Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Môi trường

5954. LỄ HỘI ĐANG DẪN CẢ DÂN TỘC TA LẠC ĐƯỜNG

Hình ảnh
LỄ HỘI ĐANG DẪN CẢ DÂN TỘC TA LẠC ĐƯỜNG TS Nguyễn Xuân Diện Đầu năm, từ lễ hội suy nghĩ về văn hóa  tâm thế xã hội Nguyễn Xuân Diện /  Xuân 2013 Sau những ngày Tết Nguyên đán, trống hội đã gióng lên. “Bao nhiêu trống với chiêng tưng bừng vui rộn rã. Bao nhiêu phướn với hoa quay cuồng đến ngợp trời”. Mùa lễ hội đã bắt đầu! Bao nhiêu những bãi đất trống trước cửa đình đã lại náo động trong những ngày hội xuân rộn rã. Ba tháng ăn chơi bắt đầu. Những cuộc sát phạt trên các chiếu bạc từ làng quê đến phố thị ăn theo mùa lễ hội cũng đã bắt đầu khởi sự…

5942. Hãy cứu lấy Thiên nhiên Việt Nam

Hình ảnh
HÃY CỨU LẤY THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (PHẦN CUỐI) Tác giả: Mai An Nguyễn Anh Tuấn  (Nhà báo, Đạo diễn điện ảnh) ''Tiền có nhiều đến đâu đi nữa cũng không thể mua được môi trường tươi đẹp mà chúng ta đã mất và đang mất...'' - Ảnh minh họa (nguồn internet) (PNTB): Bài rất hay, những ai quan tâm đến vấn đề sống còn của xã hội trong đó có bản thân và gia đình mình thì nên đọc. (Tác giả gửi cho tôi qua email. Nguyễn Ngọc Dương) Bảo vệ môi trường lâu nay không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Kỳ trước: Hãy cứu lấy thiên nhiên Việt Nam! 4. Chúng ta tìm về thực trạng thiên nhiên VN giữa khi cả xã hội loài người đang xao xác tơi tả bởi những vấn đề Môi trường cùng các hệ lụy đau lòng bởi Môi trường bị tàn phá, Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, giữa khi con người trên khắp hành tinh đang bị Thiên nhiên trả thù đích đáng bởi sự thiển cận, độc ác, tham lam của chính mình... Vào giữa thế kỷ trước, mục sư

5735. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - TỨ BỀ THỌ ĐỊCH

Hình ảnh
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - TỨ BỀ THỌ ĐỊCH Nguyễn Ngọc Dương  Ảnh minh họa (nguồn internet) Nạn ô nhiễm môi trường là nguy cơ cho sự tồn vong của Dân tộc. Ông Bùi Quang Vinh, khi còn làm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư nói vậy. Càng ngày càng thấy điều đó là đúng. Thò mặt ra đường là phải dùng khẩu trang che kín mặt mũi. Khói bụi trong không khí ở mọi nơi, nhất là các thành phố lớn đều vượt ngưỡng. Hầu hết các nguồn nước từ ao hồ đến sông suối đều bị ô nhiễm, nhiều con sông bị bức tử, nhất là những nơi gần khu công nghiệp. Nhiều năm qua, rừng bị tàn phá vô tội vạ. Biển miền Trung dằng dặc 4 tỉnh bị ô nhiễm, đã từng ầm ĩ một dạo rồi cũng chán không ai muốn nói nữa. Thực phẩm: thịt động vật, tôm cua ốc ếch, hoa quả, rau xanh… không còn biết tin thứ gì là an toàn. Các loại thức ăn qua chế biển, vận chuyển… hầu như đều có chất bảo quản gây độc hại cho người. Cứ vài hôm lại thấy báo chí đưa tin một cơ sở sản xuất đồ ăn uống mất vệ sinh hoặc có “ướp” chất độc hại. Nhưng đấy chỉ là số r

5670. Lan man về ô nhiễm âm thanh

Hình ảnh
Lan man về ô nhiễm âm thanh PNTB Trong cuộc sống quanh ta, âm thanh vô cùng phong phú, đa dạng. Nhưng tựu trung, người ta đã chia chúng ra làm hai loại: Âm thanh tự nhiên và Âm thanh nhân tạo. Âm thanh tự nhiên là tiếng mưa, tiếng gió, tiếng sấm sét, tiếng suối reo, tiếng sóng biển, tiếng chim kêu, vượn hót trong rừng… Âm thanh tự nhiên ít ảnh hưởng đến cuộc sống con người, đôi khi nó còn làm đẹp cho đời, giúp các nhà văn nhà thơ tạo ra những áng văn, câu thơ bất hủ…

5587. Miên man từ trái cây sung

Hình ảnh
MIÊN MAN TỪ TRÁI CÂY SUNG PNTB “Đói lòng ăn trái cây sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng” Đây là câu ca dao có lẽ từ thời ông Tuần phủ xứ Bắc Kỳ đi kinh lý Trung Kỳ gặp cô Đào Huế? Rồi bị chị cả từ Thăng Long vào đánh ghen? (Màn chèo kinh điển Tuần Ty - Đào Huế). Trái cây sung chỉ là thứ tầm thường, rẻ rúng của một loài cây mọc hoang dại ven các bờ ao, hồ, sông, suối, nơi ẩm ướt. Nó là thứ cây ít phải chăm bón nhưng hầu như cây nào quả cũng sai trĩu trịt từ gốc lên ngọn. Trên đời, phàm những gì “dễ dãi” thì hay bị coi thường. Nhưng khi không thể chịu được cái cảnh “ngứa ghẻ, hờn ghen” người ta cũng cần đến quả sung tầm thường ấy để làm vật so sánh.

5594.PHÁT BIỂU THẲNG THẮN CỦA ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC TẠI NGHỊ TRƯỜNG 2/11/2017

Hình ảnh
VỤ ĐỒNG TÂM, MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN, CHỨ KHÔNG THUẦN TÚY MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ (PHÁT BIỂU THẲNG THẮN CỦA ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC TẠI NGHỊ TRƯỜNG 2/11/2017) (Bài gỡ băng) Nguồn  youtube.com  (VTV1) ĐB Dương Trung Quốc đang phát biểu ở Nghị trường Ảnh Người Lao động Theo dõi các Phát biểu của các vị đại biểu QH trong hơn 2 ngày hôm nay chúng tôi thấy tập trung rất nhiều vảo những chỉ tiêu về kinh tế: 13 chỉ tiêu thành đạt của CP, đó là điều rất đáng khích lệ, đáng ghi nhận. Nhưng giá như chúng ta có thêm một cái chỉ tiêu mà định lượng được, là chỉ tiêu về LÒNG TIN thì chắc chắn nó sẽ làm cho cái sự phát triển về kinh tế nó bền vững. Trên cơ sở đó, tôi muốn trở lại một sự kiện cách đây đúng một kỳ họp. Đó là vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, từng nhìn nhận nó như là một cuộc khủng hoảng về lòng tin, chứ không nên nhìn thuần túy là một vụ án hình sự. Tất cả những gì diễn ra ở đó có một yếu tố mà tôi thấy QH, CP, các cơ quan có trách nhiệm phải quan tâm. Đó là việc những đề đ

5577. Thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ lịch sử: Vì đâu nên nỗi?

Hình ảnh
Thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ lịch sử: Vì đâu nên nỗi? PNTB: Đau thương là tại thiên tai             Hay là tại những "thiên tài" hại dân?             Chỉ vì mê mải làm tiền             Chia nhau bỏ túi mà nên nỗi này             Con dân xin lạy các thày             Bớt tham lam để dân nay được nhờ.   VTV.vn    - Những thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua khiến nhiều người phải đặt câu hỏi nguyên nhân do đâu. Gần 100 người chết và mất tích, hàng trăm người bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị sập, hỏng, tốc mái, hơn 80.000 ha hoa màu, thủy sản mất trắng, gần 45.000 gia súc, gia cầm bị chết – những con số đau lòng này đã khiến báo chí tuần qua đặt câu hỏi đâu là nguyên nhân của những thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua.

5569. Ai dồn thêm họa

Hình ảnh
Ai dồn thêm họa Vũ Đình Mai Mưa cuồng gió quật tơi bời Rừng trơ đất lở, núi phơi đá mòn Lũ trùm khi mẹ ôm con Lũ vùi lúc vợ chồng son trên giường Bao nhiêu cụ tóc như sương Bao nhiêu em tuổi đến trường chết oan Ruộng vườn nhà cửa tan hoang Những người sống sót biết còn gì đây? Năm sẽ chậm, tháng sẽ chầy Đói cơm rách áo đọa đầy nắng mưa

5456. Tan hoang lũ quét, đừng đổ lỗi hết cho trời

Hình ảnh
Tan hoang lũ quét, đừng đổ lỗi hết cho trời Trần Thị Huyền Trang ( Dân Việt ) Chúng ta không được phép “ngây thơ” và thụ động đổ lỗi cho trời. Người dân ngây thơ và thụ động là có tội với gia đình mình. Chính quyền ngây thơ và thụ động là có lỗi với dân. San phẳng, cuốn trôi, mất tích, đó là những từ ngữ xuất hiện với tần suất cao trên các kênh truyền thông miêu tả độ tàn phá kinh khủng của đợt lũ ống, lũ quét vừa rồi tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc. Tại Yên Bái, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, lũ ống đổ từ độ cao ước 2.000m như con thác đứng, bứt theo những tảng đá núi và những thân gỗ to hơn người ôm. Đá và cây cùng với nước tông vỡ nhiều thứ khác cản đường, làm tan hoang cả một vùng dân cư sầm uất của thị trấn Mù Cang Chải và các vùng lân cận. Trường học hai tầng bị lũ xô sập, nghiến nát cả bàn ghế học sinh thành một đống ngổn ngang.

5449. Môi trường mà biết nói năng...

Hình ảnh
Môi trường mà biết nói năng... Đặng Quỳnh Giang ( TBKTSG ) - Một số người muốn khoe thân, gây sự chú ý với thiên hạ, đã không ngần ngại cởi quần áo, tạo dáng chụp hình bên những dòng suối, trong những cánh rừng. Họ giải thích những bức ảnh khỏa thân ấy là để kêu gọi cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường! Rồi tới những công trình giao thông hay công trình xây dựng ngốn hàng trăm ngàn tỉ đồng, đưa vào sử dụng chưa bao lâu thì nứt nẻ, sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng. Để thoái thác trách nhiệm, chủ đầu tư và đơn vị thi công thường cho rằng các sự cố đó là do địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu..., tựu trung cũng là vì môi trường - yếu tố được cho là khách quan, thậm chí được liệt vào hàng “bất khả kháng”, mặc dù ai cũng biết nguyên tắc cơ bản của xây dựng là trước khi thi công ở đâu thì đều phải điều nghiên, khảo sát, tính toán và đưa ra phương án thích nghi hoặc chống lại được các đặc tính môi trường ở nơi đó.

5438. (Nóng) Cty Formosa lấn gần 300ha biển để chôn hàng chục triệu m3 xỉ thải

Hình ảnh
(Nóng) Cty Formosa lấn gần 300ha biển để chôn hàng chục triệu m3 xỉ thải Bãi thải lấn biển của Formosa  nằm ở phía nam cảng Sơn Dương Nguyễn Quang Lập (Fb):   Thủ tướng đã khẳng định trước QH: 'Nếu Formosa lặp lại sai phạm sẽ cho đóng cửa, không tha thứ'. Chờ xem vụ này Thủ tướng xử lý thế nào. -------- Để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn. Chôn 1,3 triệu tấn xỉ thải xuống biển mỗi năm Theo báo cáo tác động môi trường ở hạng mục đầu tư tổ hợp luyện gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm giai đoạn 1, thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đã được Bộ TN&MT thẩm định bằng Quyết định số 1315/QĐ-BTNMT, ngày 30/6/2008 có đoạn viết: “Bãi xỉ lấn biển có diện tích 281,6 ha, quy mô 40.256.072m3. Có thể chứa được 92.595.8

5436. Biển không phải là bãi rác

Hình ảnh
Biển không phải là bãi rác Nguyễn Văn Mỹ   MTG   - Những người yêu biển chưa nguôi nỗi đau mang tên Formosa nay lại được bồi thêm nhát chém mang tên Vĩnh Tân ở Tuy Phong, Bình Thuận. Dư luận chưa kịp mừng vì Thủ tướng của chính phủ kiến tạo đã dũng cảm ra lệnh dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, lại đang sốt vó vì nhiệt điện than Vĩnh Tân được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển Tuy Phong, gần khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Cau. Từ bao đời nay, biển là một phần không thể tách rời của cuộc sống nhân loại. Biển Việt Nam cũng vậy. Đó là nguồn sống của hàng chục triệu ngư dân, gắn liền đời sống của cả đất nước. Chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.260 km, xếp thứ 32 trên tổng số 156 nước có bờ biển. Độ dài bờ biển chỉ dạng trung bình, bù lại Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, thừa sức sánh vai cùng thế giới. Từ khi đổi mới, du lịch Việt Nam phát triển và đi lên từ biển. Cho đến hôm nay, du lịch Việt Nam chủ đạo vẫn là biển.

5422. Sao không rút giấy phép xả thải ra biển Bình Thuận - dự án nhiều điều dối trá?

Hình ảnh
Sao không rút giấy phép xả thải ra biển Bình Thuận - dự án nhiều điều dối trá? Nguyễn Quang Vinh ( Dân Việt ) Ngay cả khi hậu quả xả thải chưa xảy ra từ một hồ sơ khoa học nhận chìm biển Bình Thuận dối trá thì hành vi này cũng đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cho đến hôm nay, dư luận đã không thể chịu đựng hơn nữa hành vi dối trá của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam vì dám mạo danh 3 nhà khoa học để đưa vào danh sách những thành viên tham gia tư vấn khảo sát địa chỉ đổ chất thải nạo vét Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Thế rồi, khi tiến sĩ hải dương học Nguyễn Tác An lên tiếng về sự mạo danh trơ trẽn này, lãnh đạo công ty trả lời ngay ngay tắp lự là do thư ký nhầm lẫn trong đánh máy - một lý do cũ mèm.

5421. 'Nhận chìm ở biển' Bình Thuận: ba nhà khoa học 'bị đạo danh'

Hình ảnh
'Nhận chìm ở biển' Bình Thuận: ba nhà khoa học 'bị đạo danh' Chuyên gia nói người dân "có quyền nghi ngờ" đề xuất đổ bùn thải xuống biển Bình Thuận Một nhà khoa học có tên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường vụ cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận nói với BBC rằng "đến khi báo đăng thì tôi mới biết có tên mình tham gia." Có ý kiến kêu gọi Bộ Tài nguyên Môi trường tuyên hủy giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sau khi ba trong bảy nhà khoa học phủ nhận việc tên họ có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của vụ này. Việc Bộ Tài nguyên - Môi trường tuyên cấp phép gây tranh cãi trong thời gian qua.

5416. Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm

Hình ảnh
Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm 20/07/2017  06:53 GMT+7 Cụm nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân. - Bộ TN&MT đang chờ kết quả đánh giá của các nhà khoa học, từ đó xem xét có bàn giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân được thực hiện nhận chìm hay không - Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với VietNamNet. Kiểm chứng lại hồ sơ  Theo Bộ trưởng TN&MT, Viện Nghiên cứu Hải dương học Nha Trang đang triển khai các bước để đánh giá lại hiện trạng môi trường; khảo sát lại hiện trạng ở khu vực nhận chìm 1 triệu m3 khối bùn xuống biển Bình Thuận; đánh giá hiện trạng môi trường ở những khu vực có liên quan để xem xét nó có bị ảnh hưởng từ việc nhận chìm hay không…

