Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa

5060. Ngôi chùa hoang và kỳ án thiên thu

Hình ảnh
NGÔI CHÙA HOANG VÀ KỲ ÁN THIÊN THU TS. Nguyễn Xuân Diện Đó chính là một ngôi chùa ở Xứ Đoài. Ngôi chùa này đứng ngay trên lối vào cổ ấp Đường Lâm. Dân tôi gọi là Chùa Ón, hoặc cẩn thận hơn thì gọi là chùa Ón Vật. Chùa này có từ bao giờ không ai biết. Trong chùa cũng chẳng có tượng pháp, mà chỉ có bát hương để trên một bệ gạch hoang tàn lạnh lẽo quanh năm. Tất nhiên chùa không có sư. Trong chùa cũng chẳng có một hàng câu đối hoành phi gì; chỉ thấy trên câu đầu là có chữ Nho. Đôi câu đầu ấy, một bên là “Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh” lối triện; bên kia là năm tháng dựng cột bắc nóc, với cái năm can chi rất chung chung, khiến ta không thể xác định được niên đại chắc chắn.

5059. Người giàu ngày nay, họ là ai?

Hình ảnh
Người giàu ngày nay, họ là ai? XUÂN DƯƠNG/  09:04 22/02/17 Người giàu ngày nay, họ là ai? (Minh họa của Economist.com) (GDVN) - Khi người giàu có sống cuộc sống vương giả thì hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp, không ít người có năng lực nhưng lại không có cơ hội vươn lên. Pháo hoa, dân nghèo và tiếng chuông Học để làm quan hay học để làm giàu? "Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này" Khi nói đến người Việt giàu có, tài sản cỡ vài trăm, vài nghìn tỷ không mấy người cho rằng họ làm giàu một cách minh bạch. Và cũng không mấy người dám quả quyết, rằng sự giàu có của người này, người khác không liên quan gì đến “ nhóm lợi ích ”, đến mối quan hệ “phía sau cánh gà”, nhất là với   quan chức chính quyền .

5058. Từ cái thìa thủng đến những thanh sắt chắn ngang vỉa hè

Hình ảnh
Từ cái thìa thủng đến những thanh sắt chắn ngang vỉa hè Tạ Mỹ Dương   VNN  - “Tôi dám chắc sẽ chẳng có "giải pháp kỹ thuật" nào có thể ngăn chặn một cách hữu hiệu, căn cốt nhất khi không lay chuyển được cái tư duy tranh giành, tùy tiện, sợ mất phần của số đông...” - KTS Tạ Mỹ Dương. Khoảng thập niên 60 thế kỷ trước, tại các cửa hàng "điểm tâm giải khát" mậu dịch quốc doanh ở Hà Nội, khách thường khuấy cà phê, nước chanh bằng chiếc thìa nhỏ đã được đục thủng. Ý tưởng này nhằm hạn chế việc thất thoát thìa do một số vị khách luôn cầm nhầm.

5057. Chuyện tóc đít vịt và quần ống loe

Hình ảnh
Nguyễn Thông: Chuyện tóc đít vịt và quần ống loe Hình minh họa (Internet) Hôm có việc đi Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi diện xe cao cấp Thành Bưởi (xe Thành Bưởi chiếc nào mà chẳng cao cấp, nhà xe bảo vậy). Ngồi gần chỗ tôi là một đôi trai gái. Trẻ trung, xinh đẹp, có học (nghe họ nói chuyện thì nghĩ vậy). Nói năng cư xử nhã nhặn, có văn hóa, yêu nhau rất mực nhưng ý tứ, không kệch cỡm. Nghĩ thầm trong bụng, họ là mẫu hình tuổi trẻ thời nay. Mà thực ra những cô cậu như thế bây giờ không hiếm. Điều tôi muốn biên ra đây là họ có mái tóc rất lạ. Cô gái nhuộm kiểu tóc Hàn Quốc, còn cậu người yêu “hãi” hơn, hai bên thái dương gọt trụi, chỉ còn đỉnh đầu cái chỏm chào mào, nhuộm xanh đỏ, trông hệt chóp con chào mào.

