Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục

6148. Học sinh lớp 1 dưới thời anh Nhạ

Hình ảnh
Học sinh lớp 1 dưới thời anh Nhạ PNTB Đầu năm học này, học sinh lớp 1 được anh Nhạ trang bị một bộ sách hoành tráng do Bộ dục in ra với 25 cuốn, trị giá 807.000 đồng. Trong đó Sách Giáo khoa 8 cuốn, sách tham khảo (“nghiên cứu”) 17 cuốn. Vâng, lớp 1 mà như vậy, thì lên đến lớp 10 chắc phải mang ô tô đi chở sách? Sau khi báo Dân trí phản ánh “Đầu năm học, phụ huynh học sinh lớp 1 ‘hụt hơi’ với tiền sách hơn 800.000 đồng” (*), thì Bộ “chữa háy: “ nhà trường không được ép buộc phụ huynh mua cả sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo”. Nhưng cứ trừ 17 cuốn sách tham khảo ra, vẫn còn đến 8 cuốn SGK là điều trước kia không hề có. Chắc anh Nhạ muốn nhồi nhét sách vào đầu các cháu, như kiểu con buôn ở chợ nhồi vịt, để mong cho thế hệ trẻ Việt Nam “theo kịp các cường quốc 5 châu”?… Nhưng không biết ý tưởng của anh Nhạ liệu có khắc phục được tình trạng VN không sản xuất nổi cái đinh ốc, hoặc cái mặt cầu Thăng Long xuống cấp như vừa qua, mà anh Thể phải sang mời TQ chứ VN không làm được? Ở

6071. ĐẠO ĐỨC TẠI CHỨC: TÔI CHÀO THUA!

Hình ảnh
ĐẠO ĐỨC TẠI CHỨC: TÔI CHÀO THUA! (Bài của Chu Mộng Long ) Sắp ăn cơm tối thì nhận hai cuộc điện thoại liên tiếp làm mất cả hứng ăn. Hai cuộc đều của học viên tại chức mở tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Cuộc thứ nhất của học viên nữ, giọng nhã nhặn xin thầy chấm cho chúng em đủ điểm để tốt nghiệp. Cuộc thứ hai của học viên nam, lúc đầu hỏi nhã nhặn, sau tỏ ra gay gắt vì tại sao chúng em đã xin điểm mà thầy không cho. Thì ra hai cuộc này có liên quan với nhau. Cuộc thứ nhất đại diện cho số học viên thi lại xin xỏ, vì xin không được mới có cuộc gọi hai, chuyển từ thái đội nhã nhặn sang gay gắt.

6042. Nhắn các vị phụ huynh học sinh

Hình ảnh
NHẮN CÁC VỊ PHỤ HUYNH HỌC SINH  (Theo Mạc Văn Trang ) Một cô giáo thân quen bảo tôi, phụ huynh học sinh bây giờ bát nháo, có người nhố nhăng lắm... Thầy nên viết một bài về "Người phụ huynh đúng đắn". Tôi thấy ý kiến cô giáo rất đúng, rất cần, nhưng đắn đo, chưa biết viết thế nào. Chợt nhớ ra, không gì bằng nhắn các vị phụ huynh và cả giáo viên đọc và suy ngẫm bức thư Tổng thống Abraham Lincon (một phu huynh) gửi cho  Thầy giáo dạy con mình. Ôi, hơn 150 năm trước Tổng thống nước Mỹ đã yêu cầu Thầy giáo dạy con mình như thế, làm sao nước Mỹ chẳng trở nên vĩ đại! 'XIN THẦY HÃY DẠY CON TÔI" ...  Tổng thống Abraham Lincoln (thứ 16 của Hoa Kỳ, 1809-1865), đã viết thư gửi thầy giáo của con trai với những nội dung mà vẫn còn nguyên giá trị với những thế hệ phụ huynh thời nay.

