Bài đăng

5765. Mạng xã hội: Vi phạm tràn lan không ai xử lý!

Hình ảnh
Mạng xã hội: Vi phạm tràn lan không ai xử lý! Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu Bình luận của Thảo Dân Nguyễn : NHÂN DÂN SAO KHÔNG ĐỌC BÁO NHÂN DÂN? Nghe ông TBT báo Nhân Dân nói rằng mạng xã hội đưa ảnh nhà của quan chức là vi phạm pháp luật.  Đúng quá còn gì? Báo Nhân Dân hay thế mà NHÂN DÂN không đọc lại cứ đọc MXH là sao? Ngày 21/6 năm nào báo Nhân Dân chả rinh giải nhất Giải báo chí quốc gia. Vì thế xin NHÂN DÂN tích cực đọc báo Nhân Dân chớ gói hàng nhé! (TPO) - “Bây giờ cứ nhăm nhăm đi chụp ảnh nhà của ông này, ông kia đưa lên mạng rồi đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra để làm nhà. Trong khi đó, tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là của cơ quan chức năng. Nhưng mạng cứ đưa tràn lan mà không ai xử lý, vi phạm pháp luật mà không ai xử lý”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cho hay. Ngôi biệt thự 2 mặt tiền phủ vàng giữa Hà Nội   Bộ Công Thương yêu cầu một tờ báo đính chính về căn biệt thự ở Tây Hồ

5764. Một Thông tư vô tình tiếp tay cho tham nhũng

Hình ảnh
Một Thông tư vô tình tiếp tay cho tham nhũng FB Hoàng Hải Vân  / 22-5-2018 Ảnh: internet Đó là trường hợp của Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3-3-2011 của Ngân hàng nhà nước quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm. Nhiều vụ án, trong đó có vụ Bầu Kiên, vụ Hà Văn Thắm … đã và đang áp dụng Thông tư này để xét xử với sai phạm chi “lãi suất ngoài”. Mặc dù nhiều luật sư khi bào chữa cho thân chủ của mình đã chỉ ra cho tòa thấy rằng Thông tư kia không đủ căn cứ pháp lý để kết tội, rằng việc chi “lãi suất ngoài” diễn ra khắp nơi, nhưng lý lẽ của luật sư không khai thông được đôi tai của cán bộ điều tra, công tố và quan tòa.

5763. Hộp đen

Hình ảnh
Hộp đen Một nhà khoa học nổi tiếng của đất nước, Giáo sư Phan Đình Diệu vừa ra đi. Nói theo văn mẫu, đối với nền khoa học nước nhà, "tổn thất này vô cùng lớn lao, đau thương này thật là vô hạn". Trong số những nhà khoa học lừng danh miền Bắc mà thế hệ 5X tôi biết, những là Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hiệu, Phan Đình Diệu, Vũ Tuyên Hoàng... thì cụ Diệu kín tiếng cá nhân nhất bởi cụ không thích lập thân chốn quan trường. Tôi không dám chê bai gì các cụ kia bởi cụ nào cũng giỏi, nhưng phải nói cứ dính tí quan trường là uy tín khoa học bị kém ngay, con mắt người đời nhìn vào không còn ngưỡng mộ như trước nữa. 

5762. Ai ‘đồng thuận’ tăng thuế xăng dầu?

Hình ảnh
Ai ‘đồng thuận’ tăng thuế xăng dầu? Từ hôm 1/7, thuế xăng dầu tại Việt Nam "sẽ tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít với xăng" Một nghiên cứu viên chính sách ở Hà Nội nói với BBC rằng "sự đồng thuận" về việc tăng thuế xăng dầu "là của các cơ quan nhà nước mà Bộ Tài chính thăm dò, còn người dân là chuyện khác." Tin cho hay từ hôm 1/7, thuế xăng dầu tại Việt Nam "sẽ tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít với xăng và 2.000 đồng/lít với dầu," theo đề xuất của Bộ Tài chính. Truyền thông Việt Nam tường thuật rằng động thái này "sẽ đem về 55.000 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách, tăng 14.368 tỷ so với mức cũ." Trước đó, báo cáo giải trình của Bộ Tài chính về dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu cho hay họ đã lấy ý kiến "của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác."

