấy hôm nay nghĩ mãi không ra cái lý của nó. 300.000 đồng thì sống được bao lâu mà dân Phan Rí nhận lấy để đánh cược sinh mệnh của mình cho một cuộc bạo loạn, lật đổ?

5793. ĐÂU LÀ GIẢ VÀ ĐÂU LÀ CHÂN? (*)

Hình ảnh
ĐÂU LÀ GIẢ, ĐÂU LÀ CHÂN? (*) Dao Tuan Anh Tôi xin dán bài của Nguyễn Thành Phong đăng trên Nhà đầu tư và bài trả lời của tôi để các bạn cho ý kiến. Theo tôi, chúng ta rất nên có những bài viết trao đổi ý kiến điềm đạm, có lí, có tình như thế này để cùng hiểu ra vấn đề. Đang chứng kiến lịch sử Sống trong những ngày này, ta có cảm giác mình đang chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, cả ở tầm quốc tế lẫn quốc gia! Ở tầm quốc tế, cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Kim Jong-un và Donald Trump là lịch sử. Trước đây một thời gian chưa xa, thật khó mà tin là sẽ có cuộc gặp này, diễn ra như cách thức thế này. Thậm chí, ngày 24/5/2018, Nhà trắng đã công bố bức thư của Donal Trump thông báo hủy cuộc gặp, tuyên bố “cơ hội bị bỏ lỡ”. Thế mà chưa đầy ba tuần sau, nó lại diễn ra và “thành công rực rỡ”. Kim Jong-un “bí hiểm” thế, giờ nói với Donald Trump, ví von như một nhà văn: Mọi người nhìn chúng ta gặp nhau, tưởng đang xem một bộ phim viễn tưởng. Xem xong phim viễn tưởng này, cả thế giớ

5792. BẠCH HOÀN: VÀI LỜI VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO PHỤ NỮ TP.HCM

Hình ảnh
BẠCH HOÀN: VÀI LỜI VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO PHỤ NỮ TP.HCM Hôm qua, tôi có đọc bài báo “Tổn thương dân tộc”, bàn về cuộc biểu tình mấy ngày trước. Bài này được viết ra bởi Lê  Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo phụ nữ TP.HCM. Thật sự phải rất cố gắng mới có thể đọc hết. Bởi vì tôi có cảm giác bài báo ấy sực lên mùi máu... Đọc xong, tôi muốn được nói rằng: Lê Huyền Ai Mỹ, chị hãy câm miệng lại! Dù chị là Tổng Biên tập hay có là cái quần gì đi nữa, thì hôm nay, tôi cũng phải tự hạ mình xuống thấp hơn, đưa mắt nhìn xuống và nói với chị ta vài lời. Hãy đọc đoạn này xem...

5791. Bóc mẽ dư luận viên tay nghề kém.

Hình ảnh
BÓC MẼ DƯ LUẬN VIÊN TAY NGHỀ KÉM Fb. Dang Hai Mấy hôm nay lan truyền video quay cảnh được cho là chia tiền sau biểu tình. Mình tự hỏi: có ai ngu đến mức đi biểu tình chống chính quyền vì tiền mà lại đứng giữa công viên quay lại cảnh nhận tiền! Không tin nhưng không biết cãi thế nào nên mới ráng coi hết video để tìm manh mối. Hihi, làm điều bất chính thì có dấu cỡ nào cũng lòi ra à. 

5790. Bài học nào cho Phan Rí?

Hình ảnh
BÀI HỌC NÀO CHO PHAN RÍ ? Nguyễn Ngọc Dương Hôm qua, 11/6/2018, nhiều tỉnh, thành phố đã nổ ra những cuộc biểu tình của nhân dân phản đối Luật đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật an ninh mạng. Có thể nói chưa bao giờ những cuộc biểu tình ôn hòa lại mãnh liệt như thế. Những nơi như Hà Nội, Sài Gòn…không thấy xảy ra đụng độ. Tôi còn nghe thấy tiếng hô to: “Hoan hô anh em cảnh sát đã tạo điều kiện cho bà con biểu tình”. Tất nhiên, ở những điểm nhỏ lẻ vẫn có thể có “va chạm” này nọ không tránh khỏi.

5789. Một bài học rất đắt

Hình ảnh
Một bài học rất đắt LĐO  |  11/06/2018 | 12:57 Dự án Cát Linh- Hà Đông liên tục lùi tiến độ. Do tranh chấp với các tổng thầu Trung Quốc, 4 trong 12 đại dự án thua lỗ phải dùng tới biện pháp là đưa ra trọng tài quốc tế. Có nghĩa, chưa biết chừng nào những lằng nhằng khúc mắc mới có thể chấm dứt. Tháng 6 năm ngoái, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can do liên quan đến hành vi cố ý làm trái tại dự án  Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ  (PVTex Đình Vũ) . Ngoài hậu quả đội vốn “thành hơn 359 triệu USD, nhà máy này liên tục báo lỗ. Và cho đến giờ, những tranh chấp căng thẳng với nhà thầu Trung Quốc khúc mắc đến nỗi vụ việc phải đưa ra trọng tài quốc tế vào tháng 11 tới.

5788. AI CẢN TRỞ VIỆC RA LUẬT BIỂU TÌNH VÀ LUẬT THÀNH LẬP HỘI?

Hình ảnh
LƯU TRỌNG VĂN: AI CẢN TRỞ VIỆC RA LUẬT BIỂU TÌNH VÀ LUẬT THÀNH LẬP HỘI? Gã mấy năm trước cùng các nhân sĩ trí thức và các lão thành cách mạng đi biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo mà cứ lén lút như ăn trộm. Có lãnh tụ Phong trào HSSV chống Mỹ trước đây như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu cũng phải dùng mẹo chống cảnh sát VNCH để thoát khỏi nhà đi biểu tình. Hôm qua 10/6 hàng trăm ngàn người dân khắp nước biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Có nơi yên ổn, có nơi biến thành bạo động, máu đổ. Dù máu của người dân hay máu của các anh an ninh cũng đều là máu của dân mình. Đau. Đau lòng vô cùng.

5787. NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐẠI BIỂU TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA “LÀM KHÓ” CHÍNH PHỦ?

Hình ảnh
NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐẠI BIỂU TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA “LÀM KHÓ” CHÍNH PHỦ? Đại biểu Trương Trọng Nghĩa Kính thưa Chủ tọa, Kính thưa Quốc hội, Tôi đã có một số câu hỏi đã gửi cho Thủ tướng và mong Thủ tướng trả lời cho cử tri. Bốn câu đầu về nội hàm nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa về GDP và quyền của người lao động, về giảm nghèo đa chiều và về thực hiện giảm nghèo bền vững 15 năm của Liên hiệp quốc. Xin không nhắc lại. Ở đây có câu thứ 5 thì có một số ý tôi muốn được Thủ tướng trả lời cho cử tri. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG CÓ XU HƯỚNG PHỤ THUỘC SÂU VÀO NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC trên bình diện hầu hết các lĩnh vực và đe dọa nền kinh tế của chúng ta. Ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới thì Trung Quốc nổi tiếng là mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị. Cử tri ĐỀ NGHỊ KHÔNG NHẬN VIỆN TRỢ VÀ KHÔNG VAY TIỀN CỦA TRUNG QUỐC, ít nhất trong thời điểm này. Bởi vì Trung quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhi