5764. Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'
Vụ Thủ Thiêm: 'Dân
mất, chính quyền cũng mất'
10 tháng 5
2018
![]() |
Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5 |
Nhiều ý kiến cho rằng
trong vụ Thủ Thiêm không chỉ tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy
tín, mà niềm tin cũng đã bị đánh mất.
Chiều ngày 9/5, buổi
tiếp xúc cử tri trở thành buổi đối thoại giữa người dân Thủ Thiêm, quận 2, TP
Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội.
Buổi làm việc kéo dài
hơn bảy tiếng dường như không đủ để người dân Thủ Thiêm mất đất bày tỏ uất ức
dồn nén hàng chục năm qua.
Những hình ảnh người
dân khóc lóc, ngất xỉu trong buổi họp tràn ngập truyền thông trong nước chiều 9/5.
Ranh giới quy hoạch dự
án, công tác bồi thường, bố trí tái định cư có nhiều bất cập, chậm giải quyết
đơn thư khiếu nại… là những vấn đề được người dân Thủ Thiêm đưa ra, báo chí
trong nước đưa tin.
Những vấn đề này dân Thủ Thiêm cho hay đã khiếu nại hơn 20 năm
qua, nhưng đây là "lần đầu tiên chính quyền lắng nghe", theo VnExpress.
'Dân mất, chính quyền cũng mất'
"Quá nhiều, gần
như là tất cả", cây bút Hương Quỳnh viết trên Facebook cá nhân.
Một người dân nhắc đến
việc cựu chủ tịch TP Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh, từng nói rằng ông đau
lòng khi "xem cảnh giải tỏa", tưởng như vừa qua một trận B.52".
![]() |
Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các Đại biểu Quốc Hội ngày 9/5 |
Người khác nói ông
Thanh nói vậy là "chưa hiểu hết" vì bom B.52 có dội xuống thì sau đó
họ vẫn có thể "bới gạch vụn để cắm lên một mái lều", còn sau khi quận
2 giải tỏa thì họ "không còn đất, không còn nhà", "lang thang,
vất vưởng".
Facebooker Hương Quỳnh
thuật lại buổi tiếp xúc cử tri với hàng chục người 'bật dậy kêu khóc phẫn nộ'.
Nhà của họ "ở ngoài ranh giới quy hoạch" nhưng lại bị giải tỏa, với
giá bồi thường 18 triệu đồng/m2 so với giá thị trường 200 triệu/m2.
"Hàng chục người
khóc nghẹn khi kể câu chuyện của mình". Họ đề nghị "thanh tra lại
toàn bộ quá trình qui hoạch, chỉnh sửa qui hoạch, xây dựng, đấu thầu, giải tỏa
và cưỡng chế ở Thủ Thiêm", nhưng không được để thành phố làm, vì
"không thể tin tưởng". "Những điều oan sai đã diễn ra ở Thủ
Thiêm này, đi tù không đủ để đền tội."
"Ngồi nghe những
người đàn ông, đàn bà nối nhau thuyết trình việc riêng việc chung, văn bản,
quyết định, bản đồ, sơ đồ rành rẽ hơn một luật sư, chợt nghe xót ruột. Bao
nhiêu tâm sức, thời gian, mồ hôi, nước mắt, tiền bạc và máu của họ đã đổ để trở
thành luật sư cho chính mình."
"Tuy nhiên, mất
nhiều không chỉ là người dân, mà chính quyền cũng đã và đang mất. Rất nhiều.
Cũng gần như tất cả", cây bút Hương Quỳnh kết luận.
Nhạc sỹ Tuấn Khanh
chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng ông nhớ đến những giọt nước mắt cô đơn của
thầy Thích Không Tánh trên đống đổ nát của chùa Liên Trì khi xem hình ảnh người
dân Thủ Thiêm 'uất ức khóc'.
"Lòng tham và cái
ác đã nhuộm đỏ mảnh đất đó, không khác gì kiểu Bắc Kinh tiêu diệt tín ngưỡng
trong thời cách mạng văn hóa, Taleban trong thời chiếm đóng Afghanistan",
ông Tuấn Khanh viết.
![]() |
Một người dân ngất xỉu trong cuộc họp ngày 9/5 |
Facebooker Bùi Thị
Bích Hậu đăng hình ảnh bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đang chất vấn đại biểu Quốc Hội
"trong nỗi đau đớn, uất ức vì hơn 3.000 m2 đất chỉ được đền bù 150.000
đồng, bằng tiền mua ba tô phở", kèm bình luận "Mong lò của cụ Tổng tới
nơi nhanh nhanh giúp dân."
Vạch mặt chỉ tên
Không chỉ trên mạng xã
hội, báo chính thống của nhà nước Việt Nam dường như cũng không ngại đăng những
chỉ trích mạnh miệng.
Báo Giáo dục Việt Nam có loạt bài "Phác thảo chân
dung những kẻ hại nước, hại dân", trong đó nêu đích danh một số quan chức
liên quan đến vụ Thủ Thiêm.
"Coi thường kỷ
cương phép nước, xem mình như "vua con" cai quản một cõi, bỏ qua (hay
dung túng?) cho hành vi vượt quyền của lãnh đạo thành phố... có phải chỉ là
biểu hiện "hại dân" hay cũng là "hại nước?"
Báo này đặt câu hỏi trong bài viết ngày 10/5: "Ông Lê Thanh Hải ở đâu khi Khu đô thị Thủ Thiêm...dậy sóng?".
Trong đó tường thuật toàn bộ quá trình tái định cư khu đô thị Thủ Thiêm, từ
thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới những biến động những năm gần đây liên
quan đến việc chỉnh sửa quy hoạch, thất lạc bản đồ.
![]() |
Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn đại biểu Quốc Hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5 |
Cũng tờ báo này khẳng
định "Khu đô thị Thủ Thiêm từng co giãn theo ý chí của ai đó" trong
một bài viết khác ngày 7/5, trong đó 'làm rõ vấn đề' tấm bản đồ Thủ Thiêm 1996
bị cho là 'thất lạc' nhưng thực ra là 'có dấu hiệu bị thủ tiêu'.
Quan tâm của người dân
Theo truyền thông Việt
Nam, có ba vấn đề chính người dân Thủ Thiêm muốn làm rõ, gồm địa giới của dự
án; chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư; và khiếu nại chậm được các cơ quan
tiếp nhận, giải quyết.
Ngoài ra, trong buộc
họp ngày 9/5, người dân Thủ Thiêm còn nêu ra ba mối quan tâm chính khác, gồm:
"Bản đồ quy hoạch
khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) tỉ lệ 1/5.000 kèm theo quyết định số 367 ngày
4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án này nhưng đến nay
còn giá trị?"
![]() |
Dân Thủ Thiêm bám trụ không đi, sống tạm bợ khổ sở mấy chục năm nay |
"Quy hoạch khu đô
thị mới Thủ Thiêm được điều chỉnh qua các thời kỳ đã làm thay đổi nhiều khu
chức năng, cơ cấu sử dụng đất so với ý định ban đầu."
"Bốn trục đường
chính trong khu đô thị Thủ Thiêm có tổng chiều dài gần 12km được đầu tư với chi
phí hơn 12 nghìn tỷ đồng."
Bà Nguyễn Thị Quyết
Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc Hội, người tiếp
xúc với cử tri Thủ Thiêm ngày 9/5, thừa nhận rằng, "chưa làm tròn trách
nhiệm", theo Infornet.
Bà cũng nói sẽ
"tiếp tục đồng hành cùng nhân dân". "Ai làm sai, cấp nào làm sai
khi thanh tra có kết luận thì phải chịu trách nhiệm trước dân", báo
Vietnamnet trích lời bà Tâm.
Khu đô thị mới Thủ
Thiêm dù được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm
tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, di dời khoảng 15.000 hộ dân, chi gần
30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình, theo
Zing.vn
![]() |
Dân Thủ Thiêm bám trụ không đi, sống tạm bợ khổ sở mấy chục năm nay
(BBC)
|
Nhận xét