6039. Cái học

Hình ảnh
Cái học (PNTB) Tiếng ta có “cái làm”, “cái ăn’, “cái nói”, “cái chơi”, “cái học”…. Có lẽ đó là những “cái” để làm người. Có rất nhiều ý kiến về nền Giáo dục Việt Nam hiện nay xoay quanh việc học LÀM NGƯỜI, trước khi trở thành một bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, nhà lãnh đạo xã hội… Hôm nay các cháu nội, cháu ngoại của tôi từ mầm non trở lên kéo nhau đến trường, thấy nói để tập dượt những hình thức đón năm học mới sao cho hoành tráng, mặc dù còn 10 ngày nữa mới khai giảng. Xin đăng một câu chuyện phiếm sưu tầm để chúng ta suy ngẫm về “cái học” bây giờ ở xứ ta. ----------------------      CHUYỆN PHIẾM VỚI MỘT ANH XE ÔM CÔNG NGHỆ ĐÃ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC  (Sưu tầm. Ghi lại câu chuyện của một bác lớn tuổi và một cậu xe ôm công nghệ tốt nghiệp đại học) Bác lớn tuổi bực mình với một cậu Grab Biker: - Sao tao đợi mày ở đây đến 20 phút mà mày cứ nói đến rồi là sao? - Dạ, cháu tưởng số 2 Đồng Khởi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nên cháu đứng đó đợi... - Khổ quá... Mày không bi

6018. Nghịch lý

Hình ảnh
Nghịch lý PNTB Tôi có người bạn khoe, có thằng cháu nội học giỏi lắm, từ đầu chí cuối. Thế mà hôm rồi thi vào lớp 10 không đỗ. Nhà nghèo, bố cháu phải đi làm xa lấy tiền nuôi vợ con. Ở nhà, mẹ cháu suốt ngày lo cho con ăn học. Thấy cháu học giỏi cũng mừng. Ai ngờ vừa rồi trượt lớp 10 khiến cả nhà buồn chán. Cháu ôm mặt khóc… Còn mẹ nó thì quá thất vọng nên đay nghiến, chửi con: “Nhục chưa con ơi, sao mày không đâm đầu xuống sông mà chết đi cho rồi!…”. Thấy con dâu nói vậy, bà nội vội lôi cháu về ở với bà một thời gian cho khuây, kẻo lại cái sảy nảy cái ung, sinh bi kịch khôn lường. Trên truyền thông, nhiều năm nay phản ánh một hiện tượng khá phổ biến là nhiều học sinh khi học thì giỏi nhưng khi thi thì rớt. Điển hình nhất là bài báo của Hoài Nam (báo Dân Trí hôm 3/7) “Nghịch lý: “Học sinh giỏi + đề hay = Điểm thấp ( https://dantri.com.vn/…/nghich-ly-hoc-sinh-gioi-de-hay-diem… )

6013. Xử lý không tiệt nọc là không công bằng.

Hình ảnh
Xử lý không tiệt nọc là không công bằng PNTB Hôm qua báo Giáo dục Việt Nam đã có bài “nhắc nhở” các nhà chức trách (từ Trung ương đến địa phương) về vụ gian lận thi cử năm 2018. Đọc bài báo đó mình rút ra mấy vấn đề cần quan tâm như sau: Ba địa phương (Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình) đều cùng một sai phạm như nhau, nhưng mới có nhõn Sơn La là thấy ‘động cựa’, nhiều nhà giáo, nhà quản lý và cán bộ an ninh trong tỉnh đã bị khởi tố, nghĩa là sắp tới sẽ mang ra xét xử, nhưng còn Hà Giang và Hòa Bình thì vẫn thấy im re.

5995. Lan man về nền giáo dục không giống ai

Hình ảnh
LAN MAN VỀ NỀN GIÁO DỤC KHÔNG GIỐNG AI   PNTB/ 6/5/2019 GIÁO DỤC của chúng ta khác với nhiều nền giáo dục của các nước văn minh. Chúng ta luôn nhằm vào việc thúc đẩy cho trẻ từ mầm non trở lên phải “thi đua học tập” để chiếm đỉnh cao, hơn người. Hầu như gia đình nào cũng chỉ muốn con mình điểm số cao hơn bạn bè, học giỏi nhất thiên hạ. Nhà trường nào cũng luôn tạo ra “phong trào thi đua” để các em học giỏi hơn trường khác. Tựu trung là để có “THÀNH TÍCH”. Có thành tích mới được khen thưởng, nâng lương, thăng chức… Vì thành tích, người ta có thể bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả nói dối, gian lận. Nhà quản lý thì chỉ “bận” đặt ra những “chỉ tiêu”, “tỉ lệ” này nọ để “chỉ đạo”; thầy, cô giáo và phụ huynh thì luôn ép buộc học sinh, con cái theo ý muốn chủ quan của mình. Mục tiêu là phải làm sao cho trẻ ngoan ngoãn, vâng lời.