5761. Điều Còn Lại

Hình ảnh
ĐIỀU CÒN LẠI Tản văn: Nguyễn Ngọc Dương Khi tỉnh Lào Cai tái lập - 1991, tôi được biết đến Nguyễn Văn Công (Văn Công), một trong những “ngôi sao” của làng báo ở tỉnh. Hơn bốn chục tuổi, thân hình vạm vỡ, da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng, lông mày rậm và luôn thường trực nụ cười trên môi như thể không có lúc nào để buồn. Thời kỳ Tỉnh mới tái lập, vạn sự còn “trứng nước”, thị xã tỉnh lỵ chưa hình thành, trụ sở Báo Lào Cai chưa có, đang còn ở nhờ mấy gian nhà tranh tre nứa lá, những nhà báo thực sự tác nghiệp như Văn Công chỉ đếm trên đầu ngón tay… Trong bối cảnh đó, anh là một trong những cây bút xông xáo khắp các hang cùng ngõ hẻm, góp phần làm cho diện mạo tờ báo của Tỉnh ngay từ khi mới tái lập đã xứng đáng là tờ báo số một ở địa phương. Lúc đó tôi công tác ở một cơ quan của Tỉnh ủy, nhưng thỉnh thoảng có bài viết với tư cách cộng tác viên của Báo, nên quen biết Văn Công. Dần dần quý mến anh, đơn giản bởi tính cách trung thực và khiêm nhường. Công không biết nịnh, không biết “

5760. Tăng thuế bảo vệ môi trường: Một lít xăng 19.440 đồng mất hơn 11.000 tiền thuế phí

Hình ảnh
Tăng thuế bảo vệ môi trường: Một lít xăng 19.440 đồng mất hơn 11.000 tiền thuế phí Dư luận dường như đang phản ứng quyết liệt với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường, vì họ đang phải gánh 7 loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu. Nếu đề xuất tăng thuế mới được thông qua, người tiêu dùng sẽ phải trả hơn 1 nửa là số tiền thuế, phí nếu mua một lít xăng.  Theo quy định của Bộ Công Thương, mặt hàng xăng dầu hiện đang được áp 4 loại thuế, gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (7-10%) và thuế bảo vệ môi trường. Ngoài ra, xăng dầu còn cõng thêm 3 loại phí, gồm chi phí định mức là 1.250 đồng, lợi nhuận định mức là 300 đồng, trích lập quỹ bình ổn là 300 đồng. Hiện tại, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu đang được giảm (từ 20%) và tiến tới thuế suất sẽ về mức 0% theo hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, hai loại thuế là thuế bảo vệ môi trường đang được đề xuất tăng kịch khung lên mức 4.000 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 10-12% (và

5759. Dâm tặc

Hình ảnh
DÂM TẶC  Truyện ngắn: Trần Kỳ Trung … Mất tháng nay, gần như ông phải gồng mình, căng sức đối phó với một cơn sóng mạnh còn hơn “sóng thần” của dư luận. Hết báo chí, đài, ti vi …rồi đến “phây búc” lên án ông về tội “ dâm ô với trẻ em”. Họ đưa cả hình ảnh ông lấy tay thọc vào váy một đứa bé gái lên sáu, rồi đơn tố cáo của mấy người cha, người mẹ tố cáo ông có hành vi “trái đạo đức” khi “đùa chơi” với mấy bé gái, con của họ. Đến độ mấy đứa trẻ đó thấy ông như thấy “quỷ” sợ hãi, bỏ chạy… Dư luận trong đó có báo chí, mạnh nhất là bọn “phây búc” đòi phải đưa ông ra tòa xử công khai với bản án nghiêm khắc nhất. Đến thằng Cả, con ông, quan đầu tỉnh, cũng ôm đầu, nói với ông uất hận: - Con không ngờ bố có hành động đồi bại như vậy, còn gì uy tín của gia đình ta, uy tín của con. Bây giờ bố ra tòa có án tù như dư luận đòi hỏi thì nhục cả gia đình, nhục cả dòng họ và nhục cả con… Con hỏi thật bố, bố có hành động như vậy không ? Bố nói thật đi khi trong phòng này chỉ có bố và con!