5056. Từ vô tình đến... 'vô đạo đức'

Hình ảnh
Từ vô tình đến... 'vô đạo đức' Em Trần Chí Kiên bị taxi va phải, gây chấn thương gãy xương đùi và 2 giáo viên của trường, cô Nhung (trái) và cô Tú trao đổi với PV về sự việc. Cho dù thời xưa hay thời nay, văn hóa sống của con người vẫn coi trọng chữ thật thà, chữ chân thành là đầu bảng. Nếu không, rất có thể, từ vô tình đến... 'vô đạo đức' cách nhau chỉ một bánh xe… taxi. Có một vụ việc xảy ra ở trường tiểu học Nam Trung Yên tuần qua khiến cả xã hội ồn ào bàn luận và bất bình. Bởi lẽ, câu chuyện tưởng đơn giản này bỗng trở thành quá phức tạp. Tại thời điểm này, ngày 18.2, cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận cụ thể. Nhưng thông điệp vô tình - phản ứng của người liên đới khi xảy ra vụ việc, ở đây là hiệu trưởng nhà trường, bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phản chiếu một sự thật đáng buồn: đạo đức của người làm giáo dục đang đứng ở đâu trong đạo đức xã hội?

5051. Tan tành xác pháo!

Hình ảnh
Tan tành xác pháo! Ông đến, ngạc nhiên, nhìn thằng “đệ”. Nét mặt thằng này não nề, cảnh nhà buồn hơn đưa đám. Ông hỏi: - Có việc gì mà em gọi anh đến đường đột, gấp gáp như vậy? - Ông nhìn quanh - Mà sao nhà trông trống trơn thế này! Vợ con đâu? Thằng “đệ” nói với ông, giọng khẩn cầu: - Em nghĩ, chỉ có anh mới giúp được thôi! Chuyện gay go to. - Chuyện gì? - Vợ phát hiện em có bồ. Ông ngạc nhiên: - Thế em có bồ thật à !  Thằng “đệ” mếu máo:

5049. 'Tư lệnh ngành' và... Thủ tướng

Hình ảnh
'Tư lệnh ngành' và... Thủ tướng Kỳ Duyên   MTG  - Trong khi Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt hướng tới mục tiêu một chính phủ kiến tạo, gần dân vì dân, một chính phủ hành động, mà các tư lệnh ngành đến lời nói còn “ngủ đông” thì sự hành động hẳn còn phải… mơ về nơi xa lắm? Sáu năm trước đây, vào tháng 8.2011, khi mới nhậm chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng khi đó đã có một phát ngôn ấn tượng: “Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận, phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi mới làm được chứ cứ chờ để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho bắn không thì lỡ cơ hội”. Đó là một phát ngôn phản ánh tính cách cá nhân thẳng tuột của một quan chức phụ trách một ngành cực kỳ khó khăn, nhưng cũng nói lên yêu cầu về tính quyết đoán và trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng một ngành.

5048. Lật bản chất Đường Tăng

Hình ảnh
Lật bản chất Đường Tăng Chẳng phải những "nhà đạo đức" thời nay mới giả dối. Từ hồi xưa kia. Tôi đang đọc lại bộ  Tây Du Ký . Người ta cứ khen Đường Tăng đạo đức, lòng sáng như gương, trong sạch vững mạnh, còn tôi thì thấy y cực kỳ giả dối. Y lúc nào cũng mở mồm khuyên "người xuất gia không nên nói dối", phải chân thành, thực lòng... nhưng khi y trao cho Tôn Ngộ Không cái vòng kim cô (mà Quan âm bồ tát vừa đưa cho y) để nhằm trói buộc Tôn, lão Tôn thắc mắc thầy lấy đâu ra cái mũ này mà cho con, y bảo "mũ ấy ta vẫn đội lúc còn nhỏ, đội mũ ấy không phải nghe dạy kinh cũng biết tụng kinh, không cần học lễ cũng biết làm lễ, nay ta thương con, cho con dùng".

5042. Người lính không sợ chết, nhưng ai cũng chỉ muốn về nhà

Hình ảnh
Người lính không sợ chết, nhưng ai cũng chỉ muốn về nhà HUY ĐỨC   (nhà báo) Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội phát biểu tại buổi lễ + Thêm một ngôi nhà cho vợ liệt sỹ Trường Sa: cô giáo lại Thị Huế (Trường Marie Curie Hà Nội xây tặng) "Thắp nén nhang thơm mát dạ người/ Hãy về vui chút, anh Trung ơi", thầy Nguyễn Xuân Khang đã làm mọi người lặng đi khi kết thúc bài phát biểu của mình như vậy. "Trung" là Phạm Quang Trung, đại úy hải quân QĐND VN, hy sinh ngày 18-7-2012 "khi đang làm nhiệm vụ" trên vùng biển Trường Sa. Thầy Nguyễn Xuân Khang là hiệu trưởng   Marie Curie Hanoi School , Trường đầu tư 440 triệu xây tặng vợ và hai con của liệt sỹ Phạm Quang Trung một căn nhà.

5041. Gia đình thứ trưởng và khối tài sản khổng lồ

Hình ảnh
Gia đình thứ trưởng và khối tài sản khổng lồ Bà Hồ Thị Kim Thoa Thứ trường Bộ Công Thương PNTB: Đọc bài này lại nhớ hồi nhà nước mình "đánh" tư sản. Những người giầu như bà thứ trưởng chắc chắn không thể lọt lưới. VOA   - Dư luận trong nước những ngày qua đã đặt nhiều câu hỏi xung quanh khối tài sản hàng trăm tỷ đồng mà gia đình thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu. Các tờ báo lớn cũng như mạng xã hội nêu lên những nghi vấn về sự minh bạch trong việc kiểm tra thông tin tài sản của Thứ trưởng bộ Công Thương. Theo tin của truyền thông trong nước, bà Thoa hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 672 tỷ đồng tại công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang.

5038. Cô đơn một vòng hoa

Hình ảnh
CÔ ĐƠN MỘT VÒNG HOA   Thái Sinh (Nhà báo) Nhà báo Thái Sinh trước hương đài những người đã khuất. Sáng nay 13/2 mình mới có thời gian ra viếng mộ Nguyễn Thái Học, bởi hôm 10/2 đúng 87 năm ngày Khởi nghĩa Yên Bái mình ốm quá không ra được. Qua chợ Hồng Hà mua 17 bông hoa cúc vàng tưởng nhớ 17 chiến sĩ Quốc dân Đảng đã bị giặc Pháp hành hình trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái ngày 8/5 và 17/6/1930. Cô gái bán hoa hỏi tôi: Sao chú mua 17 bông mà không phải mua 3 bông, 5 bông, 9 bông như nhiều người đi viếng mộ khác? Tôi đáp: Chú đi viếng mộ 17 chiến sĩ Quốc d ân Đảng bị chém đầu chôn ở công viên Yên Hòa kia.

5036. Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Hình ảnh
Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi PNTB: Một bài viết thẳng thắn, tâm huyết như thế này liệu có đến tai những người có trách nhiệm của đất nước? Trước sự bát nháo, đẩy nền văn hóa dân tộc vốn đang xuống cấp càng có nguy cơ xuống vực thì liệu có cứu nổi sự tồn vong của dân tộc? >>  Văn hóa xuống cấp vì đâu? Bài viết là một cái nhìn dựa trên sự quá mê tín của con người. Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược.

5033. Dâng sao giải hạn, ai đỡ nổi hạn mà sì sụp khấn vái?

Hình ảnh
Dâng sao giải hạn, ai đỡ nổi hạn mà sì sụp khấn vái? Nguyễn Quang Vinh ( Dân Việt ) Không thánh thần nào giải hạn được cho kẻ quan tham, cho lũ trộm cướp, nếu được, thì chắc giờ cái ác đã nhấn chìm nhân loại. Vào năm mới, mơ ước cho mình, gia đình mình một năm hanh thông trong công việc, an lành và phúc phận là điều ai cũng mong muốn. Từ ngàn xưa, cha ông đã biến cái mong muốn ấy thành lễ dâng sao giải hạn ở chùa chiền, đình thờ, hay chính tại bàn thờ gia tiên với ước muốn điều lành tới, an nhiên trong đời sống, lễ bạc lòng thành, dâng lễ trong thanh tịnh, trong tâm thế an nhiên hoà hợp với thời khắc chuyển dịch sang xuân, như một nét văn hoá thiên về nội tâm.

5031. Tết nhất, đánh nhau hơi bị nhiều

Hình ảnh
Tết nhất, đánh nhau hơi bị nhiều Dịp tết, những ngày tết, nói theo cách dân dã là “tết nhất”. Cứ hiểu nôm na, ngày tết thì cái gì cũng nhất: vui nhất, ăn ngon nhất, đi chơi nhiều nhất, tình cảm đậm đà nhất, gia đình sum họp đông nhất, bạn bè hòa hợp nhất, v.v.. nhất. Thế nên, người ta mới bảo “vui như Tết”, “sướng như Tết”. Nhưng đó là Tết xưa, Tết truyền thống mang hồn dân tộc. Tết nay khác nhiều rồi. Giá mà cái khác ấy theo chiều phát triển, đi lên, giàu có hơn, đẹp và ý nghĩa hơn thì quá tốt. Ai dè, quá nhiều điều xảy ra khiến nhân gian buồn lòng. Buồn nhất là dịp tết, đánh nhau nhiều hơn ngày thường. Mấy ngày tết, đánh nhau tóe máu đầu trên toàn quốc, người chết và bị thương như ngả rạ, bệnh viện cấp cứu bở hơi tai.

5030. Obama và… cái váy đụp

Hình ảnh
Obama và… cái váy đụp T.Nguyên / theo TGTT   VNN  - Và có những đoạn trích ra, xin dành tặng cho mình và những bạn bè còn mải mê cãi nhau liên quan tới chiếc váy đụp hay áo dài ngoài phố. Có hai người bạn, cũng được tiếng hay ho, tài năng và hiểu biết nhiều, bỗng trở mặt thành thù, nói nhau nặng lời vô cùng trên mạng. Hoá ra, chỉ vì bất đồng quan điểm liên quan tới cái đang được gọi là “áo dài cách tân” được các cô gái sổ lồng dịp tết vừa rồi.

5028. Cái "háng" Ngọc Trinh và môi trường sống?

Hình ảnh
Cái "háng" Ngọc Trinh và  môi trường sống? FB Khang Nguyên ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG THẰNG HÈN Mới đây, một thảm họa "nhân tai" (Fomosa) do nhóm lợi ích cấu kết với những kẻ cầm quyền gây ra. Khi đó, rất nhiều tỉnh thành đã đồng loạt xuống đường biểu tình vì môi trường sống, vậy mà cánh báo chí, truyền thông không đưa nổi một tin 'ra hồn' cho sự kiện biểu tình. Ngược lại, khi một người mẫu, ca sĩ này kia ăn mặc có chút hở hang là cả chục tờ báo lao vào xăm soi, Cục này Cục kia lao vào xử phạt.

5026. Văn hóa xuống cấp vì đâu?

Hình ảnh
Văn hóa xuống cấp vì đâu? PNTB Trong những năm gần đây, những ai có lương tri, tâm huyết với đất nước đều bày tỏ sự quan ngại bởi sự xuống cấp nhiều mặt, nhưng đáng chú ý nhất là sự suy thoái nền văn hóa dân tộc. Bởi nếu kinh tế có sa sút, bị tàn phá thì cũng có cơ làm lại, nhưng văn hóa đã ra đi thì khó trở lại. Mất văn hóa là mất hết, bởi Văn hóa là Con người. Chính vì lẽ đó, từ nhiều năm trước, Đảng đã quan tâm và ra nhiều Nghị quyết về văn hóa. Nổi bật là Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (1998). Sau 15 năm, tháng 6 năm 2014, Đảng lại ra Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI. Kèm theo các Nghị quyết là rất nhiều chỉ thị, văn bản, kể cả luật hóa của Nhà nước…

5025. Người Việt nói dối: Con số và viễn cảnh

Hình ảnh
Người Việt nói dối: Con số và viễn cảnh TRƯƠNG KHẮC TRÀ (GDVN) - Theo nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%. LTS: Theo một bài báo mới đây, Giáo sư,Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra tình trạng báo động về   bệnh giả dối  trong xã hội Việt   Nam   hiện nay. Tác giả Trương Khắc Trà gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc các gia đình, xã hội đang vật lộn với các chỉ tiêu kinh tế, đến đồng tiền mà không coi trọng những giá trị đạo đức. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết! Trong một khảo sát được công bố mới đây của nhóm nghiên do Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm chủ trì cho thấy, bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%.

5023. Chúng ta còn lại gì sau khi hủy hoại môi sinh?

Hình ảnh
Chúng ta còn lại gì sau khi hủy hoại môi sinh? Ngóng biển. Những con thuyền nằm trơ trên cát tại một bãi biển ở Thừa Thiên-Huế. Đây là một trong bốn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do xả thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh. (Ảnh: Tom Hoàng/2016) Đất nước tôi, đi từ Bắc vô Nam, hết núi cao là tới những trảng cát dài, rồi sẽ bắt gặp xanh ngát cả một vùng rộng lớn dựng lên trên đất phù sa. Xứ ấy rất đẹp, nhưng đã tới lúc không thể lạc quan thêm được nữa. Như trước Quốc hội ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ta “ đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa ”. Chúng ta hãy nhắc lại câu chuyện về việc môi trường bị tàn phá và hệ quả đổ vỡ văn hóa và niềm tin trong cộng đồng.

5022. Nghệ An: Cặp bánh chưng 7 tạ và gần 1.800 tấn gạo cứu đói

Hình ảnh
Nghệ An: Cặp bánh chưng 7 tạ và gần 1.800 tấn gạo cứu đói Phải mất 20 người để khênh được hai chiếc bánh chưng nặng khoảng 700kg đến sân chính điện. (Ảnh: phapluatplus.vn) PNTB: Thế này thì hết thuốc chữa! Là địa phương vừa xin gạo cứu đói nhiều nhất trong số các tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán 2017, nhưng ra Tết, Nghệ An vẫn tiếp tục làm cặp bánh chưng nặng 7 tạ để dâng mộ.  Sáng 2/2 (mùng 6 Tết Đinh Dậu), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ dâng bánh chưng tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An).