5944. Nâng điểm trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: Đừng cướp đi 'cơ hội' của những tài năng trẻ

Hình ảnh
Nâng điểm trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: Đừng cướp đi 'cơ hội' của những tài năng trẻ Thứ Tư, 23/01/2019 16:24 PM GMT+7 (Ảnh minh họa: Internet) PNTB: Cách nay gần 13 năm (2006), khi ông Nguyễn Thiện Nhân còn là Ủy viên TƯ đảng, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT (nay đương kim Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM), đã phát động phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Trong cuộc làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh khi 2 trường này tổ chức giao ban tại TP. Vũng Tàu. Ông NTN đã khẳng định như đinh đóng cột: “ Tin rằng 4 năm tới cơ bản giải quyết tiêu cực trong thi cử, cơ bản điều chỉnh bệnh thành tích trong giáo dục ”. Nhưng đến nay đã ba bốn mười hai năm, mà “bệnh” có vẻ càng ngày càng trầm trọng hơn. Có thể nói, chưa bao giờ ngành GD- ĐT Việt Nam lại ê chề về những gian dối hàng loạt trong kỳ thi THPT năm 2018 ở nhiều tỉnh. Đó chỉ là những vụ ‘bị lộ’. Và hôm nay, 23/01/2019 đọ

5940. Chứng chỉ hành nghề buôn phấn

Hình ảnh
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BUÔN PHẤN  (Trích Kim Vân Kiều tân truyện của Chu Mộng Long) Chứng chỉ hành nghề sẽ trở thành một “giấy phép con” trong ngành giáo dục.  (Ảnh giáo viên, học sinh trường tiểu học tại Hà Nội).  Ảnh: I.T (Ảnh Dân Việt) Nhà chứa ngày một đông gái làng chơi nên Tú Bà ngày một chảnh chó. Không cần phải cho người đi mua gái như ngày xưa, mỗi ngày có hàng ngàn gái đến cửa nhà chứa xin việc. Mụ Tú không phải mất tiền mua mà còn được lót tay bạc vạn. Gái đẹp lót ít, gái xấu lót nhiều. Mụ Tú đếm tiền không xuể. Với một lực lượng gái hùng hậu như vậy, Tú Bà bắt đầu nghĩ cách vặt lông nhím ngay trong đội ngũ đang làm việc cho nhà chứa. Khách nước ngoài ngày một đông nên tiêu chuẩn trước tiên phải biết ngoại ngữ. Tú Bà mở ngay một trung tâm ngoại ngữ. Các gái phải nộp học phí để chuẩn hóa ngoại ngữ. Xong một khóa, nhà chứa lại hốt bạc vạn. Gái học xong chỉ cần nói được câu: I dit you.

5927. Những lời cuối cùng nó viết cho mẹ nó

Hình ảnh
Những lời cuối cùng nó viết cho mẹ nó   Một tử tù đang chờ thi hành án, anh cầu xin một điều ước cuối cùng là một cây bút chì và một tờ giấy. Sau khi viết một vài phút, anh nhờ nhân viên bảo vệ nh à tù gửi giúp bức thư này cho người mẹ ruột của mình. Thư viết: Mẹ, nếu có công lý trong thế giới này, con và mẹ nên bị kết án từ hình cùng nhau. Mẹ cũng có tội như con vì những gì con đã làm. Mẹ hãy nhớ lại đi, khi con ăn cắp chiếc xe đạp của thằng bé gần nhà. Mẹ đã giúp con giấu chiếc xe đạp đó đi để bố không nhìn thấy nó. Mẹ có nhớ lần con lấy trộm tiền từ ví của người hàng xóm không? Mẹ đã đi siêu thị mua sắm cùng với con. Mẹ có nhớ ai đã bênh vực con khi con cãi lại bố đến nỗi bố phải bỏ đi không? Bố chỉ muốn sửa dạy con vì con đã gian lận trong bài thi và cuối cũng là con phải bị đuổi học.

5923. Phỏng vấn Chu Mộng Long về ngành dục.

Hình ảnh
PHỎNG VẤN CHU MỘNG LONG VỀ NGÀNH DỤC Bài của Chu Mộng Long Ông hàng xóm vừa sang nhà phỏng vấn nhà giáo Chu Mộng Long. Ông hỏi: - Ông có thấy nhục khi làm nhà giáo không? Tôi hiểu ngay vì sao có câu hỏi sốc đến tận óc ấy. Những sự vụ từ cô giáo quỳ, cô giáo giẻ lau, cô giáo đéo, cô giáo tát... diễn ra trong một thời gian ngắn làm xáo động cả xã hội ngang bằng với trận chung kết bóng đá. Tôi trả lời: - Nhục. Nhục lắm. Chỉ có những thằng chỉ biết vác mặt lên trời tự hào về thành tích giáo dục chưa bao giờ được như bây giờ mới không thấy nhục.

5912. Chuyện lớn hơn cái tát

Hình ảnh
Chuyện lớn hơn cái tát Tác giả: Phạm Quang Long Đáng lo hơn nhiều lần chuyện cô giáo trừng phạt học trò là tìm ra cách ứng xử phù hợp với một hành vi mà theo tôi không hề nhất thời và bột phát. Tôi không té nước theo mưa hay như có người bảo giờ đã rút chân ra khỏi vòng rồi, nói thế nào chả được. Tôi muốn bàn đến chuyện này một cách nghiêm chỉnh. Không ít người đã lên án ngành giáo dục bằng những lời lẽ phẫn nộ. Điều ấy đúng nhưng chưa công bằng. Giáo dục không phải là một vương quốc riêng. Nếu giáo dục (cũng như văn hoá) làm được tất cả những điều tốt đẹp, chống được tham nhũng, ngăn được sự tha hoá của con người... thì những ngành khác nên nghỉ khoẻ, chỉ để lại hai ngành này thôi. Nói thế để thanh minh rằng có một ông Bộ trưởng giỏi hơn ông Nhạ mười lần bây giờ cũng không giải quyết được những căn bệnh trầm kha của giáo dục hiện nay. Nhưng ngành vẫn phải phấn đấu để loại trừ những cái xấu, cái ác là chuyện đương nhiên vì đó là nhiệm vụ xã hội đã giao cho ngành.

5911. TỘI ÁC CỦA SAO ĐỎ, CỜ ĐỎ: TRỜI ĐÁNH KHÔNG CẦN TRÁNH BỮA ĂN

Hình ảnh
TỘI ÁC CỦA SAO ĐỎ, CỜ ĐỎ: TRỜI ĐÁNH KHÔNG CẦN TRÁNH BỮA ĂN TS Chu Mộng Long   Đội Sao đỏ - nỗi ám ảnh của học sinh Tôi vào lớp đúng 7 giờ sáng, thấy sinh viên đang ăn bánh mì hoặc xôi. Hiển nhiên thấy tôi, các sinh viên đó giật mình và vội vàng giấu thức ăn xuống gầm bàn. Tôi cười: - Các con cứ ăn tự nhiên. Vừa ăn vừa học cũng được, ngoại trừ ăn những món có mùi và không được xả rác. Ở các nước văn minh, học sinh vừa ăn vừa học vẫn giỏi. Sinh viên của tôi vẫn không dám lấy ra ăn tiếp. Tôi hỏi vì sao thế, không ăn thì lấy sức đâu  mà học? Một sinh viên rón rén lấy mẩu bánh dở dang ra ăn tiếp và nói:

5909. Sứ mệnh của người thầy

Hình ảnh
Sứ mệnh của người thầy TS Vật lý: Giáp Văn Dương ( PNTB:) Mấy hôm nay dư luận đang dậy sóng về cô giáo ở Quảng Bình bắt các em hs tát một bạn 230 cái vì sợ "mất điểm thi đua", và chính cô tát cái thứ 231, khiến cháu hs lớp 6 phải nhập viện. Đây không phải là hiện tượng cá biệt về sự hành hạ học sinh của giáo viên trong nền giáo dục VN hiện nay. Mấy chục năm nay, GDVN đang có vấn đề phức tạp, nhiều mảng tối, mà Quốc hội cũng mất nhiều thì giờ... Nguyên nhân ở đâu? Phải chăng chúng ta chưa có TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ?  Xin tham khảo ý kiến của TS Vật lý Giáp Văn Dương viết về SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI THẦY.  ----------------------- Tháng 11 năm nay, bên những câu chuyện thường lệ về tình cảm thầy-trò, những người làm giáo dục và quan tâm đến ngành đổ dồn chú ý vào một câu chuyện vĩ mô. Đó là câu chuyện về triết lý giáo dục. Nó ở đâu, là gì, vì sao  tìm hoài chưa thấy ? Triết lý giáo dục là vấn đề đã được xới ra từ ít nhất mười năm trở lại đây, và được cho là nguyên n

5905. Lời nói dối của cô giáo lớp 5

Hình ảnh
LỜI NÓI DỐI CỦA CÔ GIÁO LỚP 5 PNTB: Câu chuyện đọc rơi nước mắt...  Ngày đầu tiên của năm học mới, cô giáo Trương đứng trước tất cả các bạn  học sinh lớp 5, nhìn khắp một lượt và nói rằng: Cô sẽ yêu và đối xử bình đẳng với từng bạn trong lớp mình. Nhưng, đó là một lời nói dối. Điều cô vừa nói là không thể. Cô có ấn tượng không tốt với cậu học sinh ngồi ngay dãy bàn đầu tiên, cậu bé tên là Lý Đức Huệ. Cô Trương phát hiện Lý không thể cùng chơi với các bạn khác. Quần áo của cậu bé rách nát, người bẩn thỉu và thật khó để ai đó có thể yêu quý cậu bé cho được. Ngay cả bản thân cũng rất thích dùng bút đỏ gạch một dấu X to đùng trên vở của cậu bé. Cho đến vài hôm sau, nhà trường yêu cầu giáo viên kiểm tra học bạ của các em học sinh, cô Trương đã cố tình để hồ sơ của Lý xuống dưới cùng. Vậy nhưng khi xem đến hồ sơ của cậu bé, cô giáo đã vô cùng ngạc nhiên.

5863. Giáo dục rối rắm và phức tạp (?)

Hình ảnh
GIÁO DỤC RỐI RẮM VÀ PHỨC TẠP (?) PNTB Giáo dục phức tạp quá! Người ta cãi nhau như mổ bò. Hết chửi ông Bùi Hiền tự nhiên đưa ra đề án cải tiến chữ Quốc ngữ, lại chửi ông Hồ Ngọc Đại về sách Giáo khoa công nghệ… Người thì phe này, người thì phe kia… Ai cũng "có lý" cả. Quả là rối rắm! Tất nhiên, tôi chẳng bênh ông nào về những cái gọi là "khoa học" của các ông. Bởi vì tôi chưa đủ kiến thức để thẩm định những vấn đề thuộc về khoa học… Nhưng về phần NỘI DUNG - cái cốt tử là DẠY NGƯỜI, nghĩa là dạy cho con em chúng ta trở thành người tử tế trong tương lai thì xem ra, sách giáo khoa càng mới càng không bằng sách giáo khoa cũ...

5853. Người mẹ Trung Quốc “bị sốc” với nữ sinh Mỹ ở nhà mình

Hình ảnh
Người mẹ Trung Quốc “bị sốc” với nữ sinh Mỹ ở nhà mình Tác giả: Ngọc Trúc (theo FB Anh Phương) Ảnh chỉ mang tính chất minh họa (Báo TN) KD:   Một câu chuyện về GD rất bổ ích cho các ông bố, bà mẹ người Việt Con gái của một người mẹ Trung Quốc đi học ở trường có chương trình trao đổi học sinh với một trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ, vì vậy có một nữ sinh người Mỹ đã đến sống ở nhà của bà. Trong những ngày tiếp xúc, cô bé này đã gây ấn tượng sâu sắc với bà. Bà cho biết: Lần bất ngờ đầu tiên

5851. Một Tôn giáo mới ở Việt Nam: Đạo Văn

Hình ảnh
MỘT TÔN GIÁO MỚI Ở VIỆT NAM: ĐẠO VĂN Chu Mộng Long   Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có lệnh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và báo cáo “nghi án” đạo văn của Nguyễn Đức Tồn, Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ học, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Phải công nhận quy trình kiểm tra đạo văn của khoa học Việt Nam rất chặt chẽ và bài bản. Hơn mười năm trước, người ta đã từng tố giác vụ đạo văn động trời này. Cũng từng qua Hội đồng chuyên ngành dăm lần bảy lượt rồi qua Hội đồng giáo sư nhà nước, nhưng vẫn chưa thể kết luận được. Nghi án vẫn là nghi án, rất phức tạp, phức tạp hơn vụ ấu dâm ở Vũng Tàu. Nay phó Thủ tướng yêu cầu đến cấp bộ kiểm tra lần nữa để kết luận nghi án này. Có lẽ lần này phải là chuyên gia thật cao cấp mới có thể kết luận được ông Tồn có đạo văn không?

5836. SAI PHẠM CÓ ĐỊNH HƯỚNG?

Hình ảnh
SAI PHẠM CÓ ĐỊNH HƯỚNG? Tác giả: Chu Mộng Long Hôm qua, anh Nhạ bị nhiều đại biểu quốc hội, các trí thức mắng te tát về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông. Lần đầu tiên thấy anh í có nhận trách nhiệm, tất nhiên anh í khó có nhời xin lỗi. Nhiều người trách anh í không biết xin lỗi. Theo tôi, anh í không xin lỗi cũng phải. Vì những sai phạm tại Hà Giang, Sơn La... là lỗi có định hướng của những người có trách nhiệm còn to hơn cả anh í. Bộ trưởng chẳng qua chỉ là người thừa hành công vụ. Phân tích cả hệ thống vấn đề mới thấy sai phạm trong kỳ thi vừa rồi là sai phạm có định hướng. Nhớ những năm đầu gộp hai kỳ thi làm một, việc coi thi, chấm thi Bộ giao cho trường đại học chủ trì. Trường đại học chủ trì chưa hẳn không có tiêu cực, nhưng nó ăn ốc thì nó tự đổ vỏ. Nhưng bỗng dưng năm nay lại giao hẳn quyền ấy cho các sở, và các trường đại học chỉ chờ... đổ vỏ. Mà sở thì đặt dưới quyền của tỉnh, ốc không bị ăn từ trong bếp ăn ra mới là chuyện lạ.

5833. Chuyện thằng ăn cướp

Hình ảnh
CHUYỆN THẰNG ĂN CƯỚP Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo Hình minh họa sưu tầm, không liên quan đến truyện này. PNTB: Truyện hay. Đọc tỉnh cả người. Vú của vợ thằng bạn tôi đột nhiên xuất hiện rất nhiều những nốt đỏ li ti. Tuy không đau và không mưng mủ, nhưng những vết đỏ ấy cứ ngày một lan rộng ra nhiều hơn khiến tôi và vợ thằng bạn tôi rất hoang mang. Khi được tôi thông tin về bệnh tình của vợ mình thì thằng bạn tôi cũng tỏ ra lo lắng không kém, và nó quyết định đưa vợ đi khám. Khám cho vợ nó là một cậu bác sĩ, nghe  nói học rất giỏi và đã từng giành được học bổng toàn phân, à xin lỗi, toàn phần của trường đại học y - người có công nghiên cứu và phát triển phương pháp mổ đẻ nội soi đang được các bà bầu cũng như các chị em trong độ tuổi sinh nở khắp nơi rất quan tâm. Sau khi soi mói, vày vò kỹ lưỡng và đầy trách nhiệm bộ phận phát bệnh của bệnh nhân, thì cậu bác sĩ mới lắc đầu, bảo rằng vợ thằng bạn tôi bị rối loạn nội tiết tố vú, phải cắt vú càng sớm càng tốt. Nế