5758. Về thăm mẹ

Hình ảnh
Về thăm mẹ: Như biến tan rồi vất vả gian truân, giữa chốn nhân gian, nghiệp đời trăm ngả Con về thăm mẹ, chiều chớm hạ Trời xanh mây trắng nhạt nắng lên Mẹ hiện về trong mờ ảo khói hương Vẫn sắc áo nâu, miệng nhai trầu,  môi thắm đỏ Nét mặt rạng ngời,  với nụ cười tươi

5757. TRƯỚC NHỮNG BIỆT PHỦ, LÂU ĐÀI

Hình ảnh
TRƯỚC NHỮNG BIỆT PHỦ, LÂU ĐÀI Nhà thơ: Đỗ Xuân Thu Họ làm gì mà giàu thế Tổng Bí thư ơi? Những đầy tớ của dân với lâu đài, biệt phủ Tráng lệ, nguy nga hơn cung vua, phủ chúa Ao mật, bờ xôi họ chiếm giữ cả rồi

5756. MỘT LẦN NGƯỢC NÚI…

Hình ảnh
MỘT LẦN NGƯỢC NÚI… Nguyễn Ngọc Dương  /PNTB LCĐT - Một lần, tôi và người bạn đồng hành lên một xã vùng cao trên tuyến đường nông thôn mới. Vừa đi vừa chụp ảnh hai bên đường. Khoảng 30 phút sau thì đặt chân tới một thôn nằm chót vót trên đỉnh núi. Không biết ở độ cao nào nhưng thấy trời mát dịu, không khí trong lành. Gặp một chàng trai dân tộc Dao đỏ. “Hai ông đi đâu đấy?”- chàng trai hỏi. “Chúng tớ muốn lên cao nữa để nhìn thấy cái “mâm xôi” ruộng bậc thang kia”. “Ồ, thế thì đi theo cháu lên trên ấy”. Thấy hai người ngần ngại, chàng trai biết ý, bảo: “Có đường bê tông, xe máy lên được mà”. Nghĩ bụng, bây giờ được leo núi bằng xe máy, ngày xưa ai mà dám mơ. Thế rồi chàng trai kia chạy trước, hai chúng tôi bám theo.

5765. CHUYỆN LÀNG VÃI ĐỤ

Hình ảnh
CHUYỆN LÀNG VÃI ĐỤ  Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi hội thánh đức chúa giời. Có hề gì? Mấy thằng đi theo cái hội đó đến cả bát hương tổ tiên chúng nó còn đập thì mấy câu chửi của hắn chúng nó có coi ra gì? Rồi hắn chửi cán bộ. Thế cũng chẳng sao: cán bộ cũng có cán bộ tốt và cán bộ đểu. Và cán bộ nào cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai l ên tiếng cả. Tức thật! ĐKM! Thế này thì tức thật! Đã thế, hắn chửi cái công trình đường sắt trên cao, khởi công từ cái thuở hắn chửa dậy thì, lún phún lông tơ. Giờ, hắn đã sang giai đoạn tiền mãn tinh, chim hai thứ tóc rồi mà cái công trình vẫn chưa đi vào hoạt động. Rồi hắn lại chửi tiên sư đứa nào làm mất cái bản đồ quy hoạch làng Vãi Đụ. Nhưng mà biết đứa nào đã làm mất? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả cái làng Vãi Đụ này cũng không ai biết…

5764. Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'

Hình ảnh
Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất' 10 tháng 5 2018 Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5 Nhiều ý kiến cho rằng trong vụ Thủ Thiêm không chỉ tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy tín, mà niềm tin cũng đã bị đánh mất. Chiều ngày 9/5, buổi tiếp xúc cử tri trở thành buổi đối thoại giữa người dân Thủ Thiêm, quận 2, TP Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội. Buổi làm việc kéo dài hơn bảy tiếng dường như không đủ để người dân Thủ Thiêm mất đất bày tỏ uất ức dồn nén hàng chục năm qua. Những hình ảnh người dân khóc lóc, ngất xỉu trong buổi họp tràn ngập truyền thông trong nước chiều 9/5. Ranh giới quy hoạch dự án, công tác bồi thường, bố trí tái định cư có nhiều bất cập, chậm giải quyết đơn thư khiếu nại… là những vấn đề được người dân Thủ Thiêm đưa ra, báo chí trong nước đưa tin.