5415. Xảo thuật ngôn từ

Hình ảnh
Xảo thuật ngôn từ Nhiệt điện Vĩnh Tân đang gây ra nhiều tác động về môi trường cả trên cạn lẫn đáy biển.  ẢNH: CHANGE (TNO) Chiều 14.7, Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) họp tổng kết 6 tháng đầu năm 2017. Đây là sự kiện bình thường bởi chả riêng bộ này mà nhiều bộ ban ngành khác cũng vào mùa sơ kết ấy. Tuy nhiên đã xảy ra chuyện không bình thường là lãnh đạo Bộ dứt khoát không cho giới báo chí truyền thông vào dự. Dư luận xì xào hay là có tật giật mình, đẹp tốt phô ra xấu xa đậy lại chứ có nhẽ đâu thế. Cái lý để cấm cửa báo chí có thể một phần do những lùm xùm xung quanh vụ Bộ TN-MT cho phép Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được phép “nhận chìm xuống biển gần 1 triệu mét khối vật chất” (từ “nhận chìm” và “vật, chất” là nguyên từ trong giấy phép cấp ngày 23.6.2017 của Bộ TN-MT do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc thay mặt Bộ trưởng ký). Dư luận xã hội phản đối dữ quá, báo chí săm soi ghê quá nên dường như họ ngại bị vặn vẹo, khó trả lời.  

5406. Phải dừng việc 'nhận chìm' 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển

Hình ảnh
Phải dừng việc 'nhận chìm' 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển PHAN SÔNG NGÂN TTO   - Theo các chuyên gia, Bộ Tài nguyên và môi trường phải có trách nhiệm kiểm tra việc cho "nhận chìm" chất nạo vét của Điện lực Vĩnh Tân 1 đã lấy ý kiến người dân đúng quy định hay không rồi mới cấp phép. Chiều 15-7 tại Nha Trang, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC - thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đã tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tuyến giữa đại diện Tổng cục Biển và hải đảo - Bộ Tài nguyên và môi trường cùng các chuyên gia của tổng cục với các nhà quản lý, luật sư, nhà báo về việc cấp phép cho “nhận chìm” gần 1 triệu m3 “vật chất” nạo vét biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

5358. Kiến trúc sư Ý đưa ‘rừng thẳng đứng’ đầu tiên đến Châu Á để lọc không khí

Hình ảnh
Kiến trúc sư Ý đưa ‘rừng thẳng đứng’ đầu tiên đến Châu Á để lọc không khí Kiến trúc sư Stefano Boeri đã bắt tay vào thiết kế một khu rừng theo chiều thẳng đứng có hiệu năng cao, thiết thực, hữu dụng và trên hết là thân thiện với môi trường. Boeri làm việc trong một dự án về những khu rừng “thẳng đứng” đầu tiên cho châu Á. Theo đó, những tòa tháp “xanh” ở Nam Kinh (Nanjing Towers), Trung Quốc sẽ được hoàn thành vào năm 2018.

5314. Bộ Văn hóa hai lần liên tiếp làm dân “choáng”

Hình ảnh
Bộ Văn hóa hai lần liên tiếp làm dân “choáng” Voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà (ảnh Bùi Văn Tuân) Chỉ cách nhau nửa tháng, quan chức của Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch (Bộ VHTTDL) đã liên tiếp 2 lần làm dân “choáng” vì những quyết định gây sốc. Cái “choáng” thứ nhất là ngày 17/5/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn ra văn bản số 278/GP - NTBD cấp phép cho 324 bài hát cách mạng vốn đã được phổ biến nhiều năm nay, trong đó có "Tiến quân ca" (Quốc ca) năm1946 đã được Quốc hội khóa đầu tiên chọn làm Quốc ca của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thế hóa ra chả nhẽ suốt 71 năm qua, Quốc ca chưa được phép, nói nôm na là… “hát chui”!?. Nửa tháng sau, văn bản cấp phép này được chính Bộ VHTTDL thu hồi.

5298. Nổ lớn tại Formosa ngay sau 24 giờ vận hành thử

Hình ảnh
Nóng : Nổ lớn tại Formosa ngay sau 24 giờ vận hành thử Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5 Tin tức nói vừa xảy ra vụ nổ lớn tại khu vực thuộc Formosa Hà Tĩnh. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5, khiến khói bốc cao ở bên trong khu công nghiệp Vũng Áng. Một số báo trong nước nói rằng sự cố đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1 của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Vụ nổ "có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi" tuy nhiên "không gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao", dù "hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ", bản tin của Zing đăng lúc vừa quá nửa đêm ngày 30 sang ngày 31/5 viết.