5801. ÔNG CỰU CHỦ TỊCH TỈNH GIA LAI BỊ DÂN ÚP TÔ PHỞ LÊN ĐẦU
ÔNG CỰU CHỦ TỊCH TỈNH GIA LAI BỊ DÂN ÚP TÔ PHỞ LÊN ĐẦU
Ánh Liên (VNTB)
![]() |
Ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
(PNTB) - Đọc
bài này, những ông “đương” các loại nên rút bài học, cố gắng “lãnh đạo” sao cho
khi thành “cựu” không bị “thằng dân” úp tô phở hay bất cứ thứ gì đó lên đầu.
Tất nhiên, nếu đã có nhà ở Mỹ rồi thì cũng không ngại lắm, cứ thoải cái mái đi,
hưu một cái, phải bay ngay.
Nhà báo
Trương Châu Hữu Danh trong một chia sẻ cho biết, ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch
UBND tỉnh Gia Lai, khi ông đi ăn phở buổi sáng bên hông Cung Thiếu nhi, 'thằng
dân cầm nguyên bát phở chậm rãi đến bên cụ, sau khi xác nhận đúng là cụ thì thằng
dân ụp luôn bát phở lên đầu cụ.'
Ông cựu
Chủ tịch tỉnh vô liêm sỉ
Nhà ông
Phạm Thế Dũng ở Tăng Bạt Hổ kín như nhà tù và nhiều lần bị dân phá, lại thêm
chuyện khi ông cựu Chủ tịch tập thể dục ở công viên thì bị vài 'thằng dân' ném
đất và đá vào người kèm theo chửi thề. Hay câu chuyện, 'thằng dân' còn mang máu
chó lên mộ mẹ ông Dũng ở nghĩa trang TP Pleiku viết văn tế sống cắm lên mộ.
Thế nên
chuyện ông Dũng có nhà ở Gia Lai nhưng ít khi ở, mà ở Sài Gòn nhiều hơn ở quê
nhà là vậy.
'Thằng
dân' nói thẳng ra không có quyền gì đánh ông cựu Chủ tịch hết, nhưng bởi khi
còn tại chức, ông quan Dũng chỉ lo 'vơ vét' của cải bằng quyền lực chiếc ghế mà
bỏ việc chăm lo đời sống nhân dân, nên dân ghét. Và hầu như phố núi Gia Lai,...
ai cũng ghét ông cả.
Ông
Phạm Thế Dũng từng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật vì vi phạm trong giao
đất, cho thuê đất không đấu giá, bổ nhiệm người thân không đủ tiêu chuẩn...
Nhiều người coi 'kỷ luật' là vết nhơ trong đường công danh, nhưng đó là khi họ
còn phấn đấu, chứ vơ vét xong và làm chuyến hoàng hôn nhiệm kỳ như kiểu ông
Phạm Thế Dũng thì kỷ luật chỉ như muỗi đốt đồng. Chính vì vậy, mà ông Dũng đã
buông ra câu nói hời hợt và vô liêm sỉ: Tôi về hưu rồi, xử sao thì xử.
Phá là
thế, nhưng ông Dũng lại được những hai nhiệm kỳ với 10 năm tròn (2005- 2015).
Vào 1 thập niên đủ khiến cho Gia Lai 'ngộp thở' với hàng loạt dự án nghìn tỷ
như Tượng đài Bác Hồ và các dân tộc Tây Nguyên (1.000 tỷ đồng), nâng cấp mở
rộng sân bay Pleiku (gần 1.000 tỷ đồng). Thậm chí, ngay cả dự án mua sắm sách,
vở và đồ dùng học tập cho trẻ em và học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo,
cận nghèo cũng được ông nhón tay quyền lực vào để 'thông thầu' cho vợ.
Nhắc
đến Gia Lai mà quên nhắc đến rừng là một thiếu sót lớn. Có thể nói, 10 năm
trước ai làm Chủ tịch Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông là những người góp
công lớn nhất để dọn dẹp sạch sẽ nguồn rừng bạt ngàn của vùng đất đỏ bazan này.
Riêng ông Dũng, ông có công lao chuyển đổi rừng quý sang rừng khai thác phổ
thông; rừng nghèo thành vùng trồng cao su.
Sự 'ăn
tàn phá hại' qua 2 nhiệm kỳ của ông Dũng đã để lại một di chứng mà báo Tiền
Phong ngày 30.09.2017 đã phải đặt dấu hỏi: Ai khắc phục nổi?
Dân 'thế
thiên hành đạo'
Khi
pháp luật của chính quyền và kỷ luật của đảng không được nghiêm, thì nghiễm
nhiên người dân sẽ 'thế thiên hành đạo', bởi 'dân ghét các ông chủ tịch, các
ông ủy viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền' như ông cụ khai sinh ra
nhà nước Việt nam DCCH từng lên tiếng phê phán.
Người
ta bảo làm quan ở Việt nam nếu luồn cúi thì cần phải mặt dày, và mặt dày thì
cần phải tập chui rúc. Trong thời đại công nghệ phẳng với mạng xã hội Facebook
30 triệu người dùng, những hành vi - phát ngôn 'trái dân, hại nước' đều bị bóc
mẽ. Từ những vị ĐBQH song tịch đến những anh quan phụ mẫu đương quyền - cậy
chức rao giảng ngày đêm 'đạo đức cách mạng'.
Lòng
dân là thứ quan trọng, nhưng có vẻ các vị quan ở Việt nam chưa bao giờ để ý
tới, họ chỉ vơ vét và lên chuyến bay sang nước ngoài…
Ánh
Liên
(Theo VNTB)
Nhận xét