5763. Về Phản động

Hình ảnh
VỀ PHẢN ĐỘNG Phạm Lan Phương (Khải Đơn) Thêm chú thích Hồi mới vào nghề báo, một nhà báo trong nghề dắt tôi đến Thủ Thiêm, chạy xe máy qua đường Lương Định Của đầy đổ nát. Anh hỏi: “Giờ mình viết gì về nơi này?” - Là người mới ra trường, tôi về và trò chuyện để thảo luận đề tài. Những đàn anh trong tòa soạn nói: “Viết làm gì. Ở đó dân nhận tiền phản động rồi đi biểu tình thôi.” Vài năm sau, tôi nghe về Dòng Mến Thánh Giá và cái nhà thờ 178 năm tuổi ở Thủ Thiêm, và lại đề xuất đề tài. Một dặn dò khác được đưa ra: “Em phải cẩn thận với mấy chuyện tôn giáo. Bọn phản động tài trợ, cho mấy cái nhà thờ biểu tình.” - Đó là hồi những masoeur nữ ngồi tọa kháng không cho phá dỡ nhà thờ.

5762. Thủ Thiêm

Hình ảnh
Thủ Thiêm Có lẽ tra trên Gu gồ thời điểm này, Thủ Thiêm là từ nóng sốt nhất. Nóng cháy mạng. Thằng con tôi bình luận toàn dân đang quan tâm đến những gì đã và đang xảy ra ở Thủ Thiêm. Giống như người ta từng hồi hộp, lo âu, buồn đau theo dõi những thứ diễn ra ở tỉnh Thái Bình năm 1997, Tiên Lãng Hải Phòng năm 2012, Dương Nội Hà Đông năm 2013, Văn Giang Hưng Yên năm 2014, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội năm 2017... Những trang sử viết bằng đất thấm máu và nước mắt người dân cứ nối ngày một dày, không biết bao giờ mới chấm dứt. Tất cả đều xảy ra dưới chính thể treo câu slogan “của dân, vì dân, cho dân, do dân” được cả bộ máy cai trị tụng niệm hằng ngày. Đổ bao nhiêu xương máu cốt xóa được một đồng Nọc Nạn nhưng sau đó lại sinh ra muôn nghìn đồng Nọc Nạn khác.

5761. ĐỜI NGƯỜI - QUÁN TRỌ

Hình ảnh
Đời người âu tựa như quán trọ, tá túc vài hôm phút chạnh lòng? Thơ, là tiếng lòng của người thi sĩ. Khi kết hợp với thể thơ được dung luyện qua năm tháng cuộc đời, thì thơ có khả năng đưa người đọc thăng hoa. Bản thân thi sĩ, cảnh giới tinh thần của họ có lẽ cũng đã ngấm vào từng câu từng chữ, cho dù độc giả có cảm thụ được đến bao nhiêu, người thi sĩ cũng vẫn hạnh phúc trong những vần điệu của riêng mình. Sóng nước mênh mông, đời phiêu dạt Mây mù giăng kín chốn trần ai Ân ân oán oán muôn ngàn kiếp Đêm vắng lặng nghe tiếng thở dài.

5760. HẬN NAM QUAN

Hình ảnh
HẬN NAM QUAN Hoàng Cầm Một đêm giăng mờ lạnh lẽo. Tiếng tiêu nào trên ngàn xa văng vẳng trong sương. Trên một khu rừng gần Ải Nam Quan, chi chít cây cối, có một bóng đen vạch cây, rẽ lá tìm đường. Gần chỗ ấy, Nguyễn Phi Khanh bị giam trong một cái cũi lớn. Lúc đó đã nửa đêm. Bốn bề tịch mịch. Duy có tiếng tiêu vẫn réo rắt, não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng mõ cầm canh xa xa. Hồi lâu, Phi Khanh hơi cử động và ngồi dậy. Phi Khanh: Đây biên giới hai nước thù đẫm máu; Đây Nam Quan... con mắt khép tình thâm Lối qua lại của một loài cuồng khấu Là Nam Quan... chua xót bóng nghìn năm. Đây Nam Quan, bốn bề sương lạnh lẽo, Hồn thuở xưa lay động bóng tinh kỳ Ai đi sứ nơi quê người lẽo đẽo Cỏ hoa rừng dâng lệ khóc phân ly?! Đây Nam Quan, những u hồn thấp thoáng Đứng đầu non, trông rõi bóng quê hương Đây Nam Quan, anh hùng xưa lảng vảng Trỏ sang Tàu, vẽ máu trên đường gươm. Đây Nam Quan, nơi tướng quân họ Lý Đuổi quân thù để cứu lấy dân sinh Lại phóng xá cho giống người

5759. Làm người đã khó, làm người Trung Quốc còn khó hơn…

Hình ảnh
Làm người đã khó, làm người Trung Quốc còn khó hơn… Trong Tây Du Ký hồi thứ 64, tác giả Ngô Thừa Ân đã mượn lời Đường Tăng để nói lên suy nghĩ của mình. Câu nói ấy, không rõ hữu ý hay vô tình, khi đối chiếu với Trung Quốc của ngày hôm nay, lại trở thành một “dự ngôn” chính xác đến lạ thường. Câu nói ấy là: “Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, chính Pháp nan ngộ; toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên”. Nghĩa là: Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, chính Pháp khó gặp; nếu được cả ba điều, thì may mắn lắm thay.

5758. Thưa Mẹ Việt Nam?

Hình ảnh
THƯA MẸ VIỆT NAM? Tác giả: Nguyễn Thị Tịnh Thy Hình minh họa (hình internet)   Mẹ ơi! Khi Cha nói với Mẹ rằng Ta là giòng giống của Rồng Nàng là giòng giống của Tiên sống với nhau hoài không đặng Sao Mẹ không nhắc Cha câu gừng cay muối mặn Sao Mẹ không trả lời Cha  Đi mô đem thiếp đi cùng đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo Khi Cha bảo Mẹ đem năm mươi con lên núi Sao Mẹ không trả lời Cha Lấy chồng thì phải theo chồng chồng đi đường rắn đường rồng cũng theo Khi Cha hứa với Mẹ nếu gặp khó khăn Nàng hãy cùng các con gọi to về biển Sao Mẹ không trả lời Cha Chúng ta thà no đói có nhau  râu tôm nấu với ruột bầu thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

5757. Đối mặt với lương tri*

Hình ảnh
Đối mặt với lương tri* ĐĂNG BẢY / Thứ ba, 17 Tháng 4 2018 21:18   Lệ thường, khi đọc một tác phẩm văn học về đề tài đương đại, người đọc vô hình trung liên tưởng đến nhiều điều: na ná chuyện này mình đã thấy ở đâu, nhân vật nọ có nguyên mẫu nào trong thực tế đời sống, và từ những ẩn dụ, ví von, ngụ ý, tác giả có thái độ đúng hay sai, v.v... Tiểu thuyết  Cuộc cờ  của tác giả Phạm Quang Long với bốn trăm trang có lẻ do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành từ đầu năm 2018 đương nhiên nằm trong điểm ngắm ấy. Câu chuyện về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” ở một địa phương với những thành công và hệ lụy của nó đang là hiện thực ấm nóng. Diễn biến số phận của một dự án – từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc sở tại, đó là cả một cuộc cờ ly kỳ và gay cấn làm sao? Mà giới chức sắc đó được tác giả Phạm Quang Long kh

5756. LS Nguyễn Danh Huế hiến kế tổ chức ngày 30/4 từ nay về sau

Hình ảnh
LS Nguyễn Danh Huế hiến kế tổ chức ngày 30/4 từ nay về sau Tác giả: Nguyễn Danh Huế (PNTB) : Tôi thấy ý kiến của LS Nguyễn Danh Huế thật sự nhân văn, phù hợp đạo lý của Dân tộc Việt Nam, không mang hận thù đi theo mãi với thời gian, đặc biệt là đối với người trong một nước. Muốn đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc thì không nên khoét sâu vết thương đã mấy chục năm, khi con người đã qua mấy thế hệ, trái lại phải bằng mọi nỗ lực cả về lời nói và hành động thì mới mong có kết quả. (Bình luận của KD) :  Ủng hộ ý tưởng này của LS Nguyễn Danh Huế, một ý tưởng nhân văn - rằng chỉ có biểu tượng Hòa bình là trên hết, chỉ có tình thương của người Việt- máu đỏ da vàng với nhau- vì sự vững mạnh của dân tộc VN- là trên hết!. Các vị lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất – nghĩ gì về lời đề nghị này? Nếu thật sự vì lợi ích QG, xin hãy lắng nghe con tim của mỗi